ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA THUỐC KHÁNG KẾT TẬP TIỂU CẦU TICAGRELOR TRONG ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA THUỐC KHÁNG KẾT TẬP TIỂU CẦU TICAGRELOR TRONG ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP

Đề cương Luận văn thạc sĩ : ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA THUỐC KHÁNG KẾT TẬP TIỂU CẦU TICAGRELOR TRONG ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP. tai biến mạch máu não (TBMMN) là một bệnh nặng, là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới, chiếm vị trí hàng đầu trong các bênh lí của hệ thần kinh trung ương. Bệnh mang tính chất thời sự và đang là vấn đề cấp thiết của y học đối với mọi quốc gia [17], [20], [26].

TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau ung thư và tim mạch. Trong TBMMN, tỷ lệ nhồi máu não (NMN) chiếm khoảng 80 – 85%, chảy máu não (CMN) khoảng 15 – 20% [15], [16], [17], [19], [20]
Theo thống kê của Tổ chứ y tế thế giới (TCYTTG), mỗi năm có hơn 4,5 triệu người tử vong do TBMMN, riêng châu Á hàng năm tử vong do TBMMN là 2,1 triệu người. Ở Mỹ tỷ lệ bệnh nhân mắc TBMMN là 794/100.000 dân, khoảng 500.000 người bị TBMMN mới mắc hoặc tái phát, gần 200.000 người tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, theo thống kê nghiên cứu dịch tễ học về TBMMN năm 1989 – 1994 của bộ môn Thần kinh Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ bệnh nhân TBMMN là 115,92/100.000 dân, trong đó tỉ lệ mới mắc trung bình hàng năm là 28,25/100.000 dân [27].
Ngày nay nhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học, tỷ lệ tử vong do TBMMN ngày càng giảm đi, tuy nhiên tỷ lệ sống sót với nhiều di chứng còn cao. Chi phí cho chăm sóc sức khỏe và phí tổn của việc mất khả năng lao động do TBMMN hàng năm trên thế giới khá lớn, tại Mỹ ước tính 6 – 9,5 tỷ đô la mỗi năm, Pháp chiếm khoảng 2,5 – 3% tổng chi phí y tế trong cả nước [17]
Chính những điều này đã dẫn đến những nghiên cứu rộng rãi để làm sang tỏ nguyên nhân, bệnh sinh của TBMMN, đồng thời phát triển những can thiệp điều trị cấp tính cũng như dự phòng TBMMN. Trong đó nhồi máu não có tầm quan trọng đặc biệt, can thiệt điều trị sớm, kịp thời có ý nghĩa sống còn và những di chứng sau tai biến.
Thuốc chống kết tập tiểu cầu đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng trên lâm sàng để điều trị cũng như dự phòng đột quỵ thiếu máu não cục bộ, đem lại hiệu quả cao như cải thiện triệu chứng lâm sàng, giảm tái phát, giảm tỉ lệ tử vong, kéo dài tuổi thọ… Điển hình như các thuốc: Aspirin, Clopidogel, Dipyridamol… Theo đó Aspirin làm giảm 22% nguy cơ đột quỵ, NMCT, và tử vong do nguyên nhân mạch máu. Aspirin cũng giúp cải thiện kết cục sau đột quỵ cấp nhưng hiệu quả này chỉ ở mức độ vừa phải và có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não. Clopidogel có hiệu quả cao 33% và an toàn hơn Aspirin. Dipyridamol gần tương tự như Aspirin 19,4% [40].
Ticagrelor là một thuốc chống kết tập tiểu cầu mới, Ticagrelor là dược chất sử dụng đường uống có tác dụng ức chế receptor adenosin diphosphate (ADP) P2Y12 có hồi phục. Liều Ticagrelor là 90 mg, uống 2 lần mỗi ngày có tác dụng ngăn chặn sự kết tập tiểu cầu tốt hơn Clopidogrel và khác với Clopidogrel, Ticagrelor không đòi hỏi phải có sự hoạt hóa quá trình chuyển hóa. Nhờ đó, Ticagrelor có tác động trên tiểu cầu tốt hơn và ổn định hơn so với clopidogrel. Trong thời gian gần đây Ticagrelor, đã được chứng minh tính hiểu quả và an toàn, được đưa vào sử dụng trên lâm sàng. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tính hiệu quả trong chống kết tập tiểu cầu cũng như giảm các biến cố về mạch máu. Nghiên cứu PLATO so sánh hiệu quả của Ticagrelor và Clopidogel trên 18624 bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp trên nền sử dụng Aspirin đã cho thấy hiệu quả vượt trội của Ticagrelor về tác dụng ức chế tiểu cầu nhanh hơn và ổn định hơn. Và hiệu quả vượt trội của Ticagrelor so với Clopidogrel trong việc phòng ngừa những biến cố tim mạch (CV) gây tử vong và không tử vong.Trong nghiên cứu PLATO, ticagrelor hiệu quả hơn clopidogrel trong việc làm giảm các tiêu chí đánh giá hiệu quả gộp, bao gồm tử vong do bệnh tim mạch (CV), nhồi máu cơ tim (MI) và đột quỵ sau biến cố ACS giảm nguy cơ tương đối 16%, giảm nguy cơ tuyệt đối 1.9%; (p=0.0003). Ngoài ra, so với Clopidogrel, Ticagrelor làm giảm riêng biệt tỉ lệ tử vong do tim mạch giảm nguy cơ tương đối 21% ; giảm nguy cơ tuyệt đối 1.1% ; (p=0.0013) và do nhồi máu cơ tim giảm nguy cơ tương đối 16%; giảm nguy cơ tuyệt đối 1.1(p=0.0045). Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa về các biến cố xuất huyết nặng giữa Ticagrelor và Clopidogrel trong nghiên cứu PLATO (p =0.4336). Xuất huyết nội sọ được báo cáo ở 26 bệnh nhân (0.3%) ở nhóm sử dụng Ticagrelor và 14 bệnh nhân (0.2%) trong nhóm dùng Clopidogrel (p=0.06) (Wallentin 2009). Chính điều này đã hướng tới việc sử dụng Ticagrelor trong điều trị tai biến nhồi máu não cấp/TIA để tăng hiệu quả điều trị đột quỵ, cải thiện triệu chứng lâm sàng, dự phòng tái phát, giảm tỉ lệ tử vong.
Trên cơ sở đó chúng tôi muốn được nghiên cứu về vai trò của thuốc kháng kết tập tiểu cầu Ticagrelor trong điều trị tai biến nhồi máu não giai đoạn cấp, với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tai biến thiếu máu não cục bộ cấp tính.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị trong thời gian nằm viện, biến chứng chảy máu. Tỷ lệ tử vong và tỉ lệ tái phát sau 4 tháng (120 ngày) điều trị bằng thuốc Ticagrelor ở bệnh nhân tai biến thiếu máu não cục bộ/TIA, với liều đầu tiên 180mg và duy trì mỗi 12 giờ là 90mg (liều duy trì hàng ngày là 90mg x 2 lần).
3. Đánh giá độ an toàn của thuốc.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TÌNH HÌNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 4
1.1.1. Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới 4
1.1.2. Tình hình tai biến mạch máu não ở Việt Nam 5
1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ TUẦN HOÀN NÃO 6
1.2.1 Đặc điểm giải phẫu động mạch tưới não 6
1.2.2. Cơ chế tự điều hoà cung lượng máu não 7
1.2.3. Sinh lý bệnh nhồi máu não 8
1.3. ĐỊNH NGHĨA, NGUYỄN NHÂN VÀ PHÂN LOẠI TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 9
1.3.1 Định nghĩa tai biến mạch máu não 9
1.3.2. Nguyên nhân nhồi máu não. 9
1.3.3. Phân loại nhồi máu não 10
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TAI BIẾN NHỒI MÁU NÃO 11
1.4.1. Cơ chế bệnh sinh của nhồi máu não 11
1.4.2. Triệu chứng lâm sàng của nhồi máu não 12
1.4.3. Triệu chứng cận lâm sàng của nhồi máu não 13
1.4.4. Các thể lâm sàng của nhồi máu não 15
1.4.5. Các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu não 16
1.4.6. Chẩn đoán nhồi máu não 17
1.4.7. Điều trị nhồi máu não 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 25
2.1.2. Tiêu chí loại trừ 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.2.1.Đánh giá các đắc điểm lâm sang và cận lâm sàng 30
2.2.2. Phương pháp thống kê 33
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢN NGHIÊN CỨU 35
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN, KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment