Điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ

Điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ

Luận án Điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và hiệu quả một số giải pháp can thiệp.Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 và trên 3.000 đảo lớn nhỏ, là điều kiện tự nhiên thuận lợi, là ngư trường lớn của ngư dân trong hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản, là tiềm năng lớn trong phát triển thủy sản, phát triển kinh tế biển. Đánh bắt hải sản xa bờ là ngành nghề truyền thống gắn bó với cộng đồng dân cư vùng ven biển, hải đảo. Quan điểm của Đảng, Nhà nước phát triển nước ta mạnh, giàu lên từ biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia [1], [14], [15], [16], [64], [66].

Sức khỏe ngư dân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trên biển như vi khí hậu khắc nghiệt, sóng, gió, bão biển thất thường, rung lắc, tiếng ồn lớn, không gian lao động, sinh hoạt chật hẹp, điều kiện sinh hoạt, dinh dưỡng an toàn thực phẩm, nước sạch trên biển dài ngày khó khăn, [27], [37], [49], [77], [102], [111].
Đánh bắt hải sản xa bờ là ngành nghề độc hại, nguy hiểm, bệnh, tai nạn thương tích hay xảy ra [37], [41], [89],[99], [111]. Sức khoẻ của của ngư dân giảm sút nhanh sau những chuyến đi biển dài ngày và thư¬¬ờng mắc các bệnh đường ruột, răng miệng, bệnh tim mạch, chứng đau đầu, sạm da, mất ngủ, đau cột sống, giảm sức nghe có tính chất nghề nghiệp, lở loét chân tay [10], [37], [71], [88].
Thực trạng công tác CSSK, các biện pháp cải thiện sức khỏe ngư dân nước ta còn gặp nhiều khó khăn bất cập. Hệ thống y tế, hệ thống chăm sóc sức khỏe ngư dân cả ven bờ và trên biển còn mỏng, chất lượng còn chưa tương xứng với nhu cầu. Công tác vận chuyển, tổ chức cấp cứu trên biển còn hạn chế, khả năng y tế trên các tàu, cụm tàu còn yếu. Trong hoàn cảnh khi xảy ra bão, lốc nhu cầu chăm sóc y tế tăng nhanh trong khi điều kiện địa hình chia cắt, cô lập khó nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài sẽ làm trầm trọng hơn các vấn đề vốn đang còn tồn tại [8], [13], [34], [56], [61].
Xây dựng và áp dụng có hiệu quả các giải pháp bảo đảm sức khỏe ngư dân là một nhu cầu tất yếu, khách quan không những nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn giúp ngư dân an tâm bám biển, phát triển nghề nghiệp góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ chủ quyền biển đảo an ninh của tổ quốc [19], [51], [53], [63].
Quảng Ninh là tỉnh trọng điểm biển đảo, với bờ biển dài và nhiều hòn đảo, trong đó Huyện đảo Vân Đồn là nơi có cảng biển và tập trung chủ yếu ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ của tỉnh, tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể chi tiết nào về điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật, cũng như giải pháp can thiệp đảm bảo sức khỏe cho ngư dân trong quá trình khai thác hải sản xa bờ.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và hiệu quả một số giải pháp can thiệp” với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Mô tả thực trạng điều kiện lao động, đặc điểm sức khỏe, bệnh tật, chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm 2013.
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm cải thiện điều kiện chăm sóc bảo vệ sức khỏe của ngư dân đánh bắt xa bờ thuộc nghiệp đoàn nghề cá Cái Rồng, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm 2014.
MỤC LỤC Điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và hiệu quả một số giải pháp can thiệp

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục sơ đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1.MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN, HẢI ĐẢO 3
1.1.1. Hiện trạng nghề đánh bắt hải sản ở nước ta 3
1.1.2. Đặc điểm họ nghề đánh bắt hải sản ở nước ta 6
1.1.3. Đặc điểm cấu tạo tàu đánh bắt hải sản xa bờ 9
1.1.4. Tổ chức lao động của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ 10
1.2. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ 11
1.2.1. Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thủy văn trên biển 11
1.2.2. Ảnh hưởng môi trường lao động trên tàu biển 14
1.3. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE BỆNH TẬT CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ QUA CÁC NGHIÊN CỨU 22
1.3.1. Nghiên cứu sức khỏe ngư dân trên thế giới 22
1.3.2. Nghiên cứu về sức khỏe ngư dân tại Việt Nam 27
1.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM SỨC KHỎE NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ 31
1.4.1. Giải pháp chính sách 31
1.4.2. Giải pháp tổ chức mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe ngư dân
đánh bắt hải sản xa bờ 33
1.4.3. Giải pháp nâng cao sức khỏe ngư dân dựa vào cộng đồng 35
1.4.4. Giải pháp giáo dục truyền thông sức khỏe, xây dựng mạng
lưới truyền thông hướng về cộng đồng 35
1.4.5. Giải pháp cải thiện môi trường điều kiện lao động, bảo đảm
an toàn – phòng chống tai nạn thương tích 36
1.4.6. Giải pháp nâng cao năng lực trong cấp cứu, xử trí các tình
huống y tế biển… 37
1.4.7. Giải pháp bảo đảm dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cho ngư dân 38
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: 39
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 40
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 40
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu: 43
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU 46
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 46
2.3.2. Biến số/ chỉ số nghiên cứu 49
2.3.3. Phương pháp, công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu 55
2.3.4. Xử lý số liệu 62
2.3.5. Các biện pháp khống chế sai số 63
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 64
2.5. TỔ CHỨC NGUỒN LỰC NGHIÊN CỨU 64
2.6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 65
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67
3.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT VÀ CHĂM
SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
HUYỆN VÂN ĐỒN 67
3.1.1. Điều kiện lao động của ngư dân đánh bắt xa bờ tại Vân Đồn 67
3.1.2. Đặc điểm bệnh, tai nạn thương tích của ngư dân đánh bắt hải
sản xa bờ tại Vân Đồn ……………………………………… ………………72
3.1.3. Đặc điểm chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa
bờ tại Vân Đồn 77
3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG, ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP CAN
THIỆP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯ
DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ TẠI NGHIỆP ĐOÀN NGHỀ CÁ
CÁI RỒNG HUYỆN VÂN ĐỒN 84
3.2.1. Đề xuất các giải pháp can thiệp cải thiện sức khỏe ngư dân 84
3.2.2. Đánh giá hiệu quả các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện
điều kiện chăm sóc sức khỏe ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ Vân Đồn 92
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 111
4.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT VÀ CHĂM
SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ 111
4.1.1. Điều kiện lao động trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ 111
4.1.2. Đặc điểm bệnh tật của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ 117
4.1.3. Đặc điểm chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ 131
4.2. HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP ĐÃ TRIỂN KHAI 111
4.2.1. Mô hình Ban quản lý sức khỏe ngư dân Thị trấn Cái Rồng 111
4.2.2. Hiệu quả của giải pháp truyền thông, tập huấn nâng cao khả
năng thực hành y tế tại chỗ cho ngư dân 111
4.2.3. Sự hài lòng của ngư dân về hiệu quả hoạt động CSSK 111

KẾT LUẬN 111
KHIẾN NGHỊ 111
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ Tên Biểu đồ Trang
1.1 Số lượng và công suất tàu khai thác thủy sản của Việt Nam 4
3.1 Phân bố tuổi nghề của ngư dân trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ 71
3.2 Phân bố trình độ học vấn của ngư dân 71
3.3 Phân bố ngư dân theo loại nghề đánh bắt xa bờ 72
3.4 Hiệu quả thay đổi kiến thức của ngư dân về phòng bệnh, TNTT 92
3.5 Hiệu quả thay đổi kiến thức của ngư dân về xử lý bệnh, TNTT trên tàu 93
3.6 Hiệu quả thay đổi kiến thức của ngư dân về phát hiện một số bệnh, tình huống y tế thường gặp trên tàu 94
3.7 Hiệu quả thay đổi thực hành của ngư dân về phòng bệnh, TNTT 97
3.8 Hiệu quả thay đổi thực hành của ngư dân về xử lý bệnh, TNTT 98
3.9 Hiệu quả thay đổi kiến thức của ngư dân về lối sống lành mạnh phòng bệnh 101
3.10 Hiệu quả thay đổi thực hành của ngư dân về Dinh dưỡng- ATTP 102
3.11 Hiệu quả thay đổi mức độ cung cấp thông tin thường xuyên chung tới ngư dân về DD- ATTP 106
3.12 Hiệu quả thay đổi mức độ cung cấp thông tin thường xuyên chung tới ngư dân về nếp sống lành mạnh 107
3.13 Hiệu quả thay đổi mức độ cung cấp thông tin tới ngư dân về nếp sống lành mạnh theo nguồn thông tin cung cấp 108
3.14 Hiệu quả thay đổi mức độ cung cấp thông tin tới ngư dân về các biện pháp bảo vệ sức khỏe theo nguồn thông tin cung cấp 109
3.15 Hiệu quả thay đổi mức độ hài lòng của ngư dân về các hoạt động CSSK 110
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ Tên sơ đồ Trang
1.1 Chu trình lao động của ngư dân đánh bắt xa bờ 3
2.1 Sơ đồ khung lý thuyết các yếu tố tác động đến sức khỏe ngư dân 41
3.1 Sơ đồ mô hình hoạt động của ban quản lý sức khỏe ngư dân 85

DANH MỤC HÌNH

Hình Tên hình Trang
1.1 Bản đồ vùng biển, thềm lục địa Việt Nam 12
2.1 Ngư trường Huyện Vân Đồn – Khu vực đánh bắt hải sản 39
2.2 Mô hình nghiên cứu can thiệp 42
2.3 Sơ đồ quá trình can thiệp và kết quả kì vọng 42
2.4 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 43

DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang
1.1 Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản theo vùng biển năm 2010 5
1.2 Tình hình họ nghề khai thác hải sản giai đoạn 2001-2010 6
3.1 Đặc điểm vi khí hậu tại các tàu đánh bắt hải sản xa bờ 67
3.2 Kết quả đo tiếng ồn tại các vị trí làm việc khi tàu đỗ nghỉ 68
3.3 Kết quả đo tiếng ồn trên tàu khi tàu hành trình 68
3.4 Kết quả đo vận tốc rung tại các vị trí trên tàu tại cảng 68
3.5 Kết quả đo độ rung đứng trên các tàu khi hành trình 69
3.6 Độ chiếu sáng (lux) tại các tàu đánh bắt hải sản xa bờ 69
3.7 Kết quả đo hơi khí độc tại vị trí làm việc trên tàu 70
3.8 Đặc điểm nhân lực và công suất tàu đánh bắt xa bờ 70
3.9 Thời gian lao động chính trên tàu 72
3.10 Chiều cao, cân năng, BMI của ngư dân đánh bắt xa bờ 73
3.11 Biến đổi thính lực tạm thời của ngư dân sau hành trình đi biển 73
3.12 Biến đổi cân nặng của ngư dân sau hành trình đi biển 74
3.13 Biến đổi thị lực tạm thời của ngư dân sau hành trình đi biển 74
3.14 Biến đổi stress ở thời điểm hiện tại của ngư dân sau hành trình đi biển 74
3.15 Đặc điểm bệnh của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ 75
3.16 Các triệu chứng cơ năng của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ 75
3.17 Vị trí và tình trạng tai nạn thương tích của ngư dân 76
3.18 Nguyên nhân gây tai nạn thương tích của ngư dân 77
3.19 Tai nạn thương tích của ngư dân theo loại công việc 77
3.20 Vị trí xảy ra tai nạn thương tích của ngư dân 78
3.21 Phân bố tai nạn, thương tích theo tuổi nghề 78
Bảng
Tên bảng Trang
3.22 Bảo hộ lao động của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ 78
3.23 Kiến thức của ngư dân về an toàn vệ sinh lao động 79
3.24 Thuốc, trang bị y tế do chủ tàu trang bị trên tàu 79
3.25 Thuốc, trang bị y tế cá nhân ngư dân mang theo trên tàu 80
3.26 Cách xử lý bệnh của ngư dân trong khi đánh bắt xa bờ 80
3.27 Cách xử lý tai nạn, thương tích của ngư dân trong khi đánh bắt xa bờ 81
3.28 Ý kiến của ngư dân để xử lý bệnh trên tàu tốt hơn 81
3.29 Thói quen của ngư dân ảnh hưởng tới sức khoẻ 82
3.30 Điều kiện liên lạc, giải trí, vệ sinh của ngư dân trên tàu 82
3.31 Chất lượng nước sinh hoạt trên tàu 83
3.32 Hiệu quả thay đổi kiến thức của ngư dân về cơ sở để xử lý bệnh, tai nạn thương tích trên tàu 92
3.33 Hiệu quả thay đổi thái độ của ngư dân về phòng bệnh trên tàu 94
3.34 Hiệu quả thay đổi thái độ của ngư dân về phòng tai nạn lao động trên tàu 95
3.35 Hiệu quả thay đổi thái độ của ngư dân về nâng cao năng lực xử lý bệnh, tai nạn thương tích trên tàu 96
3.36 Hiệu quả thay đổi thực hành của ngư dân về phát hiện bệnh, tai nạn thương tích trên tàu 99
3.37 Hiệu quả thay đổi kiến thức của ngư dân về dinh dưỡng- an toàn thực phẩm 100
3.38 Hiệu quả thay đổi thái độ của ngư dân về dinh dưỡng- an toàn thực phẩm 101
3.39 Hiệu quả thay đổi thái độ của ngư dân về lối sống lành mạnh phòng bệnh 102
Bảng Tên bảng Trang

3.40 Hiệu quả thay đổi thực hành của ngư dân về lối sống lành mạnh 103
3.41 Hiệu quả thay đổi chất lượng tủ thuốc, danh mục thuốc và trang bị y tế trên tàu 104
3.42 Ý kiến đóng góp của ngư dân sau can thiệp về việc sử dụng thuốc, trang bị y tế trên tàu 105
3.43 Hiệu quả thay đổi mức độ cung cấp thông tin tới ngư dân về dinh dưỡng- an toàn thực phẩm theo nguồn thông tin cung cấp 106
3.44 Hiệu quả thay đổi mức độ mong muốn tìm hiểu thêm thông tin liên quan về các biện pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ngư dân 109
3.45 Hiệu quả thay đổi mức độ lo lắng về sức khỏe khi ra khơi của ngư dân theo một số yếu tố liên quan trực tiếp 111

Leave a Comment