Đánh giá vai trò tạo hình chữ Z ở trên đường viền da – môi đỏ trong phương pháp Millard mổ khe hở môi một bên toàn bộ
Khe hở môi (KHM) và khe hở vòm miệng (KHVM) là loại dị tật bẩm sinh hay gặp ở vùng hàm mặt. Trên thế giới, tỷ lệ trẻ mắc dị tật bẩm sinh tuỳ theo vùng địa lý và dân tộc, tỷ lệ mắc chung khoảng từ 1- 2/1000 [64]. Tại Việt Nam, theo thống kê của Mai Đình Hưng (1984) tại bệnh viện Bảo vệ Bà vệ trẻ sơ sinh Hà nội tỷ lệ này là 1/1211. Tại thành phố Hồ Chí Minh , trong 10 năm (1976- 1986) tại bệnh viện Phụ sản, tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh KHM và VM chiếm 2/1000 [6], [9], [10]
Các loại khe hở môi và vòm miệng gây nên những thay đổi về cấu trúc giải phẫu, ảnh hưởng rất lớn đến chức năng (phát âm, ăn uống), thẩm mỹ, tác động đến tâm lý của trẻ. Phẫu thuật tạo hình môi, mũi nhằm phục hồi chức năng, thẩm mỹ mang lại nụ cười cho trẻ là nhiệm vụ của nghành Y nói chung và chuyên nghành Răng Hàm Mặt nói riêng.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, cùng với việc phát triển của chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thì có nhiều phương pháp tạo hình KHM được đề xuất và ngày càng hoàn thiện. Nhiều phẫu thuật viên trên thế giới dày công nghiên cứu và sáng tạo nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau. Các đường rạch luôn thay đổi từ đường thẳng, đường cong đến đường zich zăc, các loại vạt từ vạt tứ giác, tam giác đến vạt xoay – đẩy và cả những cải tiến của từng phương pháp nữa.
Ở nước ta, với sự giao lưu với các đoàn phẫu thuật quốc tế ngày càng được mở rộng, các phẫu thuật viên cũng sớm nắm bắt, áp dụng các phương pháp phẫu thuật và có một số biến đổi nhằm đem lại kết quả hoàn thiện cho bệnh nhân. Phương pháp Millard là một phương pháp được các phẫu thuật viên ưa sử dụng vì nhiều ưu điểm của nó:
> Nối được cơ vòng môi theo đúng giải phẫu
> Cuộn tròn cánh mũi
> Sẹo sau mổ tự nhiên, được ngụy trang tốt
> Phần tổ chức được tận dụng tối đa (ít cắt bỏ)
Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm:
> Không bù được chiều cao da môi
> S ẹo co kéo sau phẫu thuật làm hếch cung Cupidon lên trên
Saunder D.E. (1986) cho rằng có 62% BN được tạo hình môi bằng phương pháp vạt xoay đẩy bị ngắn chiều cao môi [19]
Để giải quyết nhược điểm đó của phương pháp Millard, người ta kết hợp với tạo hình chữ Z ở ngay trên đường viền da – môi đỏ. Đây là phương pháp Millard cải tiến, tuy nhiên vẫn còn ít nghiên cứu nào đề cập tới kết quả phẫu thuật của phương pháp này. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài ”Đánh giá vai trò tạo hình chữ Z ở trên đường viền da – môi đỏ trong phương pháp Millard mổ khe hở môi một bên toàn bộ ” với những mục tiêu sau:
1. Mô tả lâm sàng nhóm bệnh nhân Khe hở môi một bên toàn bộ được phẫu thuật bằng phương pháp Millard có sử dụng tạo hình chữ Z ở trên đường viền da – môi đỏ.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nhóm bệnh nhân trên tại Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm môi- mũi 3
1.1.1. Sơ lược giải phẫu môi mũi bình thường 3
1.1.2. Phôi thai học qúa trình hình thành môi- vòm miệng 7
1.1.3. Thay đổi giải phẫu khe hở môi trên toàn bộ một bên 8
1.1.4. Cơ chế hình thành khe hở môi- vòm miệng 10
1.1.5. Phân loại khe hở môi- vòm miệng 11
1.2. Lịch sử phẫu thuật môi 15
1.2.1. Lịch sử phẫu thuật môi trên Thế giới 15
1.2.2. Lịch sử phẫu thuật môi ở Việt Nam 18
1.3. Kỹ thuật tạo hình môi theo phương pháp Millard 19
1.3.1. Mô tả kỹ thuật vạt xoay đẩy 19
1.3.2. Kỹ thuật tạo hình chữ Z 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Địa điểm 23
2.1.2. Thời gian 23
2.1.3. Cỡ mẫu 23
2.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 23
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Chuẩn bị bệnh nhân 23
2.2.2. Phương pháp phẫu thuật tạo hình môi theo Millard cải tiến 25
2.2.3. Phương pháp theo dõi và đánh giá kết quả sau phẫu thuật 29
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 34
2.3. Đạo đức nghiên cứu 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Những thống kê chung 35
3.1.1. Phân bố theo giới 35
3.1.2. Phân bố theo vị trí 36
3.1.3. Tuổi can thiệp phẫu thuật 36
3.2. Đánh giá trước mổ: 37
3.2.1. Mức độ chênh lệch chiều cao gờ nhân trung 37
3.2.2. Mức độ biến dạng cánh mũi 38
3.2.3. Cầu da (Simonart’s band) ở khe hở môi toàn bộ 39
3.2.4. Tổn thương khe hở cung răng kèm theo 40
3.2.5. Tổn thương khe hở vòm miệng kèm theo 40
3.3. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật 41
3.3.1. Đánh giá kết quả gần 41
3.3.2. Đánh giá kết quả xa 43
3.4. Kết quả sau PT 49
Chương 4. BÀN LUẬN 50
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU…. 50
4.1.1. Về giới tính 50
4.1.2. về bên bị khe hở môi 50
4.1.3. Tuổi phẫu thuật 51
4.1.4. Tỷ lệ khe hở môi toàn bộ một bên kèm theo khe hở vòm miệng,
khe hở cung hàm 52
4.1.5. Mức độ biến dạng môi-mũi 53
4.2. Kết quả phẫu thuật bằng phương pháp Millard kết hợp với tạo hình chữ
Z ở đường viền da – môi đỏ 54
4.2.1. Kết quả sớm sau mổ 54
4.2.2. Kết quả sau 6 tháng phẫu thuật 55
4.3. Kỹ thuật của phương pháp Millard cải tiến 62
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích