Điều tra tổn thương tâm sinh lí các nữ cựu chiến binh Ninh Bình phục vụ chiến trường Miền Nam
Trong chiến tranh Việt Nam, từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch rải chất diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam (Ranch Hand Opération) với mục đích phát quang và phá hoại mùa màng. Theo báo cáo của Uỷ ban Quốc gia điều tra hậu quả chiến tranh hoá học của Mỹ ở Việt Nam (Uỷ Ban 10-80), trong chiến dịch này quân đội Mỹ đã sử dụng thử nghiệm khoảng 20 hoá chất trên quy mô toàn bộ diện tích miền Nam Việt Nam với khối lượng lớn và nồng độ cao, biến miền Nam Việt Nam nói riêng và toàn bộ Việt Nam nói chung thành một phòng thí nghiệm khổng lồ trong đó con người trở thành đối tượng thí nghiệm. Tổng lượng các chất độc hoá học (CĐHH) quân đội Mỹ rải ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh khoảng 76,9 triệu lít [27]. Mỗi loại hóa chất màu có thành phần hóa học khác nhau, nhưng nói chung phần lớn chúng đều có thành phần 2,4,5-Trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T), tức có chứa dioxin ở những nồng độ khác nhau [22].
Dioxin là tên gọi tắt của chất 2,3,7,8-Tetrachloro Dibenzo-p-dioxin, là một tạp chất xuất hiện tự nhiên trong quá trình sản xuất chất 2,4,5-T và một số sản phẩm khác trong công nghiệp hoá chất và xử lý rác thải. Đây là chất độc nhất và được biết đến như một tác nhân gây ung thư, dị tật bẩm sinh (DTBS) và hàng loạt bệnh tật khác trên con người [22].
Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc gần 40 năm, nhưng hậu quả của nó gây ra vẫn chưa kết thúc, đặc biệt là những tổn thương về thể chất và tinh thần mà hàng triệu nạn nhân của cuộc chiến này phải gánh chịu. Với họ, ngoài những tổn thương về thể chất, họ còn gặp phải thương tổn dai dẳng về tin thần, các rối loạn tâm lý và đây mới là tổn thương thực sự ghê gớm đối với người mắc phải.
Theo tiến sĩ Tâm lý học Edward Tick, sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, cũng như sau các cuộc chiến tranh nói chung của Mỹ, xuất hiện một Hội chứng PTSD (Post Traumatic Stress Disorder), được gọi là Hội chứng tổn thương tâm lý hậu chiến. PTSD là một khái niệm mô tả rất chính xác về
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. TỔNG QUAN 3
1.1. Sơ lược về cuộc chiến tranh hoá học ở Việt Nam 3
1.2. Tâm sinh lý con người và Hội chứng tổn thương tâm lý hậu chiến 5
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1. Đối tượng nghiên cứu 9
2.2. Phương pháp 9
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 11
3.2. Tổn thương tâm lý ở các nữ cựu chiến binh 14
3.3. Tình hình bệnh tật và tai biến sinh sản ở các nữ cựu chiến binh 18
3.2.1. Tình hình bệnh tật 18
3.2.2. Tình hình tai biến sinh sản 20
4. BÀN LUẬN 23
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 23
4.2. Về tổn thương tâm lý ở các nữ cựu chiến binh 24
4.3. Về tình hình bệnh tật và TBSS ở các nữ cựu chiến binh 26
5. KẾT LUẬN 30
5.1. Về tổn thương tâm lý của các nữ cựu chiến binh 30
5.2. Về tình hình bệnh tật và tai biến sinh sản ở các nữ CCB 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích