DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN XƠ GAN TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA

DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN XƠ GAN TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA

KHẢO SÁT THỰC HÀNH DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN XƠ GAN TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

NGUYỄN THANH LIÊM, HÀ XUÂN MAI
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Dinh dưỡng là một vấn đề rất quan trọng trong chăm sóc và điều trị bệnh xơ gan. Xác định tỷ lệ bệnh nhân thực hành dinh dưỡng tốt và các yếu tố liên quan sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 80 bệnh nhân xơ gan nhập viện điều trị tại Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Kết quả: tỷ lệ bệnh nhân xơ gan thực hành dinh dưỡng tốt là 33,8%. Trình độ học vấn và kiến thức dinh dưỡng có liên quan đến thực hành dinh dưỡng, điều này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết luận: Bệnh nhân thực hành dinh dưỡng tốt rất thấp, nhân viên y tế cần tăng cường tư vấn giáo dục về dinh dưỡng, nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn đạm thực vật và các thức ăn giàu bột đường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thị Mỹ Dung (2009), “xơ gan”, Bệnh học nội khoa, Bộ môn Nội – Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Hồ Chí Minh, trang 14 – 16.
2. Đào Văn Long (2011), “Điều trị xơ gan”, Điều trị học nội khoa tập 1, Bộ môn Nội trường – Đại học Y Dược Hà Nội, Nhà xuất bản Y học Hà Nội trang 208 – 210.
3. Hà Văn Mạo (2010), “Xơ gan”, Tạp chí Thông tin y dược, (số 12), trang 6 – 8.
4. Bạch Sĩ Minh (2008), Bệnh gan mật và những điều cần biết, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 258 – 296
5. Lê Quang Nghĩa, Lê Quang Nhân (2005), “Các biến chứng của xơ gan”, Điều trị xơ gan và biến chứng, Nhà xuất bản Y học – Thành phố Hồ Chí Minh trang 55 –58.
6. Ngô Kim Phụng, Nguyễn Trung Kiên (2010), “Khảo sát kiến thức về phòng ngừa hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi thành phố Cần Thơ”, tập san nghiên cứu khoa học, (số 1), trang 71 – 75.
7. Hoàng Trọng Thảng (2006), Bệnh tiêu hóa gan mật, Nhà xuất bản Y học.
8. Ngô Đức Thịnh (2007), “Văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, (số 3), trang 53 – 56

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment