ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU SỐC NHIỄM KHUẨN TRẺ EM TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 2002-2008

ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU SỐC NHIỄM KHUẨN TRẺ EM TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 2002-2008

 Đặt vấn đề- Mục tiêu:Sốc nhiễm khuẩn trẻ em có tỉ lệ tử vong cao. Điều trị cấp cứu có vai trò quan trọng  để hạ thấp tỉ lệ tử vong. Nghiên cứu nhằm khảo sát vấn  đề  điều trị ban  ñầu sốc nhiễm khuẩn trẻ em tại khoa Cấp cứu. 

Phương pháp:Nghiên cứu mô tảhồi cứu 47 bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn từ1 tháng – 15 tuổi, nh ập khoa Cấp Cứu, bệnh viện Nhi Đồng I từ01/01/2002 ñến 31/12/2008. 
 
Kết quả:  Đa sốsốc nhiễm khuẩn gặp ởtrẻdưới 5 tuổi chiếm 76,6% với tỉlệnam / nữ= 1,6/1. Hơn ½ trường hợp sốc nhiễm khuẩn ñược chuyển  ñến từtuyến trước. Phần lớn bệnh nhi nhập khoa cấp cứu trong tình trạng rất nặng với 100% rối loạn tri giác; 85% tay chân lạnh; 60% suy hô hấp nặng; 47% mạch không bắt  ñược; 62% huyết áp không  ño ñược. Phân theo mức ñộsốc, ña sốbệnh nhi ởgiai đoạn sốc mất bù (34%) và sốc không hồi phục (57,4%). Về điều trịcấp cứu, dung dịch ñiện giải là loại dịch truyền thường  ñược lựa chọn nhất  để chống sốc (85%) với tốc  độtruyền dịch thấp thường là ≤20 ml/kg/giờ(58,7%) và tổng lượng dịch truyền trong giờ ñầu không nhiều, trung bình là 28,7ml/kg/giờ. Dopamin (83%) và Dobutamine (51%) là 2 thuốc vận mạch thường  ñược sửdụng nhất. Kháng sinh kinh nghiệm thường  được sửdụng theo liệu pháp lên thang, nhiều nhất là Cefotaxime (89,4%), tiếp theo là Gentamycin (48,9%). Sau 6 giờ  đầu cấp cứu, tỉlệra sốc còn thấp: 27,7% sau 1 giờvà 44,7% sau 6 giờ. Tỉlệtửvong của sốc nhiễm khuẩn ởtrẻem còn khá cao, với tửvong trong 24 giờvà tửvong chung lần lượt là 46,8% và 70,2%. 
 
Kết luận: Đa số trẻ sốc nhiễm khuẩn nhập viện trong tình trạng sốc nặng, tỉ lệ tử vong cao. Điều trịcấp cứu sốc nhiễm khuẩn còn có những vấn ñềchưa thích hợp như truyền dịch chống sốc, sửdụng vận mạch, kháng sinh ban đầu. Nghiên cứu áp dụng các hướng dẫn mới theo khuyến cáo của ACCM-APLS 2008 là cần thiết nh ằm hạthấp tỉ lệtửvong sốc nhiễm khuẩn ởtrẻem. 
 Sốc nhiễm khuẩn là biến chứng cấp tính, nặng, dễdẫn đến tửvong của nhiễm khuẩn huyết. Tỉlệtửvong của sốc nhiễm khuẩn trước  ñây rất cao, 43-54%(9)và tùy thuộc vào sốcơquan bịrối loạn chức năng: 20% ñối với một cơquan, 45% với hai cơquan bịrối loạn, >60% với 3 cơquan bịrối loạn chức năng trởlên(12). Trong những năm gần đây, tỉ lệ  tử vong của sốc nhiễm khuẩn ñã cải thiện  đáng kểtại các nước phát triển, chỉcòn khoảng 20-30% nhờvào các tiến bộtrong hồi sức sốc tích cực(8). Tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu  đoàn hệtừ1993-2001 cho thấy tỉ lệ tử vong chỉcòn là 9% nếu áp dụng theo hướng dẫn mới của ACCM-PALS so với 38% nếu điều trị theo phác đồ cũ(6). Tuy nhiên tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong của sốc nhiễm khuẩn hiện tại vẫn còn rất cao. Tửvong do sốc nhiễm khuẩn tại Viện Nhi trung ương năm 2003-2005 là 81,6%(15); tại bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2000-2003 là 86,5%(16) và tại bệnh viện Nhi Đồng 1năm 2003-2005 là 75,4%(1)Theo nhiều nghiên cứu, yếu tốquan trọng nhất  ảnh hưởng tới kết cục là phải nhận biết sớm sốc nhiễm khuẩn và hồi sức sốc có hiệu quảtại khoa cấp cứu(11). Trong  điều kiện nước ta, việc nhận biết sớm sốc nhiễm khuẩn còn gặp nhiều khó khăn do trình độdân trí chưa cao và sựchênh lệch trình ñộy tếgiữa các tuyến y tế. Do đó để hạ thấp tỉ lệ tử vong của sốc nhiễm khuẩn, cần tập trung vào ñiều trịcấp cứu sốc nhiễm khuẩn có hiệu quả tại khoa cấp cứu.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment