ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ THU TINH TRÙNG Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH KHÔNG DO TẮC CÓ VI MẤT ĐOẠN GEN AZF
ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ THU TINH TRÙNG Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH KHÔNG DO TẮC CÓ VI MẤT ĐOẠN GEN AZF
Phạm Đức Minh1, Trịnh Thế Sơn1, Đoàn Thị Hằng1, Hoàng Văn Ái1, Nguyễn Ngọc Nhất1, Đặng Đức Trịnh1, Lê Thị Thu Hiền2, Đinh Hữu Việt2
1 Học viện Quân y
2 BV Nam học và Hiếm muộn HN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm chung ở nam giới vô tinh có mất đoạn AZF, đánh giá tỷ lệ thu tinh trùng ở nam giới vô tinh có mất đoạn AZF. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trên 26 nam giới có vi mất đoạn AZF trên các bệnh nhân vô tinh không do tắc tại bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 6 năm 2021. Kết quả: tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 32,5±5,03 tuổi. Trẻ nhất là 26 tuổi, nhiều nhất là 56 tuổi. Thời gian vô sinh trung bình của nhóm nghiên cứu 3,32±1,34, ngắn nhất là 1 năm và dài nhất là 5 năm. Đối với các trường hợp vi mất đoạn gen AZF, tỷ lệ thu được tinh trùng ở vi mất đoạn gen AZFa, AZFb, AZFc lần lượt là 0%, 54,55% và 42,86%. Kết luận: Nghiên cứu này củng cố thêm sự ưu việt của phương pháp micro TESE trên nhóm bệnh nhân vô tinh không do tắc cũng như nêu lên tỷ lệ thu tinh trùng trên từng nhóm vi mất đoạn gen AZF.
Vô sinh ảnh hưởng đến khoảng 7,7% tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản (15-49) trên toàn quốc. Trên thế giới, tỷ lệ vô sinhtrung bình từ 6% -12%. Theo thống kê tại Việt Nam, trong các nguyên nhân vô sinh thì nguyên nhân vô sinh do nam giới chiếm 40%, nguyên nhân do nữ giới 40%, 10% do cả hai người và 10% chưa tìm được nguyên nhân [1]. Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới rất đa dạng, cóthể do số lượng tinh trùng ít, bất thường về mặt hình thái, chức năng, độ di động, mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn, bất thường về mặt di truyền, không có tinh trùngtrong tinh dịch (azoospermia),…Nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch chiếm từ 5-13,8% trong các trường hợp vô sinh do nam giới [2]. Ngoài ra, vô tinh cũng có thể chia thành 2 loại là vô tinh do tắc (obstructive azoospermia) và vô tinh không do tắc (non-obstructive azoospermia) trong đó vô tinh không do tăc xuất hiện khoảng 10% ở bệnh nhân vô sinh nam và chiếm khoảng 60% bệnh nhân vô tinh [3].Gần đây, nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới về mặt di truyền là lĩnh vực đang thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học, đặc biệt ở những bệnh nhân vô tinh không do tắc, có thể kể đến các nguyên nhân như đột biến vi mất đoạn gen AZF, bất thường nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính,..
Nguồn: https://luanvanyhoc.com