ĐIỀU DƯỠNG HIỆU QUẢ TƯ VẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP DA KỀ DA Ở CÁC BÀ MẸ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI BỆNH VIỆN VÙNG TÂY NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HIỆU QUẢ TƯ VẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP DA KỀ DA Ở CÁC BÀ MẸ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI BỆNH VIỆN VÙNG TÂY NGUYÊN.Hiệu quả tư vấn nâng cao kiến thức và thực hành phương pháp da kề da trên bà mẹ người dân tộc thiểu số.Phương pháp tiếp xúc da kề da (DKD) là một phần không thể thiếu trong các bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ (EENC). Theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh khỏe mạnh nên được tiếp xúc trực tiếp trên ngực trần của bà mẹ ngay sau khi sinh [66]. Đây là một can thiệp an toàn, đơn giản và hiệu quả về chi phí [33],[51], mang lại lợi ích về sinh lý, xã hội và tâm lý cho cả mẹ và bé trước mắt và lâu dài [34],[36],[37],[40],[49],[56]. Việc tiếp xúc da kề da sớm giữa trẻ sơ sinh và mẹ có thể làm tăng cơ hội cho bé bú cử bú đầu tiên [32],[37],[40],[67],[91], tăng sự gắn kết tình cảm mẹ con, duy trì nhiệt độ và giảm căng thẳng ở trẻ sơ sinh [67],[84], kích hoạt giải phóng oxytocin và giảm phản ứng căng thẳng và lo lắng ở các bà mẹ, thúc đẩy cảm giác an toàn và bình tĩnh [46],[47],[48],[89].
Phương pháp tiếp xúc DKD với trẻ sơ sinh ngay sau sinh là rất quan trọng, tuy nhiên tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng và áp dụng phương pháp này còn thấp [44], [97]. Nghiên cứu của Đặng Thị Hà, Nguyễn Thị Thúy An tại Cần Thơ năm 2013 cho thấy 63,2% bà mẹ biết và thực hành đúng về phương pháp tiếp xúc da kề da [9]. Tương tự, theo báo cáo của Trần Thị Dự (2015) tại bệnh viện nhi trung ương, khoảng 60% bà mẹ có kiến thức đúng về lợi ích của phương pháp tiếp xúc trong việc giữ ấm, gắn bó tình cảm mẹ con và chỉ 1,7% bà mẹ tiếp xúc da kề da với con trong vòng 30 phút đầu sau sinh [5]. Vì vậy, việc tư vấn, hướng dẫn cho các bà mẹ về những lợi ích của việc áp dụng phương pháp tiếp xúc da kề da là cần thiết [34], [97].
Khoa phụ sản Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên hàng ngày tiếp nhận và đở sinh trung bình 9-10 ca, trong đó 3-4 ca là người dân tộc thiểu số sống ở các buôn làng, xã, huyện, phường, trung tâm thành phố [29]. Sau khi sinh, hộ sinh sẽ đặt bé tiếp xúc da kề da với mẹ và tư vấn hướng dẫn người mẹ bằng lời nói cách ôm bé tiếp xúc da kề da, cách cho bé bú. Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa, trình độ dân trí, ngôn ngữ giao tiếp ảnh hưởng không ít đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, chăm sóc sơ sinh. Một nghiên cứu so sánh kết quả giữa các phương pháp giáo dục sức khỏe thông thường và hỗ trợ bằng video ở phụ nữ sau sinh (2018) cho thấy sử dụng video hướng dẫn là rất quan trọng trong việc hình thành các hành vi thực hành đúng [83].
Theo điều 4, thông tư 07/2011/TT-BYT [24], bệnh viện cần có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp cho người bệnh. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả tư vấn cho các bà mẹ về phương pháp tiếp xúc da kề da tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Chính vì thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu : “Hiệu quả tư vấn nâng cao kiến thức và thực hành phương pháp da kề da trên bà mẹ người dân tộc thiểu số”. Kết quả nghiên cứu này cung cấp các bằng chứng nhằm đánh giá tính hiệu quả của chương trình tư vấn cải tiến so với phương pháp tư vấn truyền thông thường quy tại bệnh viện trên đối tượng người dân tộc thiểu số áp dụng phương pháp tiếp xúc DKD [87].
Câu hỏi nghiên cứu: “ Điểm trung bình kiến thức, thực hành của các bà mẹ người dân tộc thiểu số sau chương trình tư vấn ở nhóm can thiệp có cao hơn ở nhóm chứng hay không?”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả của chương trình tư vấn nâng cao kiến thức và thực hành phương pháp tiếp xúc da kề da ở các bà mẹ người dân tộc thiểu số tại bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.
Mục tiêu cụ thể
1. So sánh kiến thức về phương pháp tiếp xúc DKD giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng trước khi được tư vấn.
2. So sánh kiến thức về phương pháp tiếp xúc DKD của nhóm can thiệp và nhóm chứng trước và sau khi được tư vấn.
3. So sánh kiến thức về phương pháp tiếp xúc DKD giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng sau khi được tư vấn (tại thời điểm 24 giờ sau sinh).
So sánh thực hành về phương pháp tiếp xúc DKD giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng sau khi được tư vấn (tại thời điểm ngay sau khi sinh).
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ii
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ iv
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Sơ lược về khái niệm chăm sóc sơ sinh thiết yếu (EENC) 4
1.2. Phương pháp tiếp xúc da kề da 4
1.3. Các lợi ích của phương pháp tiếp xúc da kề da 6
1.4. Các nghiên cứu về kiến thức và thực hành áp dụng phương pháp da kề da… 11
1.5. Vai trò của tư vấn, giáo dục sức khỏe về phương pháp tiếp xúc da kề da 14
1.6. Đặc điểm nơi nghiên cứu 15
1.7. Học thuyết tự chăm sóc của Orem 16
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Thiết kế nghiên cứu 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.3. Đối tượng nghiên cứu 20
2.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu 20
2.5. Cỡ mẫu 20
2.6. Biến số nghiên cứu và định nghĩa biến số 21
2.7. Công cụ thu thập số liệu 24
2.8. Quy trình thu thập số liệu 26
2.9. Biện pháp kiểm soát sai lệch 29
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 30
2.11. Phương pháp phân tích số liệu 31
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33
3.2. So sánh điểm trung bình kiến thức phương pháp tiếp xúc da kề da giữa nhóm
can thiệp và nhóm chứng trước khi được tư vấn 39
3.3. So sánh điểm trung bình kiến thức phương pháp tiếp xúc DKD của 2 nhóm
trước và sau khi được tư vấn 41
3.4. So sánh điểm trung bình kiến thức phương pháp tiếp xúc DKD của nhóm can
thiệp và nhóm chứng sau khi được tư vấn (tại thời điểm 24 giờ sau sinh) 45
3.5. So sánh thực hành phương pháp tiếp xúc DKD giữa nhóm can thiệp và nhóm
chứng sau khi được tư vấn (tại thời điểm ngay sau khi sinh) 47
Chương 4. BÀN LUẬN 52
4.1. Đặc trưng của các bà mẹ người dân tộc thiểu số đến sinh tại bệnh viện đa
khoa vùng Tây Nguyên 52
4.2. So sánh điểm trung bình kiến thức về phương pháp tiếp xúc da kề da giữa
nhóm can thiệp và nhóm chứng trước khi tư vấn 55
4.3. So sánh điểm trung bình kiến thức về phương pháp tiếp xúc da kề da của
nhóm can thiệp và nhóm chứng tại thời điểm trước và sau khi được tư vấn..57
4.4. So sánh điểm trung bình kiến thức về phương pháp tiếp xúc da kề da giữa
nhóm can thiệp và nhóm chứng sau khi được tư vấn 60
4.5. So sánh điểm trung bình thực hành phương pháp tiếp xúc da kề da giữa nhóm
can thiệp và nhóm chứng 63
4.6. Điểm mạnh và giới hạn của đề tài 67
4.7. Tính ứng dụng của đề tài nghiên cứu 69
KẾT LUẬN 71
KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 73
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh 76
PHỤ LỤC 84
PHỤ LỤC 1 84
PHỤ LỤC 2 87
PHỤ LỤC 3 93
PHỤ LỤC 4 100
PHỤ LỤC 5 101
PHỤ LỤC 6 105
DANH MỤC BẢNG
•
Bảng 3.1 Trung vị và tứ phân vị tuổi của các bà mẹ người DTTS theo nhóm chứng và nhóm can thiệp
Bảng 3.2 Trung vị và tứ phân vị số lần sinh theo nhóm chứng và nhóm can thiệp
Bảng 3.3 Trung vị và tứ phân vị số con còn sống theo nhóm chứng và nhóm can thiệp
Bảng 3.4 Đặc điểm dân tộc, tôn giáo, khu vực sinh sống của mẫu nghiên cứu theo nhóm chứng và nhóm can thiệp
Bảng 3.5 Đặc điểm nghề nghiệp, trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu theo nhóm chứng và nhóm can thiệp
Bảng 3.6 Đặc điểm khả năng nói tiếng Việt của mẫu nghiên cứu theo nhóm chứng và nhóm can thiệp
Bảng 3.7 Điểm kiến thức về phương pháp tiếp xúc da kề da của nhóm can thiệp và nhóm chứng trước khi tư vấn
Bảng 3.8 So sánh kiến thức về phương pháp tiếp xúc da kề da của nhóm can thiệp trước và sau khi được tư vấn
Bảng 3.9 So sánh kiến thức về phương pháp tiếp xúc DKD của nhóm chứng trước và sau chương trình tư vấn (tại thời điểm 24 giờ sau sinh)
Bảng 3.10 So sánh kiến thức về phương pháp tiếp xúc da kề da của nhóm can thiệp và nhóm chứng sau tư vấn (tại thời điểm 24 giờ sau sinh)
Bảng 3.11 Điểm trung bình thực hành phương pháp tiếp xúc DKD giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng tại thời điểm ngay sau sinh)
Nguồn: https://luanvanyhoc.com