Đánh giá việc sử dụng aciclovir truyền tĩnh mạch trong điều trị viêm não do virus Herpes simplex
Luận văn Đánh giá việc sử dụng aciclovir truyền tĩnh mạch trong điều trị viêm não do virus Herpes simplex tại một bệnh viện tuyến trung ương.Đánh giá sử dụng thuốc là một quy trình khép kín của các hoạt động khảo sát, can thiệp và đánh giá tác động của can thiệp trong điều trị một bệnh/nhóm bệnh với một thuốc/nhóm thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý. Đánh giá can thiệp giúp chỉ ra những tác động của can thiệp đến thực trạng tiêu thụ và điều trị bằng thuốc, là tiền đề cho thực hành lâm sàng và những can thiệp tiếp theo trong quy trình đánh giá sử dụng thuốc.
Trong các tháng cuối năm 2012 – đầu năm 2013, khoa Dược một bệnh viện tuyến trung ương nhận thấy có sự tăng mạnh lượng aciclovir truyền tĩnh mạch (aciclovir IV) cấp phát cho các khoa nội trú. Aciclovir IV là một thuốc có giá thành tương đối cao. Tại bệnh viện này, thuốc được sử dụng phổ biến nhất với chỉ định điều trị viêm não do virus Herpes Simplex (HSE), một tình trạng bệnh lý đe dọa tính mạng và có nguy cơ để lại di chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân dù đã điều trị khỏi. Liệu pháp điều trị bằng aciclovir IV liều cao sử dụng dài ngày đã được chứng minh về hiệu quả và tính an toàn cho bệnh nhân mắc HSE. Vì vậy, việc đảm bảo lợi ích vượt trội trong cân bằng lợi ích/chi phí cho bệnh nhân nghi ngờ nhiễm HSE đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trước thực tế đó, Hội đồng Thuốc và Điều trị (HĐT&ĐT) đã cùng khoa Dược tiến hành đánh giá tình hình sử dụng aciclovir IV [3], thực hiện một số biện pháp can thiệp bao gồm nhắc nhở, khảo sát tình hình sử dụng thuốc (tháng 4/2013), tổ chức Hội thảo khoa học (tháng 8/2013), xây dựng và ban hành Hướng dẫn điều trị (HDĐT) chính thức (ngày 10/01/2014) để định hướng cho việc sử dụng hợp lý aciclovir IV tại bệnh viện. Việc đưa ra HDĐT chính thức được xem là can thiệp chính của HĐT&ĐT, dự đoán sẽ có những tác động lên tình hình tiêu thụ và sử dụng aciclovir IV tại bệnh viện.
Nhằm đánh giá tác động của các can thiệp này, nghiên cứu “Đánh giá việc sử dụng aciclovir truyền tĩnh mạch trong điều trị viêm não do virus Herpes simplex tại một bệnh viện tuyến trung ương” được tiến hành với 2 mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá tác động của các biện pháp can thiệp của Hội đồng Thuốc và Điều trị đến tình hình tiêu thụ aciclovir truyền tĩnh mạch tại bệnh viện
2. Đánh giá tác động của can thiệp chính của Hội đồng Thuốc và Điều trị đến việc tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh viêm não do virus Herpes simplex bằng aciclovir truyền tĩnh mạch về chỉ định, điều trị và giám sát điều trị tại bệnh viện.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về aciđovừ truyền tĩnh mạch trong điều trị viêm não do virus
Herpes simplex 3
1.1.1. Viêm não do virus Herpes simplex 3
1.1.11. Đặc điểm dịch tễ học 3
1.1.1.2. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp 3
1.1.1.3. Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán 3
1.1.1.4. Các xét nghiệm vi sinh phục vụ chẩn đoán xác định 4
1.1.2. Vài nét về aciclovir 5
1.1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của aciclovir 6
1.1.2.2. Cấu trúc hóa học 6
1.1.2.3. Đặc điểm dược động học của aciclovir 6
11.2.4. Đặc tính dược lực học của aciclovir 6
1.1.3. Aciclovir truyền tĩnh mạch trong điều trị viêm não do virus Herpes simplex 7
1.1.3.1. Sử dụng aciclovir truyền tĩnh mạch trong điều trị viêm não do virus Herpes
simplex 7
11.3.2. Chỉ định aciclovir truyền định và giám sát hiệu quả điều trị 7
11.3.3. Phản ứng có hại của thuốc 8
1.2. Tổng quan về đánh giá sử dụng thuốc trong điều trị 8
1.2.1. Sử dụng thuốc hợp lý và vị trí của đánh giá sử dụng thuốc trong sử dụng
thuốc hợp lý 8
1.2.2. Đánh giá sử dụng thuốc trong điều trị 10
1.2.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đánh giá sử dụng thuốc 10
1.2.2.2. Quy trình đánh giá sử dụng thuốc 10
1.2.2.3. Mục tiêu, vai trò của chương trình đánh giá sử dụng thuốc 12
1.2.3. Các hoạt động đánh giá sử dụng thuốc dẫn đến thay đổi sử dụng thuốc
trong bệnh viện 13
CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 1: Đánh giá tác động của các biện pháp can thiệp đến tình hình tiêu thụ aciclovir truyền tĩnh mạch tại bệnh viện.. 15
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 2: Đánh giá tác động của can thiệp
chính đến việc tuân thủ Hướng dẫn điều trị bệnh viêm não do virus Herpes simplex bằng aciclovir truyền tĩnh mạch tại bệnh viện 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1. Đánh giá tác động của các biện pháp can thiệp đến tình hình tiêu thụ
aciclovir truyền tĩnh mạch tại bệnh viện 16
2.2.2. Đánh giá tác động của can thiệp chính đến việc tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh viêm não do virus Herpes simplex bằng aciclovir truyền tĩnh mạch tại
bệnh viện 18
2.3. Tính toán và xử lý số liệu 19
2.3.1. Cách tính toán một số chỉ tiêu nghiên cứu 19
2.3.2. Xử lý số liệu 25
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đánh giá tác động của các biện pháp can thiệp đến tình hình tiêu thụ aciclovir truyền tĩnh mạch tại bệnh viện 26
3.1.1. Tác động của các biện pháp can thiệp đến tình hình tiêu thụ aciclovir
truyền tĩnh mạch trên toàn bệnh viện 26
3.1.2. Tác động của các biện pháp can thiệp đến tình hình tiêu thụ aciclovir
truyền tĩnh mạch của các khoa phòng tại bệnh viện 28
3.2. Đánh giá tác động của can thiệp chính đến việc tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh viêm não do virus Herpes simplex bằng aciclovir truyền tĩnh mạch về
chỉ định, điều trị và giám sát điều trị tại bệnh viện 31
3.2.1. Chọn mẫu và đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 31
3.2.2. Tác động của can thiệp chính đến việc tuân thủ về chỉ định aciclovir truyền
tĩnh mạch 34
3.2.3. Tác động của can thiệp chính đến việc tuân thủ về sử dụng aciclovir truyền
tĩnh mạch 35
3.2.4. Tác động của can thiệp chính đến việc tuân thủ về giám sát điều trị với
aciclovir truyền tĩnh mạch 36
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO