DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
ĐỊNH NGHĨA DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN:
– Dị vật đường ăn (DVĐA) là dị vật bị mắc trên đường đi của thực quản gây cản trở lưu thông và dễ gây nên các biến chứng nhiễm trùng trầm trọng.
– DVĐA là một cấp cứu Tai Mũi Họng thường gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm.
NGUYÊN NHÂN DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
Dị vật thường là:
– Động vật: xương cá, xương gà, xương heo…
– Thực vật: các loại hạt như hạt như hạt nhãn, hồng, sấu.
– Kim loại: răng giả, kim băng, đồng xu.
CHẨN ĐOÁN DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
1) Lâm sàng
Bệnh nhân có tiền sử nuốt dị vật và tùy theo bản chất của dị vật mà các bênh lý ở thực quản sẽ khác nhau.
Tùy theo bệnh nhân đến sớm hay muộn mà bệnh cảnh lâm sàng sẽ khác nhau.
a) Giai đọan đầu:
Triệu chứng tắc nghẽn là chính, ngay sau khi nuốt phải dị vật bệnh nhân thấy nuốt khó, nuốt vướng, cảm giác đau nơi bị hóc và thường phải ngưng bữa ăn để khạc nhổ, tìm cách tống dị vật ra.
b) Giai đọan thứ hai:
Bệnh thường xuất hiện sau 24 giờ, có viêm thực quản, abcès dưới niêm mạc thực quản.
Triệu chứng: sốt, nuốt rất đau, chỉ ăn được ít cháo loãng hay nước, tăng tiết nhiều đàm nhớt, hơi thở có mùi hôi.
Khám thực thể: cổ sưng, thường là mang cảnh trái sưng, ấn vào rất đau, mất tiếng lọc cọc thanh quản cột sống.
c) Giai đoạn thứ ba:
Giai đọan biến chứng, xuất hiện sau 5-7 ngày với hội chứng nhiễm trùng rầm rộ hơn. Có viêm tấy quanh thực quản, có túi mủ ngoài thực quản, abcès cạnh cổ, có thể gây biến chứng nặng nề hơn như viêm, abcès trung thất, màng phổi, màng tim, và đặc biệt là gây thủng các mạch máu lớn.
Chế phẩm: Diệp hạ châu, liverbil, boganic, kim tiền thảo, thanh huyết, kidneyton, garlicap,.„ kết hợp phác đổ điểu trị viêm gan mạn YHHĐ (nếu cần).
2) Cân lâm sàng
• CTM, Ts, Tc
• ECG
• Anti HIV, tổng phân tích nước tiểu
• X- quang cổ thẳng và nghiêng:
– Có thể thấy hình ảnh cản quang của dị vật
– Khoảng Henké dày, có thể có mức nước hơi của túi abcès.
– Mất độ cong sinh lý về phía trước của cột sống cổ.
• X-quang tim phổi thẳng tìm các dấu hiệu và các biến chứng khác nếu có .
• Chụp CT Scan cổ- ngực đối với trường hợp nặng và khó quan sát được dị vật.
ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
1. Hóc dị vật đơn giản : Soi gắp dị vật qua gương soi hạ họng – thanh quản
2. Soi thực quản gắp dị vật.
3. Nặng
– Hồi sức:
Kháng sinh Nhóm betalactame, cephalosporin thế hệ 1, 2,3 (ví dụ Augmentin Phối hợp metronidazole 0.5g 100ml 1 chai x 2 lọ TTM xxx giọt/pht/lần nếu có nghi ngờ vi trùng kị khí.
Kháng viêm: Solumedrol 400mg (Hoặc depersolon 30mg) 1 ống x 2 lần TMC Truyền lactate ringer 500ml TTM, glucose 5% 500ml TTM Giảm đau Paracetamol: uống hoặc tiêm truyền
Phẫu thuật mở cạnh cổ dẫn lưu khi có abces cạnh cổ. Nuôi ăn qua tube Levin Soi thực quản
TIÊN LƯỢNG
– Dị vật thực quản rất hay gặp ở nước ta, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
– Tùy thuộc vào tính chất dị vật, những tổn thương do dị vật gây ra và bệnh nhân tới sớm hay muộn hay đã có nhiễm trùng nặng chưa?
– Bệnh nhân tới sớm, tính chất dị vật dễ gắp, dị vật không gây tổn thương cho các cơ quan lân cận nhất là các mạch máu thì tiên lượng tốt.
PHÒNG BỆNH
– Cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi sự nguy hiểm của dị vật.
– Đối với trẻ nhỏ phải trông nom cẩn thận, không cho chơi các thứ dễ gây hóc như đồng xu, huy hiệu, kim băng.
– Thức ăn cho trẻ nhỏ phải gỡ hết xương vụn.
– Đối với người lớn DVĐA đa số là xương, vì vậy phải cải tiến cách chế biến thức ăn. Khi ăn cần nhai kỹ, chậm rãi, tránh cười đùa hoặc nói khi đang nhai.
– Cuối cùng nếu có lỡ bị DVĐA thì phải đi khám chuyên khoa TMH ngay và nếu bệnh nhân bị hóc đến với thầy thuốc đa khoa thì điều trị ngay kháng sinh và gửi ngay đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để kịp thời xử trí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phác đồ điều trị nội trú bệnh tai mũi họng năm 2013 trang 16, bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh.
2. Võ Tấn, sách “Tai Mũi Họng Thực Hành” đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Văn Đức, sách Tai mũi họng quyển 2 trang 389, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh.