Điều  trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường miệng với nội soi hỗ trợ

Điều  trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường miệng với nội soi hỗ trợ

Điều  trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới  bằng kết hợp xương qua đường miệng với nội soi hỗ trợ.Gãy  lồi  cầu  xương hàm  dưới  là  loại  chấn  thương  gãy  xương  khá  phức  tạp  ở vùng hàm mặt,  chiếm  tỉ lệ khá cao khoảng 30-55% trong gãy xương hàm dưới  [114], [131], [145], [148]. Gãy lồi cầu xương hàm dưới bao gồm gãy đầu lồi cầu và gãy cổ lồi  cầu  [173], trong đó gãy  cổ lồi cầu  chiếm tỉ lệ  trội  hơn, khoảng 59% trong gãy lồi cầu  [3]. Bên cạnh đó, lồi cầu xương hàm dưới nằm trong một cấu trúc giải phẫu quan trọng  của vùng hàm mặt, đó là khớp thái dương-hàm. Cấu tạo đặc biệt của lồi cầu giúp cho  nó có khả năng chịu lực cao, thích ứng với những thay đổi về lực trong quá trình thực  hiện chức năng nhai. Ngoài ra, lồi cầu còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng  trưởng của xương hàm dưới [23], [33], [39]. Do vậy, gãy cổ lồi cầu sẽ ảnh hưởng rõ rệt  đến chức năng của hệ thống nhai; sự di lệch của lồi cầu gãy sẽ phá vỡ sự toàn vẹn cấu  trúc diện khớp, đĩa khớp, các dây chằng và cơ bám dính vào khớp; từ đó có thể để lại  các di chứng như loạn năng khớp, cứng khớp, rối loạn vận động hàm dưới, rối loạn tăng trưởng hàm dưới, sai khớp cắn…ảnh hưởng trực tiếp đến  chức năng ăn nhai và  thẩm mỹ của bệnh nhân [12], [17], [23], [39], [46], [47], [106].

Trước đây, việc điều trị gãy cổ lồi cầu  còn là vấn đề tranh luận về chỉ định giữa hai phương pháp bảo tồn và phẫu thuật. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về điều trị gãy cổ  lồi cầu  bằng phương pháp bảo tồn đã không thể đạt được sự nắn chỉnh đúng giải phẫu  tại ổ gãy, nhất là trong các trường hợp gãy di lệch nhiều và gãy trật khớp  [48], [86], [118].  Trong khi đó, phương pháp phẫu thuật  với việc nắn chỉnh hở và  kết hợp xương tại ổ gãy  đã chứng tỏ kết quả tốt về giải phẫu và chức năng ngay sau  phẫu thuật  [32],  [35],  [49], [50],  [145], [169].  Bên cạnh đó, phẫu thuật kết hợp xương cổ lồi cầu là một  phẫu thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm, khéo léo, nhất là trong trường hợp đường vào phẫu thuật trong miệng [140], [141], [142].

Hiện nay, điều trị gãy  cổ lồi cầu  bằng phương pháp  phẫu thuật  đang được chỉ định và thực hiện rộng rãi  [1],  [4], [6],  [9], [62], [119].  Với phương pháp điều trị phẫu thuật,  có nhiều kỹ thuật đã  được mô tả  trong y văn về  việc  kết hợp xương cổ lồi cầu, 2 trong đó sử dụng hệ thống nẹp-vít nhỏ đang ngày càng  trở nên  thông dụng  [48], [54],  [61],  [97].  Vấn  đề  biến  chứng  của  phương  pháp  phẫu  thuật  liên  quan  trực  tiếp  đến 

đường vào phẫu thuật.  Có nhiều đường vào phẫu thuật được sử dụng để điều trị  gãy cổ lồi cầu xương hàm  dưới  [135]. Đường vào  phẫu thuật  ngoài mặt gồm các đường  vào  trước  tai,  sau hàm,  dưới hàm…  đã  được báo  cáo  thành  công nhưng  có một  số  biến  chứng xảy ra như dò nước bọt, sẹo mổ có thể nhìn thấy được, tổn thương tạm thời hay  vĩnh viễn nhánh của thần kinh mặt  [34],  [45], [47], [120], [166], [168].  Trong khi đó,  phương  pháp  kết  hợp  xương  cổ  lồi  cầu  bằng  đường  vào  phẫu  thuật  trong miệng  đã tránh được những biến chứng trên, nhất là với sự trợ giúp của một số dụng cụ  phẫu  thuật  mới và trang thiết bị nội soi  [43],  [57], [80], [103],  [101], [107],  [113], [135], [139], [140], [141].  Nhìn chung, các nghiên cứu sử dụng phương pháp phẫu thuật bằng  đường vào ngoài mặt hay trong miệng đều kết luận đã đạt được kết quả điều trị tốt. Bên  cạnh đó, đường vào  phẫu thuật  trong miệng với  nội soi  hỗ trợ  được chứng minh  rằng  giảm thiểu tối đa di chứng tổn thương thần kinh mặt  và không để lại sẹo bên ngoài, do  vậy đây là một tiến bộ trong điều trị phẫu thuật kết hợp xương gãy cổ lồi cầu.

Tại Việt Nam,  bên cạnh phương pháp bảo tồn  thường được thực hiện từ trước  tới nay trong điều trị  gãy  cổ lồi cầu  xương hàm dưới [3]  thì ngày nay , với số lượng và  mức độ trầm trọng của chấn thương hàm mặt ngày càng gia tăng, điều trị gãy cổ lồi cầu xương  hàm  dưới  bằng  phương  pháp  phẫu  thuật  đang  dần  trở  nên  phổ  biến  với  các  đường vào ngoài mặt [4], [6], [9].  Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào về phẫu thuật kết  hợp  xương  cổ  lồi  cầu  bằng đường miệng dưới  hỗ  trợ  nội  soi  được báo  cáo ở  y  văn  trong nước. Bên cạnh đó,  cần  có  thêm cơ sở khoa học cũng như minh  chứng đáng tin  cậy  về  những  ưu điểm  của phương pháp  phẫu  thuật  kết hợp  xương  cổ  lồi  cầu  bằng  đường vào trong miệng với nội soi hỗ trợ so với đường vào ngoài mặt. Với mong muốn  trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Điều  trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường miệng với nội soi hỗ trợ” với mục đích nghiên cứu điều  trị phẫu thuật gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới bằng phương pháp kết hợp xương qua  đường miệng với nội soi hỗ trợ so sánh với đường dưới hàm nhằm 3 mục tiêu sau: 

1.  Khảo sát đặc điểm lâm sàng và đặc điểm X quang trước phẫu thuật.

2.  Đánh giá và so sánh kết quả điều trị của hai phương pháp  về phương diện lâm sàng(tình trạng khớp cắn, tình trạng vết mổ, thương tổn thần kinh mặt, biên độ vận động  hàm dưới, triệu chứng đau trước tai, tình trạng sẹo mổ).

3.  Đánh giá và so sánh kết quả điều trị của hai phương pháp  về phương diện X quang  (phân phối số lượng nẹp ở mỗi ổ gãy, kết quả nắn chỉnh ổ gãy , biến chứng liên quan nẹp-vít, lành xương gãy )

MỤC LỤC Điều  trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới  bằng kết hợp xương qua đường miệng với nội soi hỗ trợ

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình và biểu đồ

Danh mục đối chiếu thuật ngữ Việt-Anh

ĐẶT VẤN ĐỀ………………………….. ……………………………………………………………………  1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU  …………………………………………………………………  4

1.1. Giải phẫu-chức năng lồi cầu xương hàm dưới và các cấu trúc giải phẫu liên 

quan ……………………………………………………………………………………………………………..  4

1.2. Lịch sử điều trị phẫu thuật gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới  …………………………….  12

1.3. Chỉ định và chống chỉ định điều trị phẫu thuật gãy lồi cầu xương hàm dưới  ……..  13

1.4. Các đường vào phẫu thuật sử dụng kết hợp xương cổ lồi cầu  ………………………….  19

1.5. So sánh các đường vào phẫu thuật kết hợp xương cổ lồi cầu  …………………………..  30

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  …………………………..  35

2.1. Đối tượng nghiên cứu  ………………………….. ………………………….. ……………………..  35

2.2. Phương pháp nghiên cứu  ………………………………………………………………………….  35

2.3. Đạo đức trong nghiên cứu  ………………………………………………………. ………………..  59

Chương 3: KẾT QUẢ  ………………………………………………………. ………………………….. .  61

3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu trước phẫu thuật  ……………………………………………  61

3.2. Đánh giá và so sánh kết quả điều trị phẫu thuật gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới 

bằng kết hợp xương qua đường miệng với nội soi hỗ trợ và đường dưới hàm về 

phương diện lâm sàng  ………………………………………………………. ………………………….. .  71

3.3. Đánh giá và so sánh kết quả điều trị phẫu thuật gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới 

qua đường miệng với nội soi hỗ trợ và đường dưới hàm về phương diện X quang  ……  82

3.4. Đánh giá tổng quát kết quả điều trị phẫu thuật gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới 

qua đường miệng với nội soi hỗ trợ và đường dưới hàm  ………………………………………  88

Chương 4: BÀN LUẬN  ………………………………………………………………………………….  89

4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu trước phẫu thuật  ……………………………………………  89

4.2. Đánh giá và so sánh kết quả điều trị phẫu thuật gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới 

qua đường miệng với nội soi hỗ trợ và đường dưới hàm về phương diện lâm sàng  …..  98 

4.3. Đánh giá và so sánh kết quả điều trị phẫu thuật gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới 

qua đường miệng với nội soi hỗ trợ và đường dưới hàm về phương diện X quang  ….  113

4.4. Đánh giá tổng quát kết quả điều trị phẫu thuật gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới 

qua đường miệng với nội soi hỗ trợ và đường dưới hàm  …………………………………….  129

KẾT LUẬN  ………………………………………………………………………………………………..  132

KIẾN NGHỊ  ……………………………………………………………………………………………….  134

DANH MỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Ưu – nhược điểm của các đường vào PT KHX CLC  31

Bảng 1.2.  Di  chứng và biến  chứng  của các đường  vào PT KHX  CLC  trong 

nghiên cứu của Handschel & cs  34

Bảng 2.1. Tổng hợp biến số nghiên cứu  57

Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu và phân tích thống kê liên quan  58

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân và ổ gãy cổ lồi cầu ở mỗi nhóm  61

Bảng 3.2. Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân nghiên cứu (theo WHO)  62

Bảng 3.3. Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu  63

Bảng 3.4. Phân bố giới tính của mẫu nghiên cứu  63

Bảng 3.5. Phân phối các nhóm tuổi bệnh nhân (theo WHO) theo giới tính  64

Bảng 3.6. Nguy ên nhân chấn thương  65

Bảng 3.7. Thời gian trước phẫu thuật  66

Bảng 3.8. Triệu chứng lâm sàng vùng trước tai bên gãy   67

Bảng 3.9. Triệu chứng lâm sàng sai khớp cắn  67

Bảng 3.10. Vị trí gãy cổ lồi cầu  68

Bảng 3.11. Mức độ di lệch ổ gãy CLC trước phẫu thuật  68

Bảng 3.12. Tương quan giữa đầu lồi cầu và hõm khớp trước phẫu thuật  69

Bảng 3.13. Tỉ lệ và số lượng gãy phối hợp các vị trí khác ở xương hàm dưới  70

Bảng 3.14. Tỉ lệ và số lượng bệnh nhân gãy xương tầng giữa mặt phối hợp  71

Bảng 3.15. Tình trạng khớp cắn tuần đầu sau phẫu thuật  71

Bảng 3.16. Tình trạng nhiễm trùng vết mổ tuần đầu sau phẫu thuật  72

Bảng 3.17. Tình trạng tụ máu vết mổ tuần đầu sau phẫu thuật  72

Bảng 3.18. Thương tổn thần kinh mặt tuần đầu sau PT  73

Bảng 3.19. Tình trạng khớp cắn ở các thời điểm 1, 2, 3, 6 tháng sau phẫu thuật  73

Bảng 3.20. Biên độ há tối đa ở các thời điểm 1, 2, 3, 6 tháng sau phẫu thuật  74

Bảng 3.21. Biên độ há tối đa trung bình (mm) ở các thời điểm 1, 2, 3, 6 tháng 

sau phẫu thuật  75 

Bảng 3.22. Biên độ ra trước tối đa trung bình (mm) ở các thời điểm

1, 2, 3, 6 tháng sau phẫu thuật  76

Bảng 3.23. Biên độ sang bên lành tối đa trung bình (mm) ở các thời điểm 1, 2, 

3, 6 tháng sau phẫu thuật  77

Bảng 3.24. Biên độ sang bên gãy tối đa trung bình (mm) ở các thời điểm 1, 2, 

3, 6 tháng sau phẫu thuật  77

Bảng 3.25. Thương tổn thần kinh mặt ở các thời điểm 1, 2, 3, 6 tháng sau PT  78

Bảng 3.26. Triệu chứng đau vùng trước tai bên kết hợp xương khi vận động 

hàm  79

Bảng 3.27. Triệu chứng đau vùng trước tai bên kết hợp xương khi vận động 

hàm theo thang VAS  81

Bảng 3.28. Đánh giá sẹo mổ nhóm A sau phẫu thuật 6 tháng  82

Bảng 3.29: Phân phối số lượng nẹp được kết hợp xương ở mỗi ổ gãy  83

Bảng 3.30. Đánh giá hình ảnh tiếp hợp xương  84

Bảng 3.31. Đánh giá tương quan giữa đầu lồi cầu-hõm khớp  85

Bảng 3.32. Hình dạng lồi cầu sau phẫu thuật 6 tháng  86

Bảng 3.33. Các biến chứng liên quan nẹp-vít  86

Bảng 3.34. Đánh giá lành xương gãy sau phẫu thuật 6 tháng  87

Bảng 3.35. Đánh giá tổng quát kết quả điều trị  88

Bảng 4.1. So sánh biên độ há tối đa trung bình (TB  ± ĐLC) (mm) sau phẫu 

thuật 6 tháng của mẫu nghiên cứu này với một số nghiên cứu  khác trên thế 

giới  105

Bảng 4.2. So sánh biên độ ra trước tối đa trung bình (TB  ± ĐLC) (mm) sau 

phẫu thuật 6 tháng của mẫu nghiên cứu này với một số nghiên cứu khác trên 

th ế giới  106

Bảng 4.3. So sánh triệu chứng đau vùng trước tai bên  ổ gãy CLC  được KHX

giữa nghiên  cứu  của  Schneider &  cs  (2007) và  Chơn &  cs  (2014)  sau PT 6 

tháng  110

DANH MỤC CÁC HÌNH & BIỂU ĐỒ

Trang

Hình 1.1. Thiết đồ dọc giữa qua khớp thái dương-hàm  7

Hình  1.2.  Thiết  đồ  cắt  dọc  qua  da  vùng  mặt  biểu  thị  tương  quan  giữa  lớp 

SMAS với lớp bì bên trên và lớp cơ, cân bên dưới  7

Hình 1.3. Thiết đồ đứng dọc qua vùng khớp thái dương-hàm  8

Hình 1.4. Thần kinh mặt và các cấu trúc liên quan  10

Hình 1.5. Các cấu trúc giải phẫu quan trọng trong đường vào trước tai  11

Hình  1.6.  Hình  ảnh  phim  chụp  kiểm  tra  sau  PT  KHX  CLC  bằng  chỉ  thép 

(hình A) và nẹp-vít Sherman (hình B)  12

Hình 1.7. Di lệch của đoạn lồi cầu gãy  đo trên mặt phẳng đứng ngang (hình 

A) và mặt phẳng đứng dọc (hình B) theo Ellis & cs   16

Hình  1.8.  Mức  độ  giảm  chiều  cao  cành  cao  đo  trên  phim  toàn  cảnh  trong 

nghiên cứu của Bhagol & cs.  17

Hình 1.9. Hình ảnh trong PT KHX CLC qua đường trước tai của Hammer & 

cs  20

Hình 1.10. Đường rạch trước tai với phần mở rộng lên trên ra trước (hình gậy 

khúc côn cầu)  20

Hình 1.11.  Đường rạch Al-Kayat & Bramley  trên BN trong nghiên cứu của 

tác giả  21

Hình 1.12. Đường rạch trong tai biến đổi: đường rạch trước tai đi khuất vào 

trong phần da sụn nắp tai  21

Hình 1.13. Đường rạch sau hàm của Ellis & cs  22

Hình  1.14.  Đường  rạch  sau  hàm  ngắn  trong  nghiên  cứu  của  Biglioli  & 

Colletti  23

Hình 1.15.  Hình  ảnh  sẹo  mổ đường dưới hàm  và  KHX CLC bằng chỉ thép 

của tác giả Becker AB  23

Hình 1.16. Hình vẽ đường rạch quanh góc hàm của Eckelt  25

Hình 1.17. Bóc tách trên bề mặt cơ bám da cổ lên trên đến ngang mức ổ gãy 

CLC trong đường Risdon biến đổi  26 

Hình 1.18.  Đường  rạch  căng  da  mặt  (đường  đứt  khúc)  với bóc  tách  xuyên 

tuy ến mang tai của Vesnaver & cs  26

Hình 1.19. Đường vào căng da mặt xuy ên cơ cắn Tang & cs (2009)  27

Hình 1.20.  KHX  CLC  qua  đường  miệng  với  hỗ  trợ  trocar  xuy ên  má  trong 

nghiên cứu của Jeter & cs (1988)  28

Hình 1.21. Hình  ảnh qua màn hình nội soi cho thấy ổ gãy CLC  được KHX 

bằng nẹp-vít  29

Hình 1.22. Phân loại các đường vào PT của Knepil & cs  30

Hình 1.23. KHX CLC bằng nẹp-vít qua đường miệng dưới hỗ trợ nội soi  33

Hình 2.1. Dụng cụ hỗ trợ KHX CLC qua đường miệng dưới hỗ trợ nội soi  37

Hình 2.2. Hình chụp khớp cắn BN trước PT  38

Hình 2.3. Hình ảnh gãy CLC bên phải trên phim toàn cảnh  38

Hình 2.4. Hình ảnh gãy CLC bên phải trên phim Towne’s  39

Hình 2.5. Hình  ảnh gãy CLC với di lệch gập góc nhiều trật khớp vào trong 

hai bên được ghi nhận trên phim cắt lớp điện toán  39

Hình 2.6. Hình ảnh gãy CLC bên trái với di lệch chồng ngắn được tái tạo rõ 

ràng trên phim cắt lớp điện toán  39

Hình 2.7. Phân loại gãy CLC theo vị trí của Dechaume  40

Hình 2.8. Mức độ gập góc đo trên phim Towne’s (hình A) và giảm chiều cao 

cành cao đo trên phim toàn cảnh (hình B)  41

Hình 2.9. Phân loại gãy CLC theo tương quan giữa đầu lồi cầu và hõm khớp   41

Hình 2.10. KHX ở ổ gãy phối hợp vùng cằm bên trái  42

Hình 2.11. Hình vẽ đường rạch da dưới hàm  43

Hình 2.12. Bóc tách qua mô dưới da, cơ bám da cổ  43

Hình 2.13.Võng cơ cắn-chân bướm trong được bộc lộ  43

Hình 2.14. Bộc lộ ổ gãy cổ lồi cầu  44

Hình 2.15. Nắn chỉnh ổ gãy CLC về đúng giải phẫu  44

Hình 2.16. KHX CLC với 2 nẹp-vít nhỏ  44

Hình 2.17. Khâu đóng vết mổ  45 

Hình 2.18. Rạch niêm mạc bờ trước cành cao đến ngách  tiền đình răng cối 

lớn dưới  45

Hình 2.19. Bóc tách bộc lộ toàn bộ mặt ngoài cành cao  46

Hình 2.20. Bộc lộ ổ gãy CLC nhìn qua màn hình nội soi  46

Hình 2.21. KHX CLC bằng 2 nẹp-vít nhỏ nhìn qua màn hình nội soi  47

Hình 2.22. Hình chụp khớp cắn đúng sau PT  48

Hình 2.23. Hình ảnh liệt môi dưới bên trái do thương tổn nhánh bờ hàm dưới 

th ần kinh mặt sau PT KHX CLC qua đường dưới hàm  49

Hình 2.24. Hình ảnh sẹo đẹp (mũi tên đen) dưới hàm bên trái sau PT 6 tháng.  50

Hình 2.25. Hình ảnh sẹo vừa dưới hàm bên phải sau PT 6 tháng  50

Hình 2.26. Hình ảnh sẹo xấu dưới hàm bên trái sau PT 6 tháng  50

Hình 2.27: Hình ảnh tiếp hợp xương tốt trên phim sau KHX CLC  51

Hình 2.28: Hình ảnh tiếp hợp xương lệch ít trên phim sau KHX CLC  51

Hình 2.29. Hình ảnh tiếp hợp xương lệch nhiều trên phim sau KHX CLC  52

Hình 2.30. Hình ảnh hình d ạng lồi cầu bình thường trên phim sau PT 6 tháng  53

Hình  2.31.  Hình  ảnh  hình  dạng  lồi  cầu  biến  dạng  nhẹ  trên  phim  sau  PT  6 

tháng  53

Hình 2.32. Hình ảnh hình d ạng lồi cầu biến dạng nhiều trên phim  54

Hình 2.33. Các giai đoạn của quá trình lành xương gãy  55

Hình 4.1. Phim chụp  trước PT  của một  BN gãy  CLC  cao bên trái  kèm  trật 

khớp ra trước (hình A) và một BN gãy CLC  thấp bên trái kèm trật khớp ra 

trước (hình B)  92

Hình 4.2. Phim Towne’s trư ớc PT của một BN gãy CLC bên trái di lệch trung 

bình (hình A) và một BN gãy CLC bên phải di lệch nhiều (hình B)  94

Hình 4.3.  Hình  ảnh  trên  phim  toàn  cảnh  và  cắt  lớp  điện  toán  với  tái  tạo 3 

chiều trên 1 BN gãy CLC bên trái kèm trật khớp ra trước  94

Hình 4.4. Hình chụp sau PT 1 BN trong nghiên cứu có gãy XHD phối hợp 

nhiều đường, được KHX vùng cằm, góc hàm bên phải và KHX CLC bên phải 

qua đường miệng với NSHT  97 

Hình 4.5. Hình ảnh trên phim cắt lớp điện toán với tái tạo 3 chiều trên 1 BN 

gãy CLC bên phải có gãy phối hợp tầng giữa mặt  98

Hình 4.6. Hình  ảnh sai khớp cắn trước PT (A)  và khớp cắn đúng sau PT 1 

tháng (B) trên 1 BN KHX CLC qua đường miệng với NSHT  99

Hình 4.7. Tình  trạng  liệt  môi dưới  ở  bên phải  được  ghi nhận  trên một BN 

ngay sau PT KHX CLC qua đường dưới hàm bên phải  101

Hình 4.8. Biên độ há tối đa trên một BN sau PT KHX CLC qua đường miệng 

với NSHT 3 tháng  104

Hình 4.9. Tình trạng liệt môi dưới bên trái được ghi nhận trên một BN sau PT 

6 tháng qua đường dưới hàm  108

Hình 4.10. Hình ảnh sẹo đẹp trên 1 BN sau PT 6 tháng qua đường dưới hàm  111

Hình 4.11. Hình ảnh sẹo xấu trên 1 BN sau PT 6 tháng qua đường dưới hàm  111

Hình 4.12. Ổ gãy CLC được bộc lộ rõ quan sát trên màn hình nội soi  113

Hình 4.13. Bộ trocar (Jeil, Hàn Quốc) dùng trong nghiên cứu  114

Hình 4.14. Bộ tay khoan-bắt vít 90

0

(Synthes) dùng trong nghiên cứu  114

Hình 4.15. Hình ảnh trên màn hình nội soi cho thấy việc KHX CLC bên trái 

đã hoàn tất với 1 nẹp 4 vít (5 lỗ) và 1 nẹp 2 vít (3 lỗ)  116

Hình 4.16. Hình ảnh chụp sau PT KHX CLC bên phải bằng 2 nẹp  117

Hình 4.17. Hình ảnh chụp sau PT KHX CLC bên phải bằng 1 nẹp    117

Hình 4.18. Hình ảnh chụp sau PT KHX CLC bên phải bằng 2 nẹp qua đường 

miệng với NSHT của Gonzalez-Garcia  117

Hình 4.19. Hình ảnh trên màn hình nội soi cho thấy mảnh lồi cầu gãy đã được 

nắn chỉnh ra ngoài  118

Hình 4.20. Cây banh Bauer (phải và trái)  119

Hình  4.21.  Hình  ảnh  tiếp  hợp  xương  tốt  sau  PT  6  tháng  của  1  BN  trong 

nghiên cứu được KHX CLC bên phải qua đường dưới hàm  120

Hình  4.22.  Hình  ảnh  tiếp  hợp  xương  tốt  sau  PT  6  tháng  của  1  BN  trong 

nghiên cứu được KHX CLC bên phải qua đường miệng với NSHT  121

Hình 4.23. Cây banh nội soi (chưa lắp phần banh vào phần cán)  121 

Hình 4.24. Cặp dụng cụ nắn chỉnh lồi cầu  121

Hình  4.25.  Hình  ảnh  đầu  lồi  cầu  đúng  vị  trí  trong  hõm  khớp  ngay  sau  PT 

KHX  CLC  bên  trái  (hình  A)  và  hình  ảnh  đầu  lồi  cầu  di  lệch  ít  trong  hõm 

khớp sau 6 tháng PT KHX CLC bên trái (hình B)  123

Hình 4.26. Hình ảnh trên phim chụp kiểm tra sau PT KHX CLC bên trái qua 

đường miệng với NSHT trong nghiên cứu của Domanski & cs cho thấy đầu 

lồi cầu gập góc và trật khớp vào trong cùng với vít bắt ngay vào đường gãy  123

Hình 4.27. Hình ảnh trên phim chụp trước và sau KHX CLC bên trái trên 1 

BN cho thấy tình trạng trật khớp ra trước và vào trong trước PT (hình A & B) 

và  hình  ảnh  lồi cầu  bên  trái  bị tiêu và  biến  dạng  nhẹ  sau  PT  KHX  CLC 6 

tháng (hình C)  124

Hình 4.28.  Hình  ảnh  trên  phim  chụp  kiểm  tra  ngay  tuần đầu  sau  PT  KHX 

CLC  bên  phải  cho  thấy  kết  quả  tốt  (hình  A  và  B)  và  phim  chụp  sau PT 2 

tháng cho th ấy hình  ảnh gãy nẹp (mũi tên) (hình C và D) trên 1 BN PT qua 

đường dưới hàm  126

Hình 4.29. Hình ảnh gãy -trật khớp vào trong trước PT (hình A) và hình  ảnh 

lỏng 1 vít sau KHX CLC bên phải 1 tháng trên 1 BN PT qua đường dưới hàm 

(hình B)  127

Hình 4.30. Hình  ảnh chụp kiểm tra ngay  sau PT KHX CLC bên trái trên 1 

BN PT qua đường miệng với NSHT có kết quả tốt (hình A) và hình  ảnh lỏng 

2 vít sau PT 2 tháng (hình B)  127

Hình 4.31. Hình  ảnh lành xương gãy  đến giai đoạn 4 sau PT 6 tháng trên 1 

BN KHX CLC bên phải  128

Hình 4.32. Hình ảnh lành xương gãy trên 1 BN KHX CLC bên trái sau PT 6 

tháng ở giai đoạn 2 (hình A) và sau PT 1 n ăm ở giai đoạn 4 (hình B)  129

Hình 4.33. Hình  ảnh ghi nhận trên 1 BN PT KHX CLC bên trái qua đường 

miệng với NSHT được đánh giá tổng quát  tốt với khớp cắn đúng (hình A),  biên độ há tối đa trên 40mm (hình B, BN này  đạt 60mm), tiếp hợp xương tốt  và lồi cầu nằm đúng trong hõm khớp (hình C & D)  130 

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi (theo WHO) của mỗi nhóm  62

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

1.  Hồ Nguyễn Thanh Chơn, Lâm Hoài Phương  (2014), “Đánh giá lâm sàng kết quả  điều trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường miệng với  nội soi hướng dẫn”, Tạp chí Y học thực hành, số 6 (923), tr. 113-117.

2.  Hồ Nguyễn Thanh Chơn, Lâm Hoài Phương  (2014), “Đánh giá trên phim tia X kết  quả điều trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường miệng  với nội soi hướng dẫn”, Tạp chí Y học thực hành, số 6 (923), tr. 31-35.

3.  Hồ  Nguyễn Thanh Chơn, Lâm Hoài Phương  (2015), “Đánh giá biên độ vận động  hàm  dưới  sau  phẫu  thuật  điều  trị  gãy  cổ  lồi  cầu  xương  hàm  dưới  bằng  kết  hợp  xương qua đường miệng với nội soi hướng dẫn”,  Tạp chí Y học TP.  Hồ Chí Minh,  phụ bản của tập 19, số 2, tr. 285-293

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1.  Hoàng  Tuấn  Anh  (2002),  Đánh  giá  kết  quả  điều  trị  phẫu  thuật  gẫy  lồi  cầu  xương hàm dưới, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.

2.  Phạm Dương Châu & cs (2000), “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật 88 trường  hợp gẫy lồi cầu xương hàm dưới”,  Tạp chí  Y học Việt Nam,  Chuyên đề Răng  Hàm Mặt, số 8,9, tr. 47-49.

3.  Hồ Nguyễn Thanh Chơn (2004),  Điều trị bảo tồn gãy lồi cầu xương hàm dưới, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Dược TP.HCM.

4.  Hồ Nguyễn Thanh Chơn, Lâm Hoài Phương (2013),  “Đánh giá hiệu quả điều trị  gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường dưới hàm”,  Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 17, phụ bản của số 2, tr. 173-179.

5.  Nguyễn Bạch Dương (2014),  So sánh hiệu quả điều trị gãy cổ lồi cầu xương  hàm dưới bằng phương pháp bảo tồn và phẫu thuật, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Dược TP.HCM.

6.  Trần  Quý  Đệ  (2013),  Đánh  giá  kết  quả  điều  trị  gãy  lồi  cầu  xương  hàm  dưới bằng  nẹp vít tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình  Định từ 2010-2013. Luận án tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP.HCM.

7.  Hoàng Tử Hùng (2005), Cắn khớp học, Nhà xuất bản Y học, tr. 70-83, 104.

8.  Hoàng Tử Hùng, Nguy ễn Phúc Diên Thảo (1995), “Nghiên cứu  thăm dò một số đặc điểm vận động của hệ thống nhai trên mặt phẳng dọc giữa và một số thông số về quan hệ hai hàm của người Việt”, Đặc san Hình Thái Học 5 (1), tr. 20-21.

9.  Lê Văn Phương (2009),  Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang và kết quả điều trị phẫu thuật gẫy lồi cầu xương hàm dưới tại Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội. 

10.  Phạm Thị Anh Thư (2002), Nghiên cứu thăm dò một số đặc điểm vận động biên không  tiếp  xúc  răng  ở  lứa  tuổi  thanh  niên,  Tiểu  luận  tốt nghiệp  Bác  sĩ  Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM

Leave a Comment