Đánh giá việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2014
Đánh giá việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2014.Nước là một thành phần quan trọng không thể thiếu trên trái đất cũng như trong cơ thể mỗi con người. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, mọi nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu nước uống cần phải được đáp ứng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất, chi phí hợp lý nhất và nước uống đóng chai là mặt hàng được lựa chọn để đáp ứng cho nhu cầu này, thay thế nước mưa, nước máy hay nước giếng khoan nấu chín.
Nước uống đóng chai (NUĐC) là sản phẩm nước được sử dụng để uống trực tiếp, có thể có chứa khoángchất và carbon dioxyd (CO2) tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên đóng chai và không chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ chất nào khác [5].
Đây thực sự là một mặt hàng siêu lợi nhuận mà chi phí đầu tư không cao và đã trởnên phổ biến ở khắp mọi nơi. Từ nhà trẻ, lớp mẫu giáo đến hộ gia đình, trường học, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, công trường, bệnh viện,…đâu đâu cũng thấy sự tồn tại của NUĐC với nhiều nhãn hiệu, chủng loại, giá cả khác nhau, làm cho người tiêu dùng khó phân biệt. Chính vì thế, vấn đề chất lượng NUĐC trở thành mối quan tâm của tất cả mọi người.
Hiện nay, toàn quốc có 4.956 cơ sở sản xuất NUĐC. Năm 2013, trong số 3.569 cơ sở được kiểm tra, có đến 40,4% cơ sở vi phạm về điều kiện ATTP; trong số 849 mẫu, phát hiện 119 mẫu không đạt (14%), trong đó có 107 mẫu (12,6 %) không đạt chỉtiêu về vi sinh như E.coli hay Pseudomonas aeruginosa – trực khuẩn mủ xanh – một loại vi trùng có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp đã kháng nhiều loại thuốc kháng sinh phẩm[19].
Hà Nội là thành phố đứng thứ 2 cả nước về số lượng cơ sở sản xuất NUĐC (291 cơ sở). Theo đánh giá chung, ngoài các hãng nước giải khát có uy tín, chịu đầu tư nhà xưởng và máy móc theo tiêu chuẩn, còn đại đa số các cơ sở sản xuất tư nhân đều chật hẹp, tạm bợ, nhếch nhác và không đảm bảo vệ sinh môi trường sản xuất. Còn bình, chai chủ yếu được tái sử dụng, rửa bằng xà phòng nên độ pH rất cao. Khoảng 30% vi 2khuẩn có trong nước ngầm, nguy hiểm nhất là E.coli – luôn có sẵn trong nước giếng khoan – không được khử triệt để sẽ tồn tại trong nước “tinh khiết” rồi vào cơ thể người gây bệnh. Chưa kể đến hàm lượng các chất độc hại như asen có trong nước giếng khoan không được xử lý triệt để, dẫn tới chất lượng nước không đảm bảo gây ra những tác hại nghiêm trọng trước mắt và lâu dài đối với người sử dụng. Kết quả kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất NUĐC trên địa bàn Hà Nội 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy: trong số 43 cơ sở được kiểm tra, có 18 cơ sở (41,8%) vi phạm các điều kiện vềATTP, trong số 34 mẫu có 5 mẫu (14,7%) nhiễm vi sinh vật [13].
Trong số 29 đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn Hà Nội, Hoàng Mai là quận có nhiều cơ sở sản xuất NUĐC nhất (38 cơ sở, chiếm 13%). Ngoài 5 phường nội thành, Hoàng Mai chủ yếu là các xã ngoại thành thuộc huyện Thanh Trì mới được sát nhập nên dân trí vẫn còn thấp, thói quen, lối sống vẫn mang đậm nét nông thôn nên sẽảnh hưởng nhiều đến kiến thức, thực hành của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.Câu hỏi cần đặt ra là việc chấp hành các quy định về ATTP của các cơ sở này như thế nào? điều kiện ATTP tại đây có đảm bảo không? Chất lượng NUĐC như thế nào?
Hoạt động duy trì ATTP tại các cơ sở sản xuất NUĐC và việc thực hiện công tác thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý tại đây như thế nào?
Với những lý do trên và để đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm NUĐC sản xuất trên địa bàn quận Hoàng Mai một cách toàn diện, chính xác, góp phần vào công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường công tác quản lý, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2014”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung:
Đánh giá việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2014
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn quận Hoàng Mai năm 2014.
2. Đánh giá chất lượng nước uống đóng chai về một số chỉ tiêu vi sinh, hóa học tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn quận Hoàng Mai năm 2014.
3. Mô tả hoạt động duy trì ATTP của các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai và việc thực hiện công tác thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý ATTP trên địa bàn quận Hoàng Mai năm 2014
MỤC LỤC Đánh giá việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2014
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………………… i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………………….. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………………. vi
DANH MỤC BẢNG ……………………………………………………………………………………….. vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ …………………………………………………………………………………… vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………… viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………….. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………….. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………….. 4
1.1. Thực phẩm, an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm …………………………………. 4
1.2. Định nghĩa nước uống đóng chai ………………………………………………………………… 5
1.3. Các quy định về an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất nước uống đóng
chai ……………………………………………………………………………………………………………… 6
1.4. Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai ………. 11
1.5. Quy trình sản xuất nước uống đóng chai ……………………………………………………. 12
1.6. Thực trạng an toàn thực phẩm nước uống đóng chai trên thế giới và tại Việt
Nam ……………………………………………………………………………………………………………. 15
1.7. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ………………………………………………………………….. 23
1.8. Cây vấn đề ……………………………………………………………………………………………… 24
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………….. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………….. 26
2.3. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………………. 26
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………………….. 26
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………………….. 28
2.6. Các biến số nghiên cứu, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá………………………………… 30
iv
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………………………………… 33
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………… 34
2.9. Hạn chế, sai số và cách khắc phục sai số ……………………………………………………. 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………… 37
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ………………………………………………….. 37
3.2. Đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất NUĐC …………….. 38
3.3. Đánh giá chất lượng NUĐC về một số chỉ tiêu vi sinh, hóa học ……………………. 48
3.4. Mô tả hoạt động duy trì bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất NUĐC và việc
thực hiện công tác thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý ………………………………………. 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………….. 63
4.1. Thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất NUĐC ………….. 63
4.2. Thực trạng chất lượng NUĐC về một số chỉ tiêu vi sinh, hóa học …………………. 70
4.3. Hoạt động duy trì ATTP sau khi được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
và việc thực hiện công tác thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý ATTP…………………… 73
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………. 80
1. Thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất NUĐC …………….. 80
2. Chất lượng NUĐC về một số chỉ tiêu vi sinh, hóa học …………………………………… 80
3. Hoạt động duy trì ATTP của các cơ sở sản xuất NUĐC và việc thực hiện công tác
thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý ………………………………………………………………….. 80
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………….. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………… 84
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………………. 89
Phụ lục 1. Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm TP Hà Nội, Trung tâm Y tế và Phòng Y tế quận Hoàng Mai ……………………….. 89
Phụ lục 2. Hướng dẫn phỏng vấn sâu chủ cơ sở sản xuất nước uống đóng chai ………. 91
Phụ lục 3. Thước đo các tiêu chí đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm …………………. 93
đối với cơ sở sản xuất NUĐC …………………………………………………………………………… 93
v
Phụ lục 4. Bảng kiểm đánh giá điều kiện ATTP tại cơ sở sản xuất NUĐC …………….. 95
Phụ lục 5: Hướng dẫn quan sát theo bảng kiểm …………………………………………………… 98
Phụ lục 6. Một số đặc điểm về các loại vi sinh vật và nitrit, nitrat ……………………….. 100
Phụ lục 7: Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………………… 104
Phụ lục 8: Kinh phí nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 111
Phụ lục 9: Biên bản giải trình chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn ………………………………. 112
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Phương pháp thu thập thông tin ……………………………………………………… 28
Bảng 3. 1. Loại hình sản phẩm và nguồn nước sản xuất (N=38) ………………………… 37
Bảng 3. 2. Quy mô của các cơ sở sản xuất NUĐC (N=38) ……………………………….. 38
Bảng 3. 3. Hồ sơ, giấy tờ liên quan (N=38) …………………………………………………….. 39
Bảng 3. 4. Điều kiện vệ sinh cơ sở (N=38) ……………………………………………………… 41
Bảng 3. 5. Yêu cầu về bố trí, thiết kế nhà xưởng và phòng chiết rót (N=38) ……….. 42
Bảng 3. 6. Yêu cầu về nhà vệ sinh (N=38) ……………………………………………………… 43
Bảng 3. 7. Điều kiện vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ (N=38) ……………………………… 44
Bảng 3. 8. Quy trình súc rửa vỏ bình, (N=38) …………………………………………………. 44
Bảng 3. 9. Điều kiện vệ sinh cá nhân (N=38) ………………………………………………….. 45
Bảng 3. 10. Yêu cầu vệ sinh đối với những người làm việc trong phòng chiết rót
(N=38) ……………………………………………………………………………………………………….. 47
Bảng 3. 11. Bảng tổng hợp đánh giá chung về điều kiện ATTP ………………………… 47
Bảng 3. 12. Mức độ ô nhiễm vi sinh vật (N=38) ……………………………………………… 49
Bảng 3. 13. Mức độ ô nhiễm nitrit, nitrat (N=38) …………………………………………….. 49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Đánh giá chung về hồ sơ, giấy tờ ……………………………………………….. 40
Biểu đồ 3. 2. Đánh giá chung về điều kiện vệ sinh cá nhân ………………………………. 46
Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ cơ sở sản xuất NUĐC đạt điều kiện ATTP ………………………….. 48
Biểu đồ 3. 4. Tỷ lệ ô nhiễm VSV và hóa học trong sản phẩm thành phẩm NUĐC . 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2014
Tài liệu tiếng việt
1. Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP (2013), Báo cáo công tác an toàn thực phẩm năm 2013, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (1996), Quyết định số 2802-QĐ/TĐC ngày 07/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6191-1:1996 Chất lượng nước – Phát hiện và đếm sốbào tử vi khuẩn kỵ khí khử sunfit (clostridia), Phần 2: Phương pháp màng lọc.
3. Bộ Y tế (2009), Báo cáo tình hình quản lý chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm hoạt động nước uống đóng chai và kiến nghị các giải pháp quản lý, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2009), QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Bộ Y tế (2010), QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai ban hành kèm theo Thông tư 34/2010/TT-BYT ngày 02/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
6. Bộ Y tế (2011), Tài liệu kiểm soát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
8. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 của Bộ Y tếquy định về điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm.
9. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tếhướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
10. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước
85khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
11. Bùi Trọng Chiến (2008), “Nên hiểu đúng về vai trò của E.Coli và Coliforms trong giám sát nước và thực phẩm”, Viện Pasteur Nha Trang, Bộ Y tế.
12. Cao Văn Thu (2008), Vi sinh vật học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
13. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo kết quảthực hiện công tác kiểm tra, giám sát chuyên đề nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010, Hà Nội.
14. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo kết quảkiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước giải khát trên địa bàn thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2013, Hà Nội.
15. Chính phủ (2006), Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa.
16. Chính phủ (2012), Nghị định số 07/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
17. Chính phủ (2012), Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
18. Chính phủ (2013), Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
20. Cục An toàn thực phẩm (2013), Báo cáo Kết quả thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở Bếp ăn tập thể, nước uống đóng chai trong 6 tháng đầu năm 2013.
21. Cục An toàn thực phẩm (2013), Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013. 86
22. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2010), Kết quả thanh tra, hậu kiểm chất lượng ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai và bếp ăn tập thểtháng 6-7 năm 2010, Hà Nội.
23. Cục Quản lý Cạnh tranh (2008), Báo cáo kết quả khảo sát chất lượng nước đóng chai tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tình lân cận của Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương, Hà Nội.
24. Konami, So sánh máy lọc nước Nano và RO, tại trang web http://konami.vn/sosanh-may-loc-nuocnano-va-ro/2466/, truy cập ngày 20/12/2013.
25. Lọc nước Thiên Sơn, Quy trình sản xuất nước uống đóng bình, tại trang web http://locnuocthienson.com.vn/uy-trinh-san-xuat-nuoc-uong-dong-chai-dongbinh.html, truy cập ngày20/12/2013
26. Ohido, Lợi nhuận khi đầu tư kinh doanh lọc nước đóng bình, tại trang web http://ohido.vn/Desktop.aspx/Chitiet/khachhanghoi/Loi_nhuan_khi_dau_tu_kinh_doanh_loc_nuoc_dong_binh/, truy cập ngày 20/12/2013
27. Phạm Trần Khánh (2012), Đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm tại các cơ sởsản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2012
28. Quốc hội (2010), Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 1-2.
29. Quỳnh Chi, Nước uống tinh khiết đóng bình: Siêu bẩn, siêu lợi nhuận, tại trang web http://www.baomoi.com/Nuoc-uong-tinh-khiet-dong-binh-Sieu-ban-sieuloi-nhuan/45/12069333.epi, truycập ngày 22/12/2013.
30. Trần Đáng (2007), Thực trạng và giải pháp an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
31. Trần Đáng (2007), An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
32. Trần Đáng (2007), Ngộ độc thực phẩm, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
33. Trần Thị Ánh Hồng và cộng sự (2011), Nghiên cứu chất lượng nước uống đóng chai về mặt vi sinh vật trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2011, Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị khoa học ATVSTP lần thứ 6-2012, Bộ Y tế 87
34. Trần Thị Mai và cộng sự (2005), Điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất và chất lượng vệ sinh an toàn nước uống đóng chai tại thành phố Buôn Ma Thuật năm 2005, Kỷ yếu Hội nghị khoa học ATVSTP lần thứ 3-2005, Nhà xuất bản Y học
35. Trần Thị Thanh Nga (2011), Khảo sát chất lượng nước đóng chai sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2011, Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị khoa học ATVSTP lần thứ 6-2012, Bộ Y tế
36. Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh (2008), Chất lượng nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2008, Hội nghị khoa học ATVSTP lần thứ 5-2009, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội