Điều tra thực trạng bệnh sâu răng và bệnh quanh răng ở trẻ em câm điếc tại trường câm điếc Xã Đàn, Hà Nội
Luận vănĐiều tra thực trạng bệnh sâu răng và bệnh quanh răng ở trẻ em câm điếc tại trường câm điếc Xã Đàn, Hà Nội.Sâu răng và viêm lợi là hai trong số những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Theo kết quả điều tra dịch tễ học trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam thì tỉ lệ người mắc bệnh này rất cao. Có tới 50 đến 90% dân số bị sâu răng và 90% bị mắc bệnh quanh răng. Hai bệnh này là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, và còn là nguyên nhân của một số bệnh nội khoa nghiêm trọng: viêm màng tim, viêm cầu thận, viêm khớp. Là những bệnh mắc từ rất sớm – ngay khi mọc răng (trẻ 6 tháng tuổi), chi phí cho việc điều trị rất tốn kém và vượt quá khả năng chi trả của các nước đang phát triển, và là gánh nặng của các nước phát triển. Ở Mỹ mỗi năm chi phí cho chữa răng là 9 tỉ USD.
Trong 20 năm trở lại đây, do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, người ta đã tìm ra nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh sâu răng, phát hiện vai trò quan trọng của fluor trong việc bảo vệ men răng. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp phòng bệnh thích hợp và đạt kết quả khá hữu hiệu là bệnh sâu răng đã được khống chế, số răng sâu trung bình của trẻ em 12 tuổi giảm từ 6,5 xuống dưới 3, đến dưới 1. Điều này đã được chứng minh ở nhiều quốc gia đã triển khai tốt ở công tác phòng bệnh sâu răng như Mỹ, Canada, các nước Bắc Âu, và một số nước trong khu vực như Singapore, Hồng Kụng…
Việt Nam là một nước đang phát triển, điều kiện kinh tế cũn nhiờu khó khăn, trang thiết bị y tế và cán bộ răng hàm mặt còn thiếu trầm trọng, tỉ lệ mắc bệnh sâu răng viêm lợi ở mức độ cao và có chiều hướng gia tăng.
Năm 2001, Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia phối hợp với trường Đại Học Nha khoa Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức khỏe răng miệng trờn tũan quốc và kết quả là 84,9% trẻ em 6-8 tuổi sâu răng sữa, 64,1% trẻ em 12-14 tuổi sâu răng vĩnh viễn, 78,55% có cao răng. Điều tra cho thấy bệnh sâu răng, viêm lợi ở trẻ em đang ở mức độ báo động, đòi hỏi những biện pháp cấp thiết và hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh.
Tỉ lệ trẻ em khuyết tật (câm và điếc) trong cộng đồng chiếm con số không nhỏ. So với trẻ em bình thường, đối tượng trẻ em khuyết tật chịu thiệt thòi vè khả năng tiếp nhận thông tin và nhận thức. Do khả năng giao tiếp hạn hẹp hơn bình thường nên đối tượng này gặp khó khăn trong việc hướng dẫn chăm sóc răng miệng và phát hiện các bất thường.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh răng miệng của đối tượng trẻ em khuyết tật. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra thực trạng bệnh sâu răng và bệnh quanh răng ở trẻ em câm điếc tại trường câm điếc Xã Đàn, Hà Nội” với các mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng và bệnh quanh răng của học sinh 6 đến 11 tuổi tại trường câm điếc Xã Đàn, Hà Nội.
2. Xác định nhu cầu điều trị sâu răng và bệnh quanh răng với đối tượng trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Lâm Ngọc Ấn, Lờ Đỡnh Giỏp, Ngô Đồng Khanh (1997). Điều tra sức khỏe răng miệng. Viện Răng Hàm mặt TP Hồ Chí Minh.
2. Lâm Ngọc Ấn (1960) Tóm tắt báo cáo tổng kết khám tỉ lệ sâu răng tại hợp tác xã Phú Thư. Nội san Răng Hàm Mặt.
3. Nguyễn Thị Ngọc Diễm (1995). Sơ bộ nhận xét tình trạng sức khỏe răng miệng của học sinh mẫu giáo và PTCS ở Hà Nội – Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II.
4. Đào Thị Dung (2007) Đánh giá hiệu quả chương trình nha học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội. Luận án tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y hà nội.
5. Đại học Y Hà Nội (2005). Phương pháp nghiên cứu khoa học – Nhà xuất bản Y học.
6. Trịnh Đình Hải (2000). Hiệu quả chăm sóc răng miệng trẻ em học đường trong sâu răng và bệnh quanh răng tại Hải Dương. Luận án tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Trịnh Đình Hải (2000). Hiệu quả chăm sóc răng miệng trẻ em học đường trong dự phòng sâu răng. Tạp chí Y học Việt Nam 5 (380/381). 2-4
8. Nguyễn Dương Hồng (1979). Dự phòng sâu răng. SGK Răng Hàm Mặt. NXB Hà Nội – Tập I: 120-131
9. Nguyễn Dương Hồng (1997). Sâu răng. SGK Răng Hàm Mặt. NXB Hà Nội.Tập 1: 102-120.
10. Mai Đình Hưng (1996). Sâu răng – chăm sóc răng miệng ban đầu . Tập bài giảng sau Đại học. Trường Đại học Y Hà Nội. Hà Nội
11. Mai Đình Hưng (2003). Bài giảng Răng Hàm Mặt – NXB Y học – tr. 9-14.
12. Đào Ngọc Phong (1997). Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng. Nhà xuất bản Y học, 43-45.
13. Võ Thế Quang (1985). Phòng bệnh sâu răng bằng Flour. NXB Y học Hà Nội 1985.
14. Dương Đình Thiện (2006). Dịch tễ học Lâm sàng tập II – NXB y học, 2006
15. Đỗ Quang Trung (1998). Bệnh học quanh răng. Hà nội.
16. Trần Vǎn Trường (1994). Chǎm sóc rǎng miệng ban đầu ở phòng khám đa khoa khu vực. Tập bài giảng CSSKBĐ, Bộ Y tế.
17. Trần Văn Trường (1994). Chăm sóc răng miệng ban đầu ở phòng khám đa khoa khu vực. Bài giảng chăm sóc sức khỏe ban đầu, Bộ Y tế.
18. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải (2001). Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc. NXB Y học Hà Nội.
19. Trần Vǎn Trường, Trịnh Đình Hải (1999). Sự phát triển chương trình Nha học đường ở Việt Nam. Y học Việt Nam.1999, 244/ 241 (10/ 11): 1-6.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1. Bệnh sâu răng. 3
1.2. Bệnh quanh răng 9
1.3. Dự phòng bệnh sâu răng và viêm lợi. 11
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 14
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 21
2.4. Những sai số có thể xảy ra và cách khắc phục: 21
CHƯƠNG III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Phân tích đặc điểm đối tượng nghiên cứu 23
3.2. Phân tích chỉ số SMT của đối tượng nghiên cứu. 25
3.3. Cơ cấu SMT theo tuổi và giới 26
3.4. Phân tích chỉ số CPI của đối tượng nghiên cứu. 27
3.5. Đánh giá hiểu biết, thái độ, hành vi của trẻ khiếm thính về bệnh răng miệng. 29
CHƯƠNG IV: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 31
DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
KẾ HOẠCH – NỘI DUNG THỜI GIAN 33
DỰ TRÙ KINH PHÍ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO