ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP RÒ ĐỘNG TĨNH MẠCH MÀNG CỨNG XOANG HANG QUA TÁI THÔNG XOANG ĐÁ DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP RÒ ĐỘNG TĨNH MẠCH MÀNG CỨNG XOANG HANG QUA TÁI THÔNG XOANG ĐÁ DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Vũ Đăng Lưu1, Trần Anh Tuấn1, Phạm Minh Thông1, Nguyễn Quang Anh1, Nguyễn Thanh Nam2
1 Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai
2 Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang (RĐTMMCXH) là tình trạng thông động tĩnh mạch trực tiếp hoặc gián tiếp vùng xoang hang có mạch nuôi xuất phát từ các nhánh màng cứng động mạch cảnh ngoài và/hoặc động mạch cảnh trong[1,2,3,4,8]. Điều trị can thiệp RĐTMMCXH qua xoang đá dưới (XĐD) là một kỹ thuật hiệu quả, an toàn [3,4,5,11]. Tuy nhiên, hướng tiếp cận này có thể gặp khó khăn khi XĐD bị tắc hoặc không hiện hình. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu mô tả đặc điểm hình ảnh học RĐTMMCXH theo phân loại Barrow/Cognard[9], mối liên quan giữa hình ảnh và chiến lược, kỹ thuật điều trị, kết quả cũng như tai biến, đặc biệt là kinh nghiệm kỹ thuật tái thông XĐD và sử dụng vật liệu nút mạch nhân 12 trường hợp can thiệp RĐTMMCXH qua tái thông XĐD tại Đơn vị can thiệp mạch, khoa Chẩn đoán Hình ảnh, bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2017 đến 30/6/2018.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com