ĐIỂM H2FPEF CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP KÈM KHÓ THỞ CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
ĐIỂM H2FPEF CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP KÈM KHÓ THỞ CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
Hoàng Văn Kỳ 1,2,, Nguyễn Thị Lý Minh1,3, Bùi Văn Nhơn2,4, Nguyễn Đỗ Quân1, Đoàn Đức Dũng1, Nguyễn Lân Hiếu 1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát thang điểm H2FPEF của người bệnh tăng huyết áp kèm khó thở chưa rõ nguyên nhân, có phân suất tống máu thất trái EF ≥ 50% tại phòng khám ngoại trú. Kết quả: điểm H2FPEF trung bình 2,75 ± 1,42, cao nhất 7 điểm, thấp nhất 0 điểm. Theo từng yếu tố thang điểm, tỉ lệ bệnh nhân có béo phì (BMI > 30 kg/ m²) chỉ chiếm 2,2%, rung nhĩ chiếm 10.4%. Điểm H2FPEF cao hơn ở nhóm có bệnh thận mạn tính (p=0,005). Chỉ số NT-pro BNP cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân có điểm H2FPEF cao (p<0.001). Chỉ số thể tích nhĩ trái (LAVI) tăng tương ứng với điểm số H2FPEF cao (p < 0.001). Kết luận: Điểm H2FPEF trung bình ở nhóm bệnh nhân thấp hơn các nghiên cứu khác do nhóm nghiên cứu có chỉ số BMI trung bình thấp hơn, tỉ lệ có béo phì, rung nhĩ (hai yếu tố quan trọng trong thang điểm) thấp hơn. Bệnh thận mạn tính, NT-proBNP và chỉ số thể tích nhĩ trái (LAVI) có liên quan chặt chẽ với điểm số H2FPEF.
Khoảng 50% bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu thất trái trong giới hạn bình thường, EF ≥ 50%, hay còn gọi là suy tim phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF), và tỉ lệ này đang ngày càng gia tăng. HFpEF phổ biến hơn ở các bệnh nhân lớn tuổi, phụ nữ và những người mắc bệnh đi kèm như THA, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường, rung nhĩ.1Chẩn đoán suy tim có phân suất tống máu bảo tồn vẫn còn là thách thức, vì vẫn chưa có “tiêu chuẩn vàng”, phụ thuộc vào đánh giá lâm sàng kĩ lưỡng, marker sinh học, siêu âm Doppler tim và đánh giá huyết động xâm lấn.2Gần đây, một số mô hình chẩn đoán được đề xuất chẩn đoán HFpEF sau khi đánh giá lâm sàng ban đầu về tiền sử, triệu chứng và dấu hiệu thực thể của bệnh nhân, trong đó có thang điểm H2FPEF, giúp ước tính xác suất mắc bệnh so với các nguyên nhân khác gây ra cùng nhóm triệu chứng. Thang điểm H2FPEF được phát triển và xác nhận lâm sàng bởi nhóm nghiên cứu của Mayo Clinic.3Điểm được gán cho 6 biến số lâm sàng và siêu âm tim (dải điểm từ 0 đến 9).Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu về áp dụng thang điểm này, do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu mô tảvàtìm một sốyếu tốliên quan đến điểm H2FPEF ở người bệnh THA có phân suất tống máu thất trái (EF) ≥ 50% tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com