Điều tra thực trạng hệ thống phòng xét nghiêm về Hoá sinh, Huyết học, Vi sinh, Ký sinh trùng và Miễn dịch ở các tuyến y tế
ở các nước, nhằm phục vụ nhu cầu của công tác khám và chữa bệnh, các bệnh viện đều có một hoặc một số khoa/phòng xét nghiệm thuộc các chuyên ngành Huyết học-Truyền máu, Hoá sinh, Vi sinh, Ký sinh trùng, Miễn dịch-Sinh lý bệnh. Gần đây, ở một số nước phát triển, các bệnh viện có thêm phòng xét nghiệm về Sinh học phân tửệ Những chuyên ngành trên gọi chung là lĩnh vực Y sinh học lâm sàng. Các trường Đại học của những nước này cũng có chương trình đào tạo cho lĩnh vực khoa học xét nghiệm trên.
ở Việt Nam, các bệnh viện tuyến tỉnh đã có một hoặc vài khoa/phòng xét nghiệm như trên để hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức chung cho lĩnh vực này còn nhiều vấn đề cần xem xét và cải tiến nhằm hoàn thiện khoa/phòng xét nghiệm như ở các nước tiên tiến, trước mắt giống như các nước trong khu vực. Nhìn chung, các bệnh viện ở nước ta mới chỉ có khoa/phòng xét nghiệm thuộc chuyên ngành Huyết học-Truyền máu, Hoá sinh và Vi sinh là tương đối phát triển; chuyên ngành Ký sinh trùng và Miễn dịch ít phát triển, ở rất nhiều các bệnh viện phòng xét nghiệm về hai chuyên ngành này được lồng ghép vào một trong ba chuyên ngành nói trên. Mặt khác, điều quan tâm hơn là phần lớn các cán bộ đại học làm việc ở khoa/phòng xét nghiệm chưa được đào tạo chuyên nghiệp cho công việc này; đại đa số họ là bác sỹ đa khoa hoặc dược sỹ hoặc cử nhân sinh học/hoá học và chỉ một số nhỏ trong họ cùng các cán bộ trung cấp làm việc tại các khoa/phòng đã được học với những mức độ khác nhau về một trong các chuyên ngành xét nghiệm. Do vậy, rất ít cán bộ có được những hiểu biết toàn diện về lĩnh vực chuyên ngành để có thể đảm bảo khả năng chuyên môn và hỗ trợ một cách có hiệu quả cho công việc chẩn đoán và điều trị bệnh,
cũng như để phát triển khoa/phòng xét nghiệm theo đúng yêu cầu về qui mô và chất lượng tương xứng với bệnh viện của tuyến tương ứng. Đó là lý do chủ yếu các khoa/phòng xét nghiệm chưa hỗ trợ nhiều cấc nhà lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị, cũng như chưa có được sự tin cậy của các đồng nghiệp lâm sàng.
Việc nghiên cứu về thực trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị, khả năng đáp ứng lâm sàng của các khoa/phòng xét nghiệm y sinh học của các bệnh viện thuộc các tuyến y tế là cấp bách và cần thiết để có được những kiến nghị trong mô hình tổ chức, đào tạo nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khoa/phòng xét nghiệm đối với lâm sàng. Đề tài “Điều tra thực trạng hệ thống phòng xét nghiêm về Hoá sinh, Huyết học, Vi sinh, Ký sinh trùng và Miễn dịch ở các tuyến y tế” nhằm mục tiêu:
ỉ- Xác định thực trạng nguồn nhân lực là cấc cán bộ đang công tác tại các khoa/phòng xét nghiệm của cấc cơ sở y tế thuộc tuyến trung ương, tuyêh tỉnh và tuyến huyện.
2- Xác định phương tiện, trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho công việc xét nghiệm tại các cơ sở y tể thuộc các tuyến nêu trên.
3- Bước đầu đánh giá chất lượng và khả năng đáp ứng với lâm sàng của các xét nghiệm đã được khảo sát.
4- Xác định nhu cầu đào tạo của cấc cán bộ xét nghiệm và nhu cầu về trang thiết bị của những khoa/phòng xét nghiệm được khảo sát.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên nội dung của nghiên cứu bao gồm:
– Điều tra về số lượng, sự phân bố, quá trình được đào tạo, thuận lợi và khó khăn trong công tác, khả năng đáp ứng nhu cầu của lâm sàng trong hiện tại và tương lai gần, nhu cầu dược đào tạo của các cán bộ công tác tại khoa/phòng xét nghiệm tại các tuyến y tế.
– Đánh giá bước đầu về sự phân bố, số lượng và chất lượng, nhu cầu về các xét nghiệm đang được thực hiện tại khoa/phòng xét nghiệm ở các tuyến y tế.
– Điều tra thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác xét nghiệm (chủng loại, số . lượng, mức độ sử dụng cũng như chất lượng của các trang thiết bị đang có tại các khoa/phòng xét nghiệm được khảo sát) và nhu cầu cần thiết về trang thiết bị của khoa/phòng xét nghiệm tại các tuyến y tếế
MỤC LỤC
Trang
PHẦN A- TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ Nổi BẬT CỦA ĐỂ TÀI
1- Kết quả nổi bật của đề tài 3
1.1. Đóng góp mới của đề tài 3 7.2ệ Kết quả cụ thể 4
2- Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội 4
3- Đánh giá thực hiện đê tài đối chiếu với đề cương
nghiên cứu đã được phê duyệt 6
3.1. Tiến độ
3.2. Thực hiện mục tiêu nghiên cứu
3.3. Các sản phẩm tạo ra so với dự kìêh của bản đề cương
3.4. Đánh giá việc sử dụng kinh phí
PHẦN B- NỘI DƯNG BÁO CÁO CHI HẾT KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỂ TÀI 7
Đặt vấn đề 7
• *
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 9
Kết quả nghiên cứu 14
1- Đặc điểm chung của các đối tượng khảo sát 14
2- Thực trạng về nhân lực của Khoa/Phòng xét nghiệm 17
2.1- Một số đặc điểm chính của cán bộ ỉabo 17
• • •
2.2- Kết quả điều tra về kiến thức, kỹ năng thực hành 22 của cán bộ labo
3- Thực trạng về trang thiết bị của Khoa/Phòng xét nghiệm 26
4- Thực trạng về kỹ thuật xét nghiện của Khoa/Phòng XN 31
5- Nguyên nhân các Khoa/Phòng xét nghiệm chưa đáp ứng 50 nhu cầu lâm sàng
5.1- Nguyên nhân công tấc xét nghiệm chưa đáp ứng 50 nhu cầu lâm sàng
5.2- Đánh giá vai trò và nhu cầu xét nghiệm trong công 53 tấc khám-chữa bệnh
6- Vấn đề đào tạo Sau Đại học cho cán bộ labo 56
• • • •
7- Quan tâm của lãnh đạo đối với lĩnh vực xét nghiệm của 59 ngành Y tế
8- Ý kiến của cán bộ nghiên cứu qua quá trình điều tra 62
9- Ý kiến về tổ chức Khoa xét nghiệm chung ‘T sinh học 63 lâm sàng ” trong bệnh viện
Bàn ỉuận Kết luận Kién nghị
Tài liệu tham khảo 79
Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích