ĐÁP ỨNG VỀ NHÂN LỰC, GIƯỜNG BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2017-2019
ĐÁP ỨNG VỀ NHÂN LỰC, GIƯỜNG BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2017-2019
Phạm Thái Phong1,, Tạ Văn Trầm1, Trần Thị Đức Hạnh
Đặt vấn đề: sự thay đổi về cơ cấu gánh nặng bệnh tật và tử vong đòi hỏi hệ thống y tế cũng phải có những đáp ứng, thay đổi phù hợp cả về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và khả năng cung ứng dịch vụ. Mục tiêu: phân tích thực trạng đáp ứng về nhân lực, giường bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang giai đoạn 2017-2019. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Thu thập số liệu thông qua hồ sơ bệnh án, phần mềm quản lý bệnh viện, văn bản báo cáo về mô hình bệnh tật, nhân lực, giường bệnh tại bệnh viện. Kết hợp phỏng vấn sâu 8 cuộc với các đối tượng khác nhau. Kết quả: số lượng nhân viên thiếu khoảng 50% so với Thông tư 08. Tỷ lệ nhân viên y tế/giường bệnh từ 0,6 – 0,7 thấp hơn nhiều so với định biên tối thiểu của Thông tư số 08. Nguồn nhân lực hiện nay chưa đáp ứng được với mô hình bệnh tật. Bệnh viện chưa đáp ứng được giường bệnh cho người bệnh điều trị nội trú. Đặc biệt tại một số khoa Nội Thần kinh, Nội B, Ung Bướu. Đã kê bổ sung thêm 83 giường, đảm bảo cho công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 110%. Có 07/18 số khoa trong bệnh viện có công suất sử dụng giường bệnh >100%. Kết luận: nhân lực và giường bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang trong giai đoạn 2017-2019 chưa đáp ứng được với mô hình bệnh tật.
Sự thay đổi về cơ cấu gánh nặng bệnh tật và tử vong đòi hỏi hệ thống y tế cũng phải có những đáp ứng, thay đổi phù hợp cả về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và khả năng cung ứng dịch vụ. Trong điều kiện đất nước ta còn nhiều khó khăn, đầu tư cho y tế mặc dù ngày càng tăng trong những năm gần đây (2013: 118.326 tỷ đồng; năm 2014: 137.691 tỷ đồng) nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển chung của y tế toàn quốc cũng như nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân [1]. Việc xác định mô hình bệnh tật giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách toàn diện, đầu tư cho công tác phòng chống bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng bước hạ thấp tối đa tần suất mắc bệnh và tỉ lệtử vong cho cộng đồng, nâng cao sức khỏe nhân dân.Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang là bệnh viện hạng I trực thuộc sở Y tế với 1000 giường bệnh kế hoạch và trên 1400 giường thực kê. Trong nhiều năm qua, trung bình mỗi năm thực hiện được hơn 65.000 lượt điều trị nội trú, hơn 650.000 lượt khám và điều trị ngoại trú, trên 1500 lượt khám bệnh hằng ngày
Chi tiết bài viết
Từ khóa
mô hình bệnh tật, nhân lực, giường bệnh, Tiền Giang.
Tài liệu tham khảo
1. Đoàn Văn Chính. Xu hướng biến đổi của mô hình bệnh lý huyết học và một số đáp ứng về nguồn lực tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương giai đoạn 2010 – 2014 [Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện]: Đại học Y tế công cộng; 2015.
2. Lê Minh Đức, Đàm Thị Tuyết. Thực trạng nguồn nhân lực Bệnh viện Đa khoa huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang: Tạp chí Y học thực hành số 8/2017; 2015.
3. Trần Thanh Huyền. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú và đáp ứng về nhân lực, giường bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015 – 2017. Hà Nội: Trường Đại học Y tế công cộng; 2018.
4. Hoàng Đình Khiếu. Thực trạng nguồn nhân lực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 [Luận án chuyên khoa cấp II]: Đại học Y Dược Thái Nguyên; 2015.
5. Lương Ngọc Khuê. Thực trạng nguồn nhân lực Bệnh viện Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010: Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh số 15; 2011.
6. Bùi Văn Thanh, Đàm Thị Tuyết. Thực trạng nguồn nhân lực Bệnh viện A Thái Nguyên: Tạp chí y học thực hành số 8/2017; 2017.
7. Hà Tiến Quang. Thực trạng nguồn nhân lực của Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực đến năm 2016 [Luận án Chuyên khoa II]: Đại học Y – Dược Thái Nguyên; 2012.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com