Điều trị bệnh Crohn

Điều trị bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh viêm mãn tính của ruột. Bệnh chủ yếu gây ra loét trong lớp niêm mạc của ruột non và ruột già, nhưng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa bất cứ nơi nào từ miệng đến hậu môn. Bệnh này cũng được gọi là u hạt ruột hoặc viêm đại tràng, viêm ruột khu vực, viêm manh tràng. Cho tới nay, chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh là gì do đó các biện pháp điều trị chủ yếu tập trung giảm triệu chứng bệnh.

Hình ảnh ruột tổn thương trong bệnh Crohn (ảnh jamanetwork.com)

Làm thế nào để điều trị bệnh Crohn?

Các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh Crohn khác nhau tùy thuộc từng bệnh nhân. Bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc không có thể không cần điều trị. Bệnh nhân ở giai đoạn bệnh thuyên giảm (hết triệu chứng) cũng có thể không cần điều trị.

Thuốc bệnh Crohn

Không có thuốc đặc hiệu có thể chữa khỏi bệnh Crohn. Bệnh nhân bị bệnh Crohn thường sẽ trải qua giai đoạn tái phát (nặng lên của tình trạng viêm) tiếp theo là giai đoạn thuyên giảm (giảm bớt viêm) kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Trong quá trình tái phát, các triệu chứng của đau bụng, tiêu chảy, chảy máu trực tràng sẽ nặng hơn. Trong thời gian thuyên giảm, các triệu chứng được cải thiện. Thuyên giảm thường xảy ra do điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, nhưng đôi khi chúng xảy ra một cách tự nhiên mà không cần bất kỳ sự điều trị nào.

Vì không có chữa bệnh cho bệnh Crohn, mục tiêu của điều trị là:

1) Làm thuyên giảm bệnh

2) Duy trì sự thuyên giảm

3) Giảm thiểu tác dụng phụ của điều trị

4) Cải thiện chất lượng cuộc sống.

Điều trị bệnh Crohn và viêm loét đại tràng với các thuốc tương tự nhau mặc dù không phải luôn luôn giống hệt nhau.

Các thuốc để điều trị bệnh Crohn

Chống viêm chẳng hạn như các hợp chất 5-ASA, các corticosteroid, thuốc kháng sinh, và ức chế miễn dịch.

Lựa chọn của các phác đồ điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng bệnh, vị trí bệnh và các biến chứng liên quan đến bệnh. Nhiều hướng dẫn khuyến cáo rằng phương pháp tiếp cận có trình tự ban đầu để gây giảm triệu chứng lâm sàng và sau đó để duy trì sự thuyên giảm này. Bằng chứng ban đầu đánh giá sự cải thiện điều trị được thấy trong vòng 2-4 tuần và cải thiện tối đa nên được nhận thấy trong 12 đến 16 tuần.

Phương pháp cổ điển để điều trị trong bệnh Crohn là phương pháp “tăng dần” tiếp cận bắt đầu với các thuốc chỉ định cho bệnh nhẹ sau đó sẽ điều trị ngày càng tăng hơn khi bệnh nặng hơn. Gần đây các vấn đề đã được chuyển hướng với cách tiếp cận “từ trên xuống” mà có thể làm giảm tiếp xúc với các tác nhân chống viêm và gia tăng tiếp xúc với các yếu tố tăng cường lành niêm mạc và có thể ngăn ngừa trong tương lai các biến chứng bệnh.

Có một số chất bổ sung, chế độ ăn uống cho bệnh Crohn?

Chế độ ăn uống thay đổi, bổ sung có thể giúp kiểm soát mức độ bệnh Crohn.

Vì chất xơ là kém tiêu hóa, nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tắc ruột. Do đó, nên có một chế độ ăn uống ít chất xơ, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị bệnh đường ruột hẹp.

Chế độ ăn uống lỏng có thể sẽ tốt hơn khi các triệu chứng nặng lên.

Dinh dưỡng đường tĩnh mạch hoặc dinh dưỡng toàn phần có thể được áp dụng khi cảm thấy rằng cần phải cho ruột được “nghỉ ngơi.”

Bổ sung canxi, folate và vitamin B12 là cần thiết khi có tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng.

Việc sử dụng các tác nhân chống tiêu chảy (diphenoxylate và atropine) Lomotil, Loperamide (Imodium) và antispasmotics cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng chuột rút và tiêu chảy.

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến bệnh Crohn

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nghiện hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ cho bệnh Crohn và hút thuốc thụ động cũng có thể đóng góp để tiên lượng bệnh xấu hơn. Vì vậy, cần được tư vấn cai nghiện thuốc lá cho các bệnh nhân Crohn.

Loãng xương có mật độ xương giảm đáng kể cũng đã ngày càng được công nhận là một vấn đề ảnh hưởng quan trọng tới sức khỏe ở những bệnh nhân bị bệnh viêm ruột. Sàng lọc với một nghiên cứu mật độ xương được khuyến cáo ở phụ nữ sau mãn kinh, đàn ông trên 50 tuổi, bệnh nhân có sử dụng corticoid kéo dài (> 3 tháng liên tục hoặc các đợt thường xuyên), bệnh nhân có tiền sử gãy xương, sau chấn thương với chấn thương tối thiểu. Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh viêm ruột nên uống bổ xung canxi và vitamin D.

Benh.vn

Theo Benh.vn

Leave a Comment