Đánh giá việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2016
Đánh giá việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2016.Nước là tài nguyên cần thiết cho sự sống, gắn liền với sự phát sinh và phát triển của mọi sinh vật, đặc biệt là đối với con người. Trong tự nhiên có nhiều nguồn nước có thể cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và ăn uống của con người như: nước mưa, nước bề mặt hay nước ngầm… Một số nguồn nước được đưa vào sử dụng ngay, một số được xử lý thành nước máy hoặc chế biến thành các sản phẩm nước uống phân phối đến người dân tùy thuộc điều kiện kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của từng vùng miền. Song, trong thời đại phát triển đất nước cùng với sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc phải tạo ra một nguồn nước uống đảm bảo vệ sinh tiện lợi, không mất nhiều thời gian và tiết kiệm công sức là cần thiết, điều này khiến nhu cầu về nước uống đóng chai (NUĐC) trong cộng đồng trở nên cấp thiết. Hiện nay NUĐC đã trở thành một mặt hàng siêu lợi nhuận mà chi phí đầu tư không cao. Chính vì thế hàng loạt các cơ sở sản xuất (CSSX) NUĐC ra đời gây ra một sự bùng nổ về số lượng và vượt ra ngoài tầm quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hầu hết các CSSX NUĐC đầu tư về máy móc, dây chuyền công nghệ, quy trình xử lý không đầy đủ và sản xuất NUĐC không đảm bảo điều kiện vệ sinh, chất lượng thấp nhằm thu lợi nhuận cao nhất, bất chấp việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng [36].
Hiện nay, toàn quốc có 4.956 cơ sở sản xuất NUĐC. Năm 2013, trong số3.569 cơ sở được kiểm tra, có đến 40,4% cơ sở vi phạm về điều kiện ATTP; trong số 849 mẫu, phát hiện 119 mẫu không đạt (14%), trong đó có 107 mẫu (12,6 %) không đạt chỉ tiêu về vi sinh như E. Coli hay Pseudomonas aeruginosa – trực khuẩn mủ xanh – một loại vi trùng có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp đã kháng nhiều loại thuốc kháng sinh phẩm [1]. Tốc độ phát triển của các cơ sở sản xuất NUĐC trên địa bàn tỉnh Bình Phước rất nhanh. Đến cuối năm 2016 đã có trên 90 CSSX NUĐC công bố chất lượng và đang hoạt động tại 11 huyện, thị xã. Tuy nhiên, quy trình sản xuất phần lớn là thủcông, đặc biệt là đối với các cơ sở được xây dựng và lắp đặt thiết bị trước năm 2009 với quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu và cơ sở vật chất chưa được đầu tư đầy đủ, vì 2vậy chất lượng của NUĐC vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Qua đó, chúng ta thấy rằng công tác quản lý an toàn thực phẩm các sản phẩm NUĐC cũng không kém phần phức tạp. Việc khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý NUĐC của các CSSX là một việc làm cần thiết tại thời điểm này.
Câu hỏi cần đặt ra là công tác quản lý về ATTP của các cơ sở SXNUĐC trên địa bàn Bình Phước như thế nào? Hoạt động duy trì ATTP tại các cơ sở sản xuất NUĐC và việc thực hiện công tác thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý tại đây như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý SXNUĐC.
Để đánh giá hoạt động quản lý an toàn thực phẩm NUĐC sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Phước một cách toàn diện, chính xác, góp phần vào công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường công tác quản lý, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2016”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2016.
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Bình Phước
MỤC LỤC Đánh giá việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2016
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………………… iii
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………………………… iv
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ……………………………………………………………………. iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………………. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………………….1
MỤC TI ÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………..3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………………….4
1.1. Một số khái niệm, định nghĩa trong nghiên cứu …………………………………………..4
1.2. Nội dung quản lý an toàn thực phẩm nước uống đóng chai ………………………….5
1.3. Quy định về điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất NUĐC ………………………..9
1.4. Quy định về chất lượng sản phẩm NUĐC tại cơ sở SX ……………………………. 11
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ATTP cơ sở NUĐC ………………………. 12
1.6. Thực trạng an toàn thực phẩm NUĐC trên thế giới và tại Việt Nam ………… 13
1.7. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu …………………………………………………………………. 19
1.8. Khung lý thuyết……………………………………………………………………………………….. 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………… 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………. 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiê n cứu ……………………………………………………………. 25
2.3. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………………. 26
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………….. 26
2.5. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………………………… 26
2.6. Các biến số trong nghiên cứu …………………………………………………………………… 28
2.7. Các thước đo, tiêu chuẩn đánh giá……………………………………………………………. 29
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………………………………… 33
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………….. 33
2.10. Hạn c hế, sai số và các h khắc phục s ai số………………………………………………… 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………. 35
3.1. Thông tin chung về đối tượng nhiên cứu ………………………………………………….. 35
ii
3.2. Đánh giá việc quản lý an toàn thực phẩm nước uống đóng chai ……………….. 37
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý an toàn thực phẩm NUĐC ………….. 45
3.4. Hoạt động duy trì bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất NUĐC …………….. 50
3.5. Thuận lợi, khó khăn trong việc đảm bảo ATTP tại các cơ sở và các đề xuất
đối với cơ quan quản lý về ATTP …………………………………………………………………… 53
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………….. 55
4.1. Đánh giá việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất nước
uống đóng chai……………………………………………………………………………………………….. 55
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ATTP nước uống đóng chai ……………… 59
4.3. Hạn chế của nghiê n cứu …………………………………………………………………………… 65
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………….. 66
1. Mô tả việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất NUĐC ……. 66
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở
sản xuất nước uống đóng chai ………………………………………………………………………… 66
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………… 67
1. Đối với Cục An toàn thực phẩm, Ủy Ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế ………………… 67
2. Đối với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bình Phước…………………………….. 67
TÀI LIỆU TH AM KHẢO…………………………………………………………………………………… 68
Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin thực hiện quy trình chuyên môn …………………… 71
Phụ lục 2: Phiếu thu thập thông tin kết quả thực hiện và một số yếu tố ảnh hưởng
quản lý ATTP NUĐC ………………………………………………………………………………………… 73
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu c án bộ lãnh đạo Chi cục……………………………. 76
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu c án bộ lãnh đạo Phò ng Y tế huyện/thị xã….. 77
Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu c hủ cơ sở sản xuất nước uống đóng chai…… 79
Phụ lục 6: Các biến số trong nghiên cứu …………………………………………………………….. 81
Phụ lục 7: Các biểu mẫu dùng trong quản lý NUĐC …………………………………………… 87
Phụ lục 8: Bảng mã hóa phỏng vấn sâu …………………………………………………………….. 110
Phụ lục 9: Chỉ đạo, giám sát của cấp trên………………………………………………………….. 111
Phụ lục 10: Biên bản giải trình chỉnh sửa.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nội dung đánh giá thực hiện quy trình chuyê n môn ……………………………. 30
Bảng 3.1. Số đối tượng tham gia nghiên cứu ………………………………………………………. 35
Bảng 3.2. Thông tin về đối tượng thực hiện quản lý an toàn thực phẩm ……………… 36
Bảng 3.3. Thực hiện quy trình cấp giấy c hứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP …… 37
Bảng 3.4. Thực hiện quy trình cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng………. 39
Bảng 3.5. Thực hiện quy trình cấp giấy xác nhận kiến thức ………………………………… 40
Bảng 3.6. Đánh giá thực hiện công tác tuyên tr uyền ATTP năm 2016 ………………… 44
Bảng 3.7. Số Đoàn chỉ đạo, giám sát về công tác an toàn thực phẩm năm 2016 ….. 46
Bảng 3.8. Yếu tố trang thiết bị; Cơ sở vật chất……………………………………………………. 48
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1. Khung lý thuyết …………………………………………………………………………………….. 22
Biểu đồ 3.1. Đánh giá quản lý điều kiện ATTP (n=90)……………………………………….. 38
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thực hiện quản lý công bố chất lượng sản phẩm (n=90) ………… 40
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP ( n=95)…. 42
Biểu đồ 3.4. Đánh giá thực hiện quy trình kiểm tra (5 đợt) …………………………………. 43
Biểu đồ 3.5. Đánh giá thực hiện chỉ tiêu thanh, kiểm tra ATTP (n=90) ………………. 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt Đánh giá việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2016
1. Ban chỉ đạo Liên ngành Trung ương về ATTP (2013), Báo cáo công tác An toàn thực phẩm năm 2013, Hà Nội.
2. Báo cáo (2016), Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm 2017, Chi cục ATVSTP Trà Vinh.
3. Báo cáo (2016), Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017, Chi cục ATVSTP Vũng Tàu.
4. Báo cáo (2016), Báo cáo triển khai các hoạt động ATTP năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ 2017, Chi cục ATVSTP Bình Định.
5. Bộ Y tế (2009), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số 01: 2009/BYT.
6. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
7. Bộ Y tế (2012), Thông tư 15/2012/TT-BYT Quy định về điều kiện chung bảo
đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
8. Bộ Y tế (2012), Thông tư 16/2012/TT-BYT Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
9. Bộ Y tế (2012), Thông tư 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 về hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
10. Bộ Y tế (2012), Thông tư 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 về quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
11. Bộ Y tế (2014), “Quản lý trang thiết bị kỹ thuật Y tế trong bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, tr. 169-182”.
12. Bộ Y tế (2014), “Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNTBCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm”.
13. Bộ Y tế (2015), “Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bô Y tế”.
14. Bộ Y tế (2016), “Quyết định số 4988/QĐ-BYT ngày 19/06/2016 về việc ban hành 04 Quy trình thanh tra an toàn thực phẩm”.
15. Cao Thanh Diễm Thúy (2015), Đánh giá “Tỉ lệ nhiễm vi sinh vật trong nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, việc chấp hành các quy định về bảo đảm VSATTP tại các cơ sở sản xuất NUĐC còn kém, công tác quản lý của các địa phương đối với NUĐC còn chưa chặt chẽ.
16. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2016), Báo cáo công tác giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2016, Sở Y tế Bình Phước.69
17. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bình Dương (2016), Báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương “Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017”.
18. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (2016), “Báo cáo của Chi cục ATVSTP Hà Nội 13/8/2016 về việc “Hậu kiểm tra các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai từng bị phát hiện vi phạm ATVSTP”.
19. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chuyên đề nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010, Hà Nội.
20. Chính phủ (2011), “Quyết định số 1256/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực Chi cục”.
21. Chính phủ (2012), Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
22. Cục An toàn thực phẩm (2016), Công tác kiểm tra An toàn thực phẩm Nước uống đóng chai, TP Hồ Chí Minh năm 2016.
23. Nghị định (2011), “Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 TLTK quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức trong các cơ sở công lập”.
24. Nghị định (2012), Nghị định 34/2012/NĐ-CP về chế độ phụ cấp công vụ
nhằm quy định về chế độ phụ cấp công vụ đối với cán bộ, công chức, người
hưởng chủ biên.
25. Ngô Thị Xuân (2014), “Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”, Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Thương mại.
26. Nguyễn Thị Phương Mai (2014), Đánh giá việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
28. Phạm Trần Khánh (2012), Đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2012.
29. Quốc Hội (2010), Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày
17/6/2010, chủ biên, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 1-2.
30. Quyết định (2014), “Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg TLTK của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành”.
31. Quyết định (2015), “Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập”.70
32. Quyết định (2016), “Quyết định số 553/QĐ-UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước ngày 10 tháng 03 năm 2016”.
33. Sở Y tế Nghệ An (2016), Báo cáo Đoàn Thanh tra ngày 22/02/2016, đã tiến hành kiểm tra 56 cơ sở sản xuất nước uống đóng bình, đóng chai.
34. Thông tư (2014), “Thủ tục Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với tổ chức và cá nhân theo Thông tư 47/2014/TT-BYT”.
35. Trần Thị Ánh Hồng (2012), “Nghiên cứu chất lượng nước uống đóng chai về mặt vi sinh vật trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2011”, Tạp chí Y học thực hành. 842, tr. 135