Đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn
Luận văn thạc sĩ quản lý công Đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn.Cán bộ, công chức, viên chức là những người làm việc trong bộ máy chính trị có vị trí vô cùng quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức nói chung và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng gồm nhiều nội dung từ tuyển dụng, bố trí, phân công, điều động, thuyên chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật,..vv.. Mỗi nội dung có vai trò quan trọng khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, đánh giá là một nội dung rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến quá trình tuyển chọn, bố trí, sửdụng, tạo động lực cho viên chức.
Ngành Y tế là một ngành đặc thù, bởi ngành này liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của con người. Do vậy việc phát triển nguồn nhân lực y tế có vaitrò đặc biệt quan trọng. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã trở thành vấn đề cốt lõi của quốc gia, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm từ khâu phòng bệnh đến chữa bệnh, bảo đảm sứ mệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập và phát triển, Ngành Y tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh. Đó là sự gia tăng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở tất cả các tuyến từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Cùng với đó là sự gia tăng về đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm việc trong ngành y tế. Nhờ sự nỗ lực, đồng lòng, đoàn kết, đội ngũ viên chức y tế đã có những thành công, đóng góp quan trọng vào sự phát triển đất nước, nâng cao đời sống, chất lượng sức khỏe người dân. Tuy nhiên, sự thay đổi không ngừng của đất nước cũng tạo ra nhiều hạn chế trong việc quản lý. Có thể kể đến như: Việc đào tạo, tuyển dụng cho đến sử dụng đội ngũ viên chức y tế còn bất cập; vấn đề đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội; việc đánh giá, phân loại viên chức tại bệnh viện chưa được chú trọng,…. Đây là những vấn đề đặt ra, cần tìm ra cách giải quyết nhằm xây dựng được một đội ngũ viên chức ngành y tế đủ năng lực và trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện nay.
Nhận xét một cách tổng quát, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nước ta trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức hiện nay xét về số lượng, chất lượng và cơ cấu còn nhiều mặt chưa ngang tầm với yêu cầu của xã hội tiên tiến.
Công tác quản lý viên chức nói chung và quản lý viên chức trong lĩnh vực y tế nói riêng còn một số hạn chế và bất cập. Việc đánh giá, phân loại viên chức tại các bệnh viện công lập còn chưa đảm bảo khoa học, khách quan từ đó dẫn đến chất lượng viên chức chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Việc đánh giá mang nặng cảm tính, chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn, chưa phản ánh đúng năng lực, trình độ của viên chức. Kết quả đánh giá mang nặng tính bình quân, ít chú trọng đến hiệu quả công việc, nội dung này chiếm một phần khá khiêm tốn trong nhiều nội dung đánh giá; làm mờ đi vai trò đánh giá trong hoạt động quản trị nhân lực.
Nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá viên chức, với tất cả các lý do trên, cùng với quá trình nghiên cứu thực trạng đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ quản lý công cho bài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nguồn nhân lực là nguồn lực đặc biệt quan trọng trong tổ chức, bởi vậy công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện.
Trong những năm qua, đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Một số văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu liên quan đến đánh giá viên chức và các luận văn đã nghiên cứu về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức:
Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại CBCC, VC; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP dùng chung cho tất cả CBCC, VC nên tác giả luận văn tổng quan tình hình nghiên cứu bao gồm cả những tác giả, nghiên cứu về đánh giá CBCC, VC. [16], [17]
Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ban hành ngày 13 tháng 8 năm 2020. [18] Sách chuyên khảo “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay” của tác giả Tô Tử Hạ, Nxb. Chính trị Quốc gia (1998). [26] Đề tài khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu khoa học cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam” năm 2006 của tác giả Nguyễn Trọng Điều. [25] Đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới phương pháp đánh giá công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước” năm 2011 của tác giả Hà Quang Ngọc. [39] Đề tài khoa học cấp cơ sở “Đánh giá, phân loại và quản lý giảng viên ở Học viện Hành chính” của tác giả Vũ Duy Yên (2008). [47]
Tác giả Nguyễn Thế Trung (2016) với tác phẩm: Đánh giá và sử dụng cán bộtrong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số tháng 5/2016. [45] Tác giả Lê Thị Vân Hạnh (2008) với tác phẩm: “Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn mô hình đánh giá và trả lương dựa trên thực thi công việc”, Đề tài khoa học cấp khoa. [35] Tác giả Phạm Ngọc Bích (2017) với luận văn thạc sĩ “Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội”, Học viện hành chính Quốc Gia. [14] Tác giả Hà Duy Hào (2018) với luận án tiến sỹ kinh tế “Mối quan hệ giữa công bằng trong đánh giá thực hiện công việc và kết quả làm việc của người lao động – nghiên cứu tại các doanh nghiệp Hà Nội”, trường ĐH Kinh tế quốc dân. [27] Tác giả Hà Thị Châm (2020) với đề tài luận văn thạc sĩ “Đánh giá viên chức các phòng chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội” của trường Học viện Hành chính Quốc gia. [19]
Nhằm góp phần khái quát lại cơ sở lý luận về đánh giá viên chức tại Việt
Nam nói chung và đánh giá viên chức y tế từ thực tiễn Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn nói riêng, là một viên chức đang công tác tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn, đứng trước những vấn đề cấp thiết của ngành như đã nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
– Mục đích nghiên cứu:
Căn cứ lý luận đánh giá viên chức và thực tiễn hoạt động đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn, đánh giá các ưu điểm và hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá viên chức ngành y tế làm việc tại các bệnh viện công lập, qua đó đề xuất các giải pháp phug hợp nhằm hoàn thiện đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn.
– Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá viên chức.
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù ngành y.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng của việc đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua.
+ Đề ra một số giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao hoạt động đánh giá viên chức y tế tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
– Đối tượng nghiên cứu: Viên chức tại bệnh viện, hoàn thiện đánh giá viên nchức.
– Phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng: Viên chức làm việc tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn, gồm: viên chức khối hành chính phục vụ và viên chức chuyên môn đặc thù.
+ Về mặt không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn.
+ Về mặt thời gian: đề tài nghiên cứu hoạt động đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn từ năm 2018 đến năm 2020. Từ đó, đề ra phương hướng, kế hoạch về đánh giá viên chức giai đoạn 2021-2025.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
– Phương pháp luận:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên việc vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; chủ nghĩa Mác – Lênin và nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh cùng quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở lý luận của Luật Viên chức, Luật Lao động và các văn bản pháp luật liên quan đến thi đua, khen thưởng của ngành y tế.
– Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp được thực hiện bằng thu thập thông tin, hệ thống các khái niệm và luận điểm, cơ sở lý thuyết về đánh giá công chức, viên chức từ các công trình nghiên cứu, các tài liệu của các tác giả.
Luận văn cũng nghiên cứu các tài liệu là các văn bản pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật như luật, nghị quyết, nghị định, thông tư, kế hoạch, hướng dẫn, (Liên quan tới thủ tục, khen thưởng hiện hành)…của các cơ quan Đảng và Nhà nước để làm căn cứ pháp lý cho việc phân tích các khái niệm liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp này áp dụng để phân tích các số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát.
+ Phương pháp so sánh, đánh giá các kết quả đánh giá viên chức y tế qua các năm từ năm 2018-2020.
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi: điều tra xã hội học với 53 phiếu gắn với 53 viên chức làm việc tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn
+ Các phương pháp khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
– Ý nghĩa lý luận:
Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá viên chức, cung cấp những lý giải nhằm làm rõ một số vấn đề, tồn tại, nhược điểm liên quan đến công tác đánh giá viên chức nói chung và ở Bệnh viện Phục hồi chức năng nói riêng.
– Ý nghĩa thực tiễn:
Từ những phân tích về thực trạng đánh giá viên chức tại Bệnh viện, luận văn chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp để công tác đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn đạt hiệu quả cao nhất.
Sản phẩm nghiên cứu còn có thể là tài liệu tham khảo có ích cho những người tham gia vào việc xây dựng các chiến lược và quản lý công tác đánh giá viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là các bệnh viện công lập.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Chương 2: Thực trạng đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơ
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………………….. ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………… vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG………………………………………………………………………… vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ……………………………………………………… viii
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..1
Chƣơng 1:…………………………………………………………………………………………………….7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP………………………………………………………………………………………………….7
1.1. Khái quát chung về viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập……………………..7
1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập, khái niệm viên chức ………………..7
1.1.2. Vị trí, vai trò của viên chức tại bệnh viện công lập…………………………….9
1.1.3. Đặc điểm của viên chức tại bệnh viện công lập……………………………….11
1.2. Khái quát chung về đánh giá viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập ………13
1.2.1. Khái niệm đánh giá viên chức……………………………………………………….13
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc đánh giá viên chức …………………………………..16
1.2.3. Mục đích, nguyên tắc đánh giá viên chức……………………………………….17
1.3. Nội dung, quy trình đánh giá viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập………19
1.3.1. Chủ thể đánh giá viên chức …………………………………………………………..19
1.3.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá viên chức …………………………………………20
1.3.3. Quy trình đánh giá viên chức ………………………………………………………..23
1.3.4. Phương pháp đánh giá viên chức …………………………………………………..25
1.3.5. Sử dụng kết quả đánh giá viên chức……………………………………………….28
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập……30
1.4.1. Yếu tố khách quan……………………………………………………………………….30
1.4.2. Yếu tố chủ quan…………………………………………………………………………..31
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ……………………………………………………………………………..33
TIEU LUAN MOI download : skknchat123@gmail.comiv
Chƣơng 2:…………………………………………………………………………………………………..34
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG TỈNH LẠNG SƠN……………………………………………………………….34
2.1. Tổng quan về Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn……………………….34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển………………………………………………….34
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức …………………………………………35
2.1.3. Số lượng, cơ cấu, trình độ viên chức tại bệnh viện …………………………..39
2.2. Thực trạng đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn
…………………………………………………………………………………………………………………..44
2.2.1. Chủ thể đánh giá………………………………………………………………………….44
2.2.2. Về nội dung và tiêu chí đánh giá……………………………………………………45
2.2.3. Về quy trình đánh giá …………………………………………………………………..52
2.2.4. Về phương pháp đánh giá……………………………………………………………..56
2.2.5. Kết quả đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá viên chức ………………….59
2.3. Nhận xét chung về công tác đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức
năng tỉnh Lạng Sơn ………………………………………………………………………………………64
2.3.1. Ưu điểm……………………………………………………………………………………..64
2.3.2. Hạn chế………………………………………………………………………………………67
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế …………………………………………………..69
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ……………………………………………………………………………..70
Chƣơng 3:…………………………………………………………………………………………………..71
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH
LẠNG SƠN ………………………………………………………………………………………………..71
3.1. Định hướng xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức tại Bệnh viện Phục hồi
chức năng tỉnh Lạng Sơn……………………………………………………………………………….71
3.2. Giải pháp nhằm khắc phục hạn chế hiện nay về đánh giá viên chức tại Bệnh
viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn ………………………………………………………….72
TIEU LUAN MOI download : skknchat123@gmail.comv
3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác đánh giá của các chủ thể đánh giá tại
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn ………………………………………….72
3.2.2. Nâng cao vai trò của các cấp lãnh đạo, các đoàn thể, đảng bộ, chi bộ
trong công tác đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng
Sơn……………………………………………………………………………………………………..74
3.2.3. Hoàn thiện về nội dung và tiêu chuẩn đánh giá tại Bệnh viện Phục hồi
chức năng tỉnh Lạng Sơn……………………………………………………………………….75
3.2.4. Hoàn thiện phương pháp đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi
chức năng tỉnh Lạng Sơn……………………………………………………………………….85
3.2.5. Mở rộng dân chủ, công khai minh bạch kết hợp với ý kiến đánh giá của
người bệnh…………………………………………………………………………………………..87
3.2.6. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và cụ thể hóa chính sách,
pháp luật về đánh giá viên chức để làm căn cứ đánh giá viên chức …………….89
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất của cá nhân đối với cơ quan Trung ương và Địa
phương nhằm khắc phục hạn chế hiện nay về đánh giá viên chức nói chung cũng
như ngành y và tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn nói riêng…………90
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ……………………………………………………………………………..92
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………95
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………..9
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu viên chức của bệnh viên Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn năm 2018 đến năm 2020 ……………………………………………………………………….39
Bảng 2.2. Cơ cấu viên chức theo bộ phận………………………………………………………..40
Bảng 2.3. Cơ cấu viên chức theo phòng/khoa trong Bệnh viện PHCN tỉnh Lạng Sơn
…………………………………………………………………………………………………………………..40
Bảng 2.4. Cơ cấu viên chức của từng Phòng/Khoa theo trình độ chuyên môn tại
Bệnh viện PHCN tỉnh Lạng Sơn…………………………………………………………………….43
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các tiêu chí đánh giá viên chức…51
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2018-2020 ………………………………………………………………………………59
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá viên chức theo Phòng/Khoa tại Bệnh viện PHCN tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2018-2020 ………………………………………………………………………60
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát đánh giá viên chức các phòng, khoa về Hiệu quả của
Quy trình đánh giá viên chức hằng năm tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Tỉnh
Lạng Sơn …………………………………………………………………………………………………….63
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về tác động của việc đánh giá đối với viên chức các
phòng chức năng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Tỉnh Lạng Sơn …………………..64
Bảng 3.1. Đề xuất các tiêu chí và trọng số cho các tiêu chí đánh giá viên chức
chuyên môn ngành y …………………………………………………………………………………….80
Bảng 3.2. Đề xuất các tiêu chí và trọng số cho các tiêu chí đánh giá viên chức hành
chính…………………………………………………………………………………………………………..81
Bảng 3.3. Đề xuất các tiêu chí và trọng số cho các tiêu chí đánh giá đối với viên
chức lãnh đạo quản lý……………………………………………………………………………………83
viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ/ Sơ đồ Trang
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu viên chức tại Bệnh viện PHCN tỉnh Lạng Sơn ……………………41
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu theo viên chức theo trình độ chuyên môn tại Bệnh viện PHCN
tỉnh Lạng Sơn ………………………………………………………………………………………………42
Biểu đồ 2.3. Kết quả đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2018-2020 ………………………………………………………………………60
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn ……………38
Sơ đồ 2.2. Kế hoạch đánh giá viên chức các Khoa, các Phòng bệnh viện…………….5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com