Điều trị đau dây V bằng tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của chụp mạch số hóa xóa nền
Luận văn Điều trị đau dây V bằng tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của chụp mạch số hóa xóa nền.Đau dây thần kinh số V (hay thần kinh sinh ba: Trigeminal Neuralgia) là chứng đau mặt thường gặp, được đặc trưng bởi các cuộc tấn công kịch phát, đột ngột, sắc nét giống như một cú sốc điện hoặc dao đâm. Các cơn đau thường có cường đô dữ dôi với thời gian ngắn vài giây nhưng cũng có thể kéo dài tới hai phút. Đau hay gặp ở một bên mặt và thường cảm thấy ở vùng xương gò má, mũi, môi hàm trên. Ở một số người, đau cũng kéo xuống môi hàm dưới và cằm. Có những điểm kích ho ạt cơn đau nếu chạm vào hoặc gặp một số yếu tố kích phát như khi ăn, đánh răng, trang điể m, nói chuyện [1].
Khi tiến triển, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc nói chuyện, ăn uống, duy trì vệ sinh răng miệ ng do s ợ gây kích phát cơn đau [2]. Trong trườ ng hợp nặng, đau dây thần kinh số V có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống với sự trầm cảm và lo âu tác đông gây kích phát cơn đau [3].
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh số V đến nay vẫn chưa có một giả i thích nào đầy đủ, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy đau có sự liên quan đến việc chèn ép mạch máu vào dây thần kinh số V gần chỗ ra c ủa nó từ thân não bởi sự bất thường của đông mạch hoặc tĩnh mạch. Một số tác giả cho rằng nguyên nhân đau có thể do sang chấn mãn tính dây V, rối loạn khử myelin,
khối u chèn ép dây V, tổn thương thần kinh do chấn thương và phẫu thuật… nhưng đa phần các trường hợp đau dây V không rõ nguyên nhân [4].
Mặc dù gần đây có nhiều tiến bô trong điều trị đau dây thần kinh số V nhưng khó có phương pháp chuẩn hay đơn độc nào thành công cho tất cả các bệnh nhân. Trong các phương pháp điều trị đau dây thần kinh số V thì điều trị nôi khoa luôn được lựa chọn đầu tiên, nhưng khi điều trị nôi khoa không kiểm soát được cơn đau hoặc kiểm soát không đầy đủ hay có những tác dụng phụ của thuốc thì cần chuyển sang phương pháp điều trị ngoại khoa như: phẫ u thuật giải áp vi mạch; diệt hạch dây V bằng sóng cao tần, bằng tia xạ, bóng áp lực hay tiêm glycerol hoặc cồn tuyệt đối [5] [6]. Mỗi kỹ thuật cho kết quả và có thể gây ra biến chứng riêng. Phương pháp diệt hạch dây thần kinh số V bằng cồn được áp dụng từ những năm 1911 và thường được thực hiện dưới hướng dẫn của huỳnh quang hoặc X quang, gần đây có một số nghiên cứu thực hiện dưới hướng dẫn của CT cho kết quả khả quan hơn với chất lượng hình ảnh chính xác và nhiều chiều hơn so với Xquang [7] [8].
Đau dây thần kinh số V thường ảnh hưởng nhiều tới tinh thần và chất lượ ng cuộc sống của ngườ i bệnh, vì vây cần có chẩn đoán và điề u tr ị sớm. Và vì phần lớn bệnh nhân mắc bệnh này thường cao tuổi, không phải là đối tượng tốt để phẫu thuật nên có nhu cầu cho một thủ thuật tương đối đơn giản, xâm lấn tối thiểu mà vẫn kiểm soát được cơn đau. Tại Việt Nam, máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) đã phát triển ở nhiều bệnh viện nhưng chưa có nghiên cứu, thống kê nào ứng dụng hướng dẫn của DSA vào tiêm diệt hạch Gasser trong điều trị đau dây thần kinh số V. Vì vây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Điều trị đau dây V bằng tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của chụp mạch số hóa xóa nền”
Với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và đặc điểm kỹ thuật tiêm diệt hạch dây V bằng cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của chụp mạch số hóa xóa nền.
2. Đánh giá kết quả sớm của kỹ thuật tiêm diệt hạch dây V qua da bằng cồn tuyệt đối.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÈ 1
CHƯƠNG 1. TỎNG QUAN 3
1.1 Lịch sử nghiên cứu đau dây thần kinh số V 3
1.2 Giải phẫu dây thần kinh số V 5
1.3 Bệnh học đau dây V 6
1.3.1 Chèn ép thần kinh 7
1.3.2 Rối loạn khử myelin nguyên phát 7
1.3.3 Xâm nhập thần kinh 8
1.3.4 Bệnh lý thân não 8
1.4 Cơ chế bênh sinh đau dây V 8
1.5 Dịch tễ học bênh đau dây V 9
1.6 Lâm sàng đau dây V 9
1.7 Các thể lâm sàng đau dây V 11
1.7.1 Đau thần kinh V nguyên phát 11
1.7.2 Đau thần kinh V thứ phát 13
1.8 Chẩn đoán hình ảnh 13
1.9 Chẩn đoán lâm sàng đau dây V 13
1.9.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán đau thần kinh V điển hình: 14
1.9.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán đau thần kinh V triệu chứng: 15
1.10 Chẩn đoán phân biệt đau dây V 15
1.11 Điều trị đau dây V 16
1.11.1 Nguyên tắc chung 16
1.11.2 Điều trị nôi khoa 17
1.11.3 Điều trị ngoại khoa 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1 Đối tượng 24
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 24
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.1.4 Cỡ mẫu nghiên cứu 24
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 25
2.3.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu 25
2.3.3 Các bước tiến hành nghiên cứu 28
2.4 Kỹ thuật tiến hành 29
2.4.1 Phương tiện nghiên cứu 29
2.4.2 Kỹ thuật tiến hành chọc tiêm diệt hạch Gasser 30
2.5 Xử lý số liêu 35
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 35
CHƯƠNG 3. KÉT QUẢ 36
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 36
3.1.1 Giới tính của các đối tượng nghiên cứu 36
3.1.2 Tuổi của các đối tượng nghiên cứu 36
3.1.3 Thời gian nam viện sau can thiệp 37
3.2 Đặc điểm lâm sàng trước tiêm diệt hạch Gasser 37
3.2.1 Thời gian khởi phát bệnh(đau mặt) 37
3.2.2 Mật đô cơn đau trong ngày 38
3.2.3 Tính chất cơn đau mặt 39
3.2.4 Mức đô đau theo thang điểm VAS 39
3.2.5 Yeu tố gây kích phát cơnđau 40
3.2.6 Bên mặt bị đau 40
3.2.7 Vùng mặt bị đau 40
3.2.8 Trương lực cơ can hai bên 41
3.2.9 Các phương pháp điều trị đã được áp dụng 42
3.2.10 Nhổ răng vùng đau 42
3.2.11 Thuốc đã dùng trong điều trị nôi khoa 43
3.2.12 Liều lượng thuốc nôi khoa đã dùng 43
3.3 Một số đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ sọ não 44
3.4 Một số đặc điểm về kỹ thuật tiêm diệt hạch 44
3.4.1 Phương tiện chọc hạch Gasser 44
3.4.2 Rò thuốc cản quang trên DSA 45
3.4.3 Vị trí rò thuốc cản quang thường gặp 45
3.4.4 Đặc điểm lượng cồn tuyệt đối cho một lần tiêm diệt hạch 46
3.4.5 Đặc điểm giữa lượng cồn tiêm và số bệnh nhân tiêm lại lần hai…. 47
3.5 Đặc điem lâm sàng sau tiêm diệt hạch Gasser 47
3.5.1 Một số đặc điểm lâm sàng ngay sau tiêm diệt hạch Gasser 47
3.5.2 Đặc điểm lâm sàng sau theo dõi và khám lại 49
CHƯƠNG 4. BÀN LUẨN 52
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 52
4.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu 52
4.1.2 Một số đặc điểm lâm sàng trước tiêm của đối tượng nghiên cứu… 54
4.2 Đặc điểm về kỹ thuật và phương tiên tiêm diệt hạch dây V 58
4.3 Đặc điểm kết quả lâm sàng sau tiêm diệt hạch dây V 64
4.3.1 Kết quả ngay sau tiêm diệt hạch 64
4.3.2 Kết quả sau theo dõi và khám lại 65
KÉT LUẨN 70
KIÉN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Krafft R. M. (2008). Trigeminal Neuralgia. American Family Physician, 77(9): p. 1291-1296.
2. Castro A. R., Siqueira S. R., Perissinotti D. M. (2008). Psychological evaluation and cope with trigeminal neuralgia and temporomandibular disorder. Arq Neuro-psiquiatr, 66(3B): p. 716-719.
3. Kaufmann A. M., Patel M. (2001). Your complete guide to trigeminal neuralgia. Centre for Cranial Nerve Disorders, Winnipeg.
4. Love S., Coakham H. B. (2001). Trigeminal neuralgia: Pathology and pathogenesis. Brain 124(12): p. 2347-2360.
5. Ahmed S. S., Bey A., Hashmi S. H (2011). Trigeminal neuralgia – A neuropathic pain. Current Neurobiology, 2(1): p. 75-79.
6. Bennetto L., Patel N. K., Fuller G. (2007). Trigeminal neuralgia and its management. BMJ 334(7586): p. 201-205.
7. Harris W. (1912). Three Cases of Alcohol Injection of the Gasserian Ganglion for Trigeminal Neuralgia. Proc R Soc Med, 5(Clin Sect): p. 115-119.
8. Lugo V. W., Vallarino F. A., Corral R. C. (2008). Use of Computed Tomography Guide for Trigeminal Alcohol Neurolysis. Anestesia en mexico, 20(1): p. 11-13.
9. Harris W. (1951). A History of the Treatment of Trigeminal Neuralgia. Postgrad Med 27(303): p. 18-21.
10. Eboli P., Stone J. L., Aydin S. (2009). Historical Characterization of Trigeminal Neuralgia. Neurosurgery, 64(6): p. 1183-1187.
11. Võ Văn Nho., Và Cs. (2007). Giải áp vi mạch trong điều trị đau dây thần kinh so V – 197 trường hợp từ năm 1998 đến năm 2007. Hội thần kinh Thành Phổ HCM.
12. Đồng Văn Hê. (2008). Điều trị đau dây V bằng phẫu thuật giải phóng chèn ép mạch máu. Y Học Thực Hành, 669(8): p. 55-58.
13. Võ Văn Nho (2003). Điều trị đau dây thần kinh số V vô căn bằng
phương pháp nhiệt đông tại hạch Gasser qua da. Y học TP Hồ Chí
Minh, 7(4): p. 121-130.