Dịch tễ học Lỵ trực khuẩn Shigella ở Việt Nam

Dịch tễ học Lỵ trực khuẩn Shigella ở Việt Nam

Mặc dù tỷ lê mắc bênh và tỷ lê tử vong do tiêu chảy trên toàn thê’ giới đã giảm từ 4,6 triệu người tử vong năm 1982 xuống 3,3 triệu người năm 1992 và đên năm 2003 thì số tử vong do tiêu chảy còn là 2,5 triệu người. Tiêu chảy cấp vẫn là một nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và gây tử vong ở tất cả các lứa tuổi và đặc biệt là ở là trẻ em tại các nước đang phát triển [33]. Từ những năm 1970, chương trình bổi phụ nước và điện giải qua đường uống được áp dụng rộng rãi trong điều tri tiêu chảy ở các nước đang phát triển và chương trình này đã có những đóng góp có ý nghĩa quan trọng làm giảm tỷ lệ trẻ tử vong mất nước do tiêu chảy. Tuy vậy với tiêu chảy do nhiễm độc tố vi khuẩn như tiêu chảy Shigella hay còn gọi là lỵ do Shigella thì chương trình này chỉ mang lại một lợi ích rất nhỏ [19,20]. Vì vậy cho đên nay lỵ do Shigella vẫn là một vấn đề sức khoẻ công cộng quan trọng, là một trong những bệnh nhiễm trùng đã góp phần tạo nên gánh nặng bệnh tật cho toàn thê giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Hàng năm có khoảng 11 triệu trẻ em bi tử vong do mắc các bệnh nhiễm trùng trong đó 99% ca tử vong là ở các nước đang phát triển. Trong số trẻ bi tử vong do nhiễm khuẩn thì tiêu chảy là nguyên nhân đứng hàng thứ hai với 3,1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và 80% số tử vong là trẻ dưới 2 tuổi. Lỵ do Shigella là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong trong số trẻ bi chêt vì tiêu chảy. Theo ước tính trong nghiên cứu tổng quan các y văn gần đây nhất của Tổ chức Y tê’ Thê’ giới [26], hàng năm có khoảng 165 triệu lượt người mắc lỵ do Shigella trong đó 99% là xuất hiện ở các nước đang phát triển và cũng tại các nước đang phát triển 69 % lượt mắc bệnh là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong 1,1 triệu người bi tử vong do nhiễm vi khuẩn Shigella ở các nước đang phát triển thì 60% số ca tử vong là trẻ dưới 5 tuổi. Bức tranh này phù hợp với gánh nặng rộng lớn về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 3 tuổi ở các nước đang phát triển [26].

Do đặc tính lây lan và biểu hiện hệ thống của bệnh, do tác động xấu về dinh dưỡng và do xu hướng kéo dài tính trạng bệnh cùng với sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng đa kháng sinh, lỵ do Shigella là thể bênh nặng nhất so với bênh tiêu chảy do các nguyên nhân khác. Ngoài việc gây nên bênh dịch địa phương, Shigella còn có thể gây nên những đợt bùng nổ dịch và thậm chí gây thành đại dịch [22].Với số lượng lớn bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, đây chính là nguyên nhân cho khoản chi tiêu lớn phần ngân sách vốn đã hạn hẹp cho y tế.

Phấn đầu để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do các bệnh nhiễm trùng nói chung và lỵ do Shigella nói riêng vẫn là một trong những ưu tiên của các nước đang phát triển trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Nghiên cứu Chuyên đề dịch tễ học lỵ trực khuẩn Shigella nhằm mục tiêu sau:

1. Tìm hiểu một số khía cạnh liên quan đến lỵ trực khuẩn Shigella.

2. Mô tả dịch tễ học và một số kết quả nghiên cứu về bênh lỵ do Shigella trên thế giới nói chung và ở Viêt Nam nói riêng.

3. Tong quan một số biên pháp dự phòng bênh lỵ hiên nay khi tình trạng ngày càng gia tăng các vi khuẩn lỵ kháng thuốc kháng sinh.

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment