Điều trị miễn dịch bổ trợ sau mổ ung thư phế quản nguyên phát bằng lhi phối hợp với vitamin c liều cao

Điều trị miễn dịch bổ trợ sau mổ ung thư phế quản nguyên phát bằng lhi phối hợp với vitamin c liều cao

Ung thư phế quản đang là một loại ung thư phổ biến ở trên thế giới và ở nước ta.

Chúng ta cần phải tìm kiếm một phương pháp điều trị thích hợp với hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay.

1. Ung thư phế quản hiện nay đang là một bệnh phổ biến không những ở những nước có nền công nghiệp tiên tiến mà cả ở những nước đang phát triển.

Thí dụ: ở Hoa Kỳ ung thư phế quản là loại ung thư hay gặp nhất ở nam giới (Carnow, 1973) (36). Trong thập kỷ 70 nước này có khoảng 65.000 người mắc bệnh hàng năm (OMS, 1979) (102a) và tỷ lệ chết là 30/100.000 dân (Schields, 1972) (109).

ở pháp, năm 1976 tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 34/100.000. Theo nhận xét của tổ chức y tế thế giới (1982) (102b) ung thư phế quản là nguyên nhân gây chất hàng đầu do ung thư ở nam giới trong 30 nước, trong số đó có 3 nước châu á là Philippin, Thái Lan và Xanhgapo.

ở Việt Nam trong những năm gần đây nhiều tác giả đã quan tâm đến bệnh này xét về các mặt tỷ lệ mắc, những đặc điểm lâm sàng – X quang, các phương pháp điều trị và thời gian sống thêm sau mổ (Vũ Công Hoè, 1979) (8): Nguyễn Vượng, 1979 (26); Đỗ Bá Hiển, 1979 (7); Phạm Song, 1981 (17, 18, 19); Đồng Sĩ Thuyên, 1981 (23), Hoàng Đình Cỗu và Nguyễn Đình Kim, 1981 (3, 4); Nguyễn Văn Tảo, 1983 (22).

Vũ Công Hoè nhận thấy từ năm 1968 đến 1974 trong số’ những người trên 40 tuổi bị ung thư chữa ở bệnh viện Việt – Xô thì ung thư phế quản chiếm tỷ lệ 23,6% (8).

Theo Nguyễn Vượng, từ năm 195B đế’n 1975 trên 13.5QQ ca tử vong đã được khám nghiệm tử thi ở bệnh viện Bạch Mai (26) có 1.Q9Q ca ung thư rõ rệt đã được xác minh bằng xét nghiệm mô học, trong số đú cú 1B1 ca ung thư phế quản, chiếm tỉ lệ 16,6%.

Đỗ Bá Hiển (Ỉ) đã thu thập số liệu bệnh nhân bị ung thư từ năm 1955 đến 196Ỉ tại các bệnh viện Hà Nội (K, Bạch Mai, Việt Đức, Việt Xô, Xanh Pôn, 1ÜB, Viện chống lao, Viện Tai mũi họng) và cho biết ung thư phế quản chiếm tỷ lệ 5,9% (4Ü6/6B73) trong các bệnh ung thư ở nam giới.

Gần đây sự tăng tiến của tỉ lệ mắc ung thư phế quản ở nước ta lại càng rõ rệt. Chẳng hạn từ năm 19Ỉ9 đến 19B6 chỉ riêng khoa phẫu thuật phổi Viện chống lao đã tiếp nhận 6ỈB bệnh nhân bị ung thư phế quản, trong số đó có 262 người đã được mổ, chiếm tỉ lệ 3B,64%.

2. Điều trị ung thư phế quản hiện nay vẫn còn là một vấn đề nan giải, ít có tiến bộ so với một số loại ung thư khác do:

Phát hiện sớm rất khó vì bệnh bắt đầu không có dấu hiệu gì đặc trưng cả. Khi có các dấu hiệu lâm sàng thì thường đã muộn, đường kính khối u trong Ỉ5% trường hợp đã lớn hơn 5cm.

Khối u nằm sâu trong lồng ngực nên cpn đường vào để chữa rất khó khăn (phẫu thuật, rọi tia).

Từ 2Ü năm nay khoa phẫu thuật phổi Viện chống lao (Gs. Hoàng Đình Cầu) đã cố gắng tìm một phương pháp điều trị ung thư phế quản thích hợp với những điều kiện ở nước ta, nghĩa là dễ thực hiện, ít tốn kém và có cơ sở khoa học hiện đại. Đó là phương pháp cắt bỏ khối u với một diện cắt thích hợp, không nhất thiết phải mở rộng, và sau đó kết hợp với điều trị miễn dịch. 

s

3. Khoảng 30 năm gần đây người ta đã có những bằng chứng về vai trò của vật chủ chống lại khối u bằng cơ chế miễn dịch. Thật vậy, những công trình thực nghiệm về ghép các sacôm gây bởi hóa chất sinh ung thư (methlcholanthrene) trên chuột nhắt đồng gen của Foley (1953) (49), Prehn (1957) (98) và Klein (1960) (72) đã chứng tỏ sự có mặt của những kháng nguyên đặc hiệu ung thư. Cơ thể vật chủ sẽ đối phó lại bằng một đáp ứng miễn dịch tuy yếu nhưng trong những điều kiện thuận lợi nó có thể khống chế sự tăng trưởng của khối u và tiêu diệt một số tế bào ung thư.

Ngày nay những kiến thức hiện đại về miễn dịch khối u đã chứng tỏ rằng nguyên lý cắt bỏ mở rộng trong phẫu thuật ung thư cần phải được cân nhắc.

Từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 1950 của thế kỷ này nguyên lý trên vẫn được hầu hết các phẫu thuật viên tuân theo một cách cứng nhắc. Họ quan niệm khối u như một vật thể tự trị biệt lập với các vật chủ. Do đó, theo họ, phẫu thuật đối với khối u ác tính có kết quả xấu là do ta không cắt bỏ được triệt để các tế bào ung thư, và chìa khóa của sự thành công nằm trong kỹ thuật mổ điêu luyện, táo bạo.

Sự thực thì trước thời điểm phẫu thuật viên tiến hành cắt bỏ khối u đã có rất nhiều tế bào ung thư đổ vào dòng máu và bị tiêu diệt một phần bởi sức đề kháng miễn dịch của bệnh nhân, chừng nào tình trạng miễn dịch của họ chưa bị suy giảm.

Tương tác giữa khối u và túc chủ rất phức tạp. Nếu như sự tăng trưởng của khối u làm tổn hại đến đáp ứng miễn dịch của túc chủ, thì ngược lại, sự việc cắt bỏ khối u có thể tạo nên một biến động có ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.

Rõ ràng là điều kiện ung thư bằng phẫu thuật, dù ta có cắt bỏ được triệt để khối u, vẫn chưa đầy đủ, mặc dù đó là biện pháp hàng đầu.

Tăng cường miễn dịch sẽ củng cố kết quả sau mổ, tiến tới ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát và kéo dài thời gian sống thêm.

Tìm hiểu cơ chế miễn dịch chống khối u, làm thế nào để khuếch đại nó và áp dụng liệu pháp miễn dịch trên lâm sàng; đó là những vẫn đề còn đầy bí ẩn và đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về nhân lực và tài lực trong công cuộc nghiên cứu chữa ung thư.

4. Trong hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay, việc sử dụng Cooban phóng xạ và hóa chất chống khối u một cách rộng rãi trong ung thư nói chung và trong ung thư phế quản nói riêng chưa thể thực hiện được.

Bởi lẽ chúng ta sẽ vấp phải nhiều khó khăn như số giường bệnh nhân dành cho điều trị tia phóng xạ có hạn, đội ngũ kỹ thuật viên về liệu pháp Cooban phóng xạ không đủ đáp ứng nhu cầu thực thế, số ngoại tệ chi cho các máy móc hiện đại, các chất phóng xạ y học và hóa chất chống ung thư không thể vượt quá một tỷ lệ nhất định…

Liệu pháp Cooban phóng xạ và liệu pháp hóa học chẳng những không tiêu diệt được hết tế bào ung thư còn sót lại sau mổ mà chúng còn làm giảm một phần tình trạng miễn dịch của bệnh này.

Liệu pháp miễn dịch trên lý thuyết được coi như có thể tiêu diệt được triệt để tế bào ung thư còn sót lại sau mổ miễn là số lượng này phải nhỏ hơn 6 x 108 tế bào (vào khoảng 0,6 g khối u).

Liệu pháp kết hợp phẫu thuật – miễn dịch tuy chưa hoàn chỉnh nhưng hợp lý, tích cực, đáp ứng được đòi hỏi khách quan và phù hợp với hoàn cảnh hiện nay ở nước ta. Đó là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém so với các phương pháp khác. Phẫu thuật viên, cộng tác với chuyên viên miễn dịch, có thể theo dõi bệnh nhân một cách chu đáo trong một thời gian dài.

Ngay từ năm 1968, Gs. Hoàng Đình Cầu đã tiên đoán được sự đóng góp đáng kể của liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu trong việc củng cố mổ ung thư, và đã áp dụng phương pháp tiêm trong da BCG chết (430C) trên một số bệnh nhân đã mổ ung thư phế quản ở khoa phẫu thuật phổi Viện chống lao (Hà Nội). Được điều trị bằng phương pháp này, một số bệnh nhân đã sống thêm sau mổ được từ 6 đến 11 năm (xem chương II).

Nhưng do những phiền phức trên thực tế, cho nên sau một thời gian theo đuổi điều trị, nhiều bệnh nhân của chúng tôi đã bỏ cuộc vì không thể trở lại khoa nhiều lần để tiêm BCG trong da theo đúng thời gian biểu đã ấn định.

Vì vậy từ năm 1975, Gs. Hoàng Đình Cầu và chúng tôi đã đề ra một sơ đồ mới về liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu bổ trợ sau mổ ung thư phế quản nguyên phát. Sơ đồ này đơn giản và dễ áp dụng trên lâm sàng. Đó là tiêm dưới da LH1, phối hợp với uống vitamin C liều cao (2,50g/ngày) và Tam thất (3g/ngày). LH1 là một chất kích thích miễn dịch tổng hợp, dẫn xuất từ aminopregnane đã được tạo thành do sự ghép hóa học một phân tử glyxin vào một khung steroit (Nguyễn Đăng Tâm, 1976) (20).

Luận án này đúc kết quá trình áp dụng liệu pháp miễn dịch sau mổ ung thư phế quản tại Khoa phẫu thuật phổi Viện chống lao. Nội dung chủ yếu của nó là trình bày kết quả theo dõi trong 7 năm trên 1 nhóm 31 bệnh nhân được áp dụng sơ đồ điều trị trên, vì vậy nó có chủ đề “điều trị miễn dịch bổ trợ sau mổ ung thư phế quản nguyên phát bằng LH1 phối hợp với Vitamin C liều cao và Tam thất”.

Mặc dù số bệnh nhân còn ít, nhưng thời gian theo dõi tương đối lâu và có kiểm soát bằng các xét nghiệm miễn dịch . Chúng tôi hy vọng rằng, sơ đồ điều trị miễn dịch nói trên, với những kết quả khả quan bước đầu, sẽ thu hút được sự chú ý của các bạn đồng nghiệp.

Chương I. Tong quan vể miễn dịch chống khối u. Miễn dịch trong ung thư phế quản

1. Bằng chứng về miễn dịch chống khối u trên thực nghiêm 6

2. Mối tương quan giữa tình trạng miễn dịch và tần số’ xuất hiên ung 7

thư

3. Nguổn gốc và bản chất của kháng nguyên liên kết khối u 8

4. Cơ chế’ miễn dịch chống khối u 9

4.1. Miễn dịch thể dịch 12

4.2. Miễn dịch tế bào

5. Đáp ứng miễn dịch trong ung thư phế quản

5.1. Kháng nguyên của ung thư phế quản 19

5.2. Đáp ứng miễn dịch thể dịch 20

5.3. Đáp ứng miễn dịch tế bào 21

6. Nguyên lý liêu pháp miễn dịch trong ung thư 25

6.1. Nguyên lý của liêu pháp miễn dịch 27

6.2. Các chất kích thích miễn dịch

7. Tình hình hiên nay về điều trị miễn dịch không đặc hiệu trong ung 30 thư phế quản

8. Tóm tắt Y văn 37

9. Những điểm cần bổ sung 38

Chương II. Chất liệu và phương pháp

1. Quá trình nghiên cứu điều trị ung thư phế quản tại khoa phẫu thuật 39 Viên chống lao 

2. Xây dựng cơ sở lý luân của liêu pháp kết hợp phẫu thuật với miễn 40 dịch

3. LH^ một chất kích thích miễn dịch đã được sử dụng trên lâm sàng 49

4. Vitamin C uống liều cao và ung thư 51

5. Tam thất, một vị thuốc bổ quí trong y học dân tộc 52

6. Bênh nhân và phương pháp nghiên cứu 54

Chương III. Kết quả nghiên cứu và quá trình theo dõi 58

1. Bênh nhân NTM (Mã số’ M85-79) 61

2. Bênh Nhân NVB (Mã số M179-79) 65

3. Bênh nhân NTS (Mã số M34-80) 72

4. Bênh nhân HCH (Mã số 69-80) 79

5. Bênh nhân NVS (Mã số M 1-81) 83

6. Bênh nhân PNK (Mã số M11-81) 95

7. Bênh nhân ĐĐK (Mã số M 28-81) 104

8. Bênh nhân NBC (Mã số 32-81) 109

9. Bênh nhân HH (Mã số 62-81) 114

10. Bênh nhân PTK (Mã số M 107-81) 118

11. Tóm tắt và nhận xét chung Chương IV. Bàn luận

1. Chỉ định mở rộng liêu pháp miễn dịch không đặc hiệu sau mổ ung 123 thư phế’ quản

2. So sánh thời gian sống thêm sau mổ 124

3. So sánh những số liêu xét nghiêm miễn dịch

3.1. Tỷ lê % lympho bào T 138

3.2. Tỷ lê lympho bào B

3.3. Tỷ lê % chuyển dạng lympho bào 144

3.4. Sự tăng của tỷ lê lympho bào T trong quá trình điều trị 144 miễn dịch: Đường gẫy khúc hổi qui. Hê số hổi qui

4. Tóm tắt 147

5. Ghi chú: Tính hê số tương quan r 148

Kết luận 150

Tài liêu tham khảo 154

Phụ lục. 57 bênh nhân thuộc nhóm chứng để so sánh thời gian sống 170- thêm sau mổ với nhóm điều trị miễn dịch 171

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment