Điện quang can thiệp trong điều trị thông động mạch cảnh xoang hang trực tiếp
Luận án Điện quang can thiệp trong điều trị thông động mạch cảnh xoang hang trực tiếp.Thông động mạch cảnh – xoang hang trực tiếp hay còn được gọi là thông động mạch cảnh – xoang hang (ĐMC-XH) là một bệnh lý khá thường gặp ở các nước đang phát triển, nơi có nhiều tai nạn giao thông với tốc độ thấp. Bệnh có các triệu chứng kinh điển như ù tai, lồi mắt, cượng tụ kết mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh, đòi hỏi biện pháp điều trị triệt để, an toàn.
Có giai đoạn trong quá khứ phẫu thuật được coi là phượng pháp duy nhất dùng để điều trị thông ĐMC-XH. Các kĩ thuật ngoại khoa được dùng trong bệnh lý này có những chi tiết khác nhau nhưng đa phần đều dựa trên nguyên tắc: ngăn chặn luồng thông bằng thắt động mạch hoặc dùng các miếng cơ tự thân của bệnh nhân thả theo dòng máu với hy vọng lấp kín miệng thông giữa động mạch cảnh và xoang tĩnh mạch hang. Các kĩ thuật này bộc lộ nhiều nhược điểm như: tính may rủi của cuộc phẫu thuật cao, có khả năng gây các biến chứng thần kinh thậm chí tử vong…, tỷ lệ thành công hạn chế [20, 39]Các phượng pháp thắt động mạch cảnh không đem lại kết quả triệt để, các triệu chứng của thông ĐMC-XH quay lại như cũ khi dòng tuần hoàn phụ (qua các vòng nối) được tái lập với l−u lượng lớn. Từ những năm 1970, các kĩ thuật điện quang can thiệp đã đem lại các bước thay đổi quan trọng trong điều trị thông ĐMC-XH và nhờ vậy đã thay đổi tiên lượng của bệnh lý này.
ở Việt Nam, trước năm 1999, phượng pháp điều trị duy nhất đối với các thông ĐMC-XH lưu lượng lớn là phẫu thuật. Cũng như các tác giả khác trên thế giới, ở Việt nam các phượng pháp phẫu thuật này cũng gặp phải những biến chứng do hạn chế của bản thân phượng pháp: khả năng thành công không cao, có khả năng gây các biến chứng nặng nề..
Từ tháng 11 năm 1999, các kĩ thuật nút mạch qua đường điện quang can thiệp đã được triển khai ở Việt Nam trong điều trị thông ĐMC-XH. Mặc dù vật liệu nút ban đầu còn nhiều hạn chế nhưng các kết quả ban đầu tỏ ra đầy khích lệ: tỷ lệ thành công cao, không có biến chứng nặng, loại trừ yếu tố may rủi trong thủ thuật…
Kĩ thuật này được phát triển nhanh chóng ở bệnh viện Bạch Mai, hiện nay đã được áp dụng ở một số bệnh viện lớn có can thiệp mạch máu: trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Trung ượng Quân đội 108, bệnh viện 115, bệnh viện Pháp – Việt Hà nội… Ngoài vật liệu là bóng tách rời, vòng cuộn kim loại đã được đưa vào sử dụng.
Việc tìm hiểu giá trị của phượng pháp này là một nhu cầu cần thiết, vì vậy đề tài này được thực hiện với mục tiêu:
- Đánh giá giá trị của phượng pháp điện quang can thiệp trong điều trị thông động mạch cảnh – xoang hang trực tiếp.
- Đề xuất chỉ định kĩ thuật điều trị nội mạch đối với các thể thôngđộng mạch cảnh – xoang hang trực tiếp.