DI CHỨNG THẦN KINH VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ NON THÁNG XUẤT VIỆN TỪ ĐƠN VỊ HỒI SỨC SƠ SINH

DI CHỨNG THẦN KINH VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ NON THÁNG XUẤT VIỆN TỪ ĐƠN VỊ HỒI SỨC SƠ SINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC DI CHỨNG THẦN KINH VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ NON THÁNG XUẤT VIỆN TỪ ĐƠN VỊ HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG.Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 2003 đến 2007 tỉ lệ trẻ sinh non trên toàn thế giới là 9,6%, trong đó tỉ lệ sinh non ở Đông Nam Á là 11,1% [35], [145]. Trong 10 trẻ được sinh ra có 1 trẻ non tháng, năm 2005 thế giới có 12,9 triệu trẻ non tháng được sinh ra, đến năm 2010 có 15 triệu trẻ non tháng, số trẻ sinh non ngày càng tăng đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu [162].

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới tỉ lệ trẻ non tháng có tuổi thai từ 32-36 tuần là 80% và đa số trẻ nhóm này sống sót được chủ yếu nhờ sựchăm sóc của y tế, khoảng 20% còn lại trẻ có tuổi thai nhỏ hơn 32 tuần có tỉ lệ tử vong cao. Trẻ non tháng có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, viêm ruột hoại tử, xuất huyết não, thiếu máu, còn ống động mạch, bệnh võng mạc non tháng, bệnh phổi mạn tính [56]. Hậu quả của non tháng gây tử vong cho 1,1 triệu trẻ mỗi năm, chiếm 27% trong các nguyên nhân tử vong sơ sinh [98].
Báo cáo của tổng cục dân số Việt Nam năm 2011 có 1,2 triệu trẻ được sinh ra [15], như vậy trung bình mỗi năm có thêm 120.000 trẻ non tháng là gánh nặng rất lớn cho Hồi sức sơ sinh. Nghiên cứu của Tăng Chí Thượng năm 2008 tại Bệnh viện Nhi đồng 1 non tháng chiếm 31,7% các bệnh lý của Hồi sức sơ sinh [11].
Từ năm 2000 đến nay, với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực Hồi sức sơ sinh, tỉ lệ sống sót trẻ sơ sinh non tháng tăng lên. Tại Bệnh viện Từ Dũ tử vong chung của trẻ non tháng nhẹ cân năm 2009 là 5,6% [9]. Tỉ lệ tử vong của nhóm trẻ cân nặng 1500-1999g trong năm 2000 là 12,46%, giảm còn 2,09% vào năm 2009 [19]. Tuy nhiên cùng với tăng khả năng sống sót sau
Hồi sức sơ sinh, số trẻ còn sống có các hậu quả muộn hay di chứng cũng tăng, đặc biệt là di chứng thần kinh. Các di chứng thần kinh bao gồm: di chứng2 thần kinh trung ương: bại não và não úng thủy; di chứng thần kinh cảm giác: điếc, mù và suy giảm thị lực; di chứng phát triển thần kinh: chậm phát tâm thần vận động, rối loạn hành vi, trí tuệ và học tập kém.Theo Goldenberg tỉ lệ di chứng thần kinh ở trẻ non tháng đến 50% [70]. Nếu mức độ di chứng nhẹ trẻ có thể phát triển trưởng thành nhưng có thể lực và trí tuệ kém. Nếu di chứng nặng, trẻ bị tàn tật và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Đơn vị Hồi sức sơ sinh thuộc khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang là đơn vị Hồi sức sơ sinh cấp 2B có thể cứu sống trẻ non tháng có cân nặng lúc sinh trên 1000g và lớn hơn 28 tuần tuổi thai. Thống kê năm 2009 đơn vị Hồi sức sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang đã tiếp nhận điều trị cho 145 trẻ sơ sinh non tháng. Những trẻ non tháng sống sót xuất viện sau Hồi sức sơ sinh sẽ bị di chứng gì? Sẽ tăng trưởng phát triển như thế nào về thể chất, trí tuệ? Chúng ta cần làm gì để theo dõi và giúp đỡ cho
các trẻ này? Để trả lời các câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm theo dõi các di chứng thần kinh, sự phát triển và tăng trưởng của trẻ non tháng sau xuất viện cho đến 12 tháng tuổi (tuổi điều chỉnh), song song với nghiên cứu sẽ hướng dẫn can thiệp về dinh dưỡng và điều trị các di chứng. Từ kết quả nghiên cứu này sẽ bước đầu đưa ra những định hướng, kế hoạch khả thi và các yếu tố tiên lượng giúp quản lý, theo dõi trẻ non tháng sau xuất viện tốt hơn.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ các di chứng thần kinh: mắt, bại não, não úng thủy, điếc,
chậm phát triển tâm thần vận động ở nhóm trẻ non tháng trong 12 tháng
theo dõi.
2. Mô tả đặc điểm phát triển tâm thần vận động và xác định tỉ lệ chậm phát triển tâm thần vận động ở nhóm trẻ non tháng tại thời điểm 12 tháng tuổi điều chỉnh.
3. Mô tả đặc điểm tăng trưởng và xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng của nhóm trẻ non tháng cho đến 12 tháng tuổi điều chỉnh.
4. Xác định mối liên quan giữa mức độ non tháng với chậm phát triển tâm thần vận động và với suy dinh dưỡng của trẻ tại thời điểm 12 tháng tuổi điều chỉnh

MỤC LỤC DI CHỨNG THẦN KINH VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ NON THÁNG XUẤT VIỆN TỪ ĐƠN VỊ HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Bảng đối chiếu các chữ viết tắt Anh – Việt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………..4
1.1 Lịch sử phát triển và nhiệm vụ của chương trình theo dõi trẻ sơ sinh
non tháng ………………………………………………………………………………………..4
1.2 Các vấn đề cơ bản về hậu quả của non tháng ………………………………………6
1.3 Tình hình nghiên cứu di chứng thần kinh và tăng trưởng ở trẻ
non tháng ………………………………………………………………………………………33
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………40
2.1 Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………..40
2.2 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………..40
2.3 Thu thập dữ kiện ……………………………………………………………………………43
2.4 Phân tích dữ kiện……………………………………………………………………………52
2.5 Vấn đề y đức trong nghiên cứu………………………………………………………..54
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………55
3.1 Mô tả đặc điểm của 2 mẫu nghiên cứu ……………………………………………..55
3.2 Các di chứng của 2 nhóm trẻ trong mẫu nghiên cứu …………………………..65
3.3 Phát triển tâm thần vận động của trẻ trong mẫu nghiên cứu ………………..723.4 Tăng trưởng của trẻ trong mẫu nghiên cứu………………………………………..79
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………….92
4.1 So sánh đặc điểm của 2 nhóm trẻ trong mẫu nghiên cứu …………………….92
4.2 Các di chứng của 2 nhóm trẻ trong mẫu nghiên cứu …………………………..98
4.3 Phát triển tâm thần vận động của trẻ thời điểm 12 tháng …………………..103
4.4 Tăng trưởng của trẻ trong mẫu nghiên cứu………………………………………107
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………..114
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………….115
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các biến số phụ thuộc…………………………………………………………… 43
Bảng 2.2: Các biến số gây nhiễu…………………………………………………………… 46
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của 2 nhóm trẻ …………………………………………….. 56
Bảng 3.2: Đặc điểm tiền sử sinh …………………………………………………………… 57
Bảng 3.3: Đặc điểm chẩn đoán của trẻ khi nằm viện……………………………….. 59
Bảng 3.4: Dinh dưỡng hỗ trợ trong lúc nằm viện……………………………………. 60
Bảng 3.5: Phương pháp hổ trợ hô hấp …………………………………………………… 61
Bảng 3.6: Các tình trạng bệnh nặng lúc nằm viện …………………………………… 62
Bảng 3.7: Đặc điểm nhân khẩu học của mẹ……………………………………………. 63
Bảng 3.8: Tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ non tháng lúc xuất viện ……. 64
Bảng 3.9: Tỉ lệ các di chứng của 2 nhóm trẻ ………………………………………….. 65
Bảng 3.10: Tỉ lệ các giai đoạn bệnh võng mạc non tháng của mẫu
nghiên cứu …………………………………………………………………………………………. 66
Bảng 3.11: Di chứng mắt ở thời điểm 12 tháng tuổi của 2 nhóm trẻ …………. 68
Bảng 3.12: Di chứng bại não, não úng thủy và điếc ở 2 nhóm trẻ …………….. 70
Bảng 3.13: Điểm tổng hợp trung bình và điểm tiểu thang Bayley III ………… 72
Bảng 3.14: Điểm tổng hợp nhận thức theo độ lệch chuẩn………………………… 73
Bảng 3.15: Điểm tổng hợp ngôn ngữ theo độ lệch chuẩn…………………………. 74
Bảng 3.16: Điểm tổng hợp vận động theo độ lệch chuẩn…………………………. 75
Bảng 3.17: Tỉ lệ chậm phát triển tâm thần vận động thời điểm 12 tháng……. 76
Bảng 3.18: Mối tương quan giữa các yếu tố non tháng, tiền sử sinh, tiền sử
bệnh, gia đình với chậm phát triển tâm thần vận động…………………………….. 77Bảng 3.19: Các yếu tố nguy cơ liên quan chậm phát triển tâm thần
vận động ……………………………………………………………………………………………. 78
Bảng 3.20: Đặc điểm nuôi con bằng sữa mẹ…………………………………………… 79
Bảng 3.21: Tăng trưởng của 2 nhóm trẻ theo tháng tuổi ………………………….. 80
Bảng 3.22: Tăng trưởng cân nặng phân bố theo độ lệch chuẩn…………………. 83
Bảng 3.23: Tăng trưởng chiều cao phân bố theo độ lệch chuẩn………………… 85
Bảng 3.24: Tăng trưởng vòng đầu phân bố theo độ lệch chuẩn ………………… 87
Bảng 3.25: Tỉ lệ suy dinh dưỡng của 2 nhóm trẻ trong mẫu nghiên cứu ……. 89
Bảng 3.26: Mối tương quan giữa các yếu tố non tháng, gia đình, tiền sử
bệnh và dinh dưỡng của trẻ với suy dinh dưỡng……………………………………… 90
Bảng 3.27: Các yếu tố liên quan suy dinh dưỡng ……………………………………. 91
Bảng 4.1: So sánh điểm trung bình mẫu nghiên cứu với mẫu chuẩn
Bayley III…………………………………………………………………………………………. 103DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Bệnh võng mạc non tháng và điều trị Laser quang đông …………………. 67
Biểu đồ 3.2: Phân bố điểm nhận thức Bayley III của 2 nhóm trẻ theo
độ lệch chuẩn……………………………………………………………………………………………….. 73
Biểu đồ 3.3: Phân bố điểm ngôn ngữ Bayley III của 2 nhóm trẻ theo
độ lệch chuẩn……………………………………………………………………………………………….. 74
Biểu đồ 3.4: Phân bố điểm vận động Bayley III của 2 nhóm trẻ theo
độ lệch chuẩn……………………………………………………………………………………………….. 75
Biểu đồ 3.5: Tăng trưởng cân nặng của 2 nhóm trẻ…………………………………………… 81
Biểu đồ 3.6: Tăng trưởng chiều cao của 2 nhóm trẻ………………………………………….. 81
Biểu đồ 3.7: Tăng trưởng vòng đầu của 2 nhóm trẻ ………………………………………….. 82
Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ cân nặng dưới chuẩn -2SD tại các thời điểm 1,3,6,9,12 tháng ….. 84
Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ cân nặng dưới chuẩn -1SD tại các thời điểm 1,3,6,9,12 tháng ….. 84
Biểu đồ 3.10: Tỉ lệ chiều cao dưới chuẩn -2SD tại các thời điểm 1,3,6,9,12 tháng .. 86
Biểu đồ 3.11: Tỉ lệ chiều cao dưới chuẩn -1SD tại các thời điểm 1,3,6,9,12 tháng .. 86
Biểu đồ 3.12: Tỉ lệ vòng đầu dưới chuẩn -2SD tại các thời điểm 1,3,6,9,12 tháng… 88
Biểu đồ 3.13: Tỉ lệ vòng đầu dưới chuẩn -1SD tại các thời điểm 1,3,6,9,12 tháng… 88
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Lưu đồ quy trình nghiên cứu ………………………………………………………….. 48
Sơ đồ 3.1: Lưu đồ dân số nghiên cứu ……………………………………………………………… 5

Leave a Comment