ĐIỀU TRỊ BỆNH THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI BẰNG KỸ THUẬT CAN THIỆP QUA DA: KẾT QUẢ TRƯỚC MẶT, NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN
ĐIỀU TRỊ BỆNH THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI BẰNG KỸ THUẬT CAN THIỆP QUA DA: KẾT QUẢ TRƯỚC MẶT, NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN
Trần Nguyễn Phương Hải*, Võ Thành Nhân
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy can thiệp thân chung động mạch vành trái qua da an toàn và hiệu quả. Tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Nghiên cứu này nhằm khảo sát kết quả trước mắt, ngắn hạn và trung hạn của điều trị bệnh thân chung động mạch vành trái bằng kỹ thuật can thiệp qua da.
Phương pháp: Theo dõi mỗi tháng những bệnh nhân được can thiệp thân chung động mạch vành trái tại khoa TMCT bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2006 đến 12/2009 để đánh giá kết quả thủ thuật, tỷ lệ tái hẹp và các biến cố tim mạch chính (tử vong do nguyên nhân tim mạch, nhồi máu cơ tim không tử vong và tái thông sang thương đích).
Kết quả: Có 55 bệnh nhân được can thiệp thân chung động mạch vành trái. Tỷ lệ thành công giải phẫu là 100%, thành công lâm sàng là 98,2%. Chỉ có 1 trường hợp (1,8%) tử vong do choáng tim sau nhồi máu cơ tim cấp. Kết quả trước mắt- ngắn hạn: tử vong (1,8%), tái thông sang thương đích (1,8%), biến cố tim mạch chính (3,6%). Kết quả trung hạn: tử vong (1,8%), nhồi máu cơ tim(1,8%), tái thông sang thương đích (7,3%), biến cố tim mạch chính (10,9%). Những bệnh nhân can thiệp cấp cứu có tỷ lệ biến cố tim mạch chính cao hơn những bệnh nhân can thiệp chương trình (p=0,032). Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ tái hẹp và biến cố tim mạch chính giữa các bệnh nhân được đặt stent phủ thuốc và stent không phủ thuốc, nguy cơ phẫu thuật bắc cầu cao và thấp, sang thương đoạn gần và đoạn xa, tổn thương một và nhiều nhánh mạch vành.
Kết luận: Điều trị bệnh thân chung động mạch vành trái bằng kỹ thuật qua da là phương pháp hiệu quả và an toàn.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất