Định lượng một số yếu tố vi lượng trong huyết thanh bệnh nhân rụng tóc từng vùng

Định lượng một số yếu tố vi lượng trong huyết thanh bệnh nhân rụng tóc từng vùng

Luận văn Định lượng một số yếu tố vi lượng trong huyết thanh bệnh nhân rụng tóc từng vùng.Rụng tóc từng vùng là bệnh lý thường gặp trong chuyên ngành da liễu với diễn biến dai dẳng và hay tái phát. Bệnh được biết đến từ lâu nhưng cho tới nay căn nguyên của bệnh chưa hoàn toàn sáng tỏ. Cơ chế bệnh sinh và những yếu tố làm bệnh kéo dài dai dẳng vẫn đang được nghiên cứu. Những năm gần đây nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều tác giả đã chỉ ra rằng nguyên nhân của rụng tóc từng vùng liên quan đến yếu tố gia đình, cơ địa, miễn dịch, nội tiết, sang chấn hoặc nhiễm khuẩn [1],[2],[3].
Bệnh thường khởi phát âm thầm; đặc trưng bởi một, vài hoặc nhiều đám rụng tóc ở đầu hình tròn, hình bầu dục nhẵn bóng, không vảy, không ngứa, không đau. Các vùng có lông khác như râu, lông mày, lông mi, lông mu cũng có thể rụng. Có nhiều loại rụng tóc, nếu phân loại theo hậu quả rụng tóc có rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo, trong đó rụng tóc từng vùng thuộc loại rụng tóc không sẹo [1],[2].

Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy không gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin, mặc cảm, hoang mang lo lắng làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống [4].
Bên cạnh cơ chế bệnh sinh còn chưa sáng tỏ, còn nhiều yếu tố khác cũng được xem là liên quan đến sự khởi phát của bệnh, trong đó có nồng độ yếu tố vi lượng trong huyết thanh người bệnh. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể là yếu tố nguy cơ liên quan tới sự khởi phát và phát triển của bệnh rụng tóc từng vùng. Với vai trò của các vi chất dinh dưỡng trong sự phát triển bình thường của nang lông và chức năng miễn dịch, nhiều đề tài nghiên cứu đã được tiến hành để xác định xem nồng độ trong huyết thanh của các yếu tố vi lượng có khác nhau ở bệnh nhân rụng tóc từng vùng so với người khoẻ mạnh hay không, trong khi điều trị hiện nay thường dựa vào tiêm steroid hoặc dùng các thuốc ức chế miễn dịch có nhiều tác dụng phụ. Việc điều trị bằng cách bổ sung vi chất dinh dưỡng cho dù là phương thức chính hay bổ trợ thì vẫn là một giải pháp an toàn [5],[6].
Trên thế giới hiện nay có khá nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ yếu tố vi lượng trong huyết thanh người bệnh rụng tóc từng vùng khi so sánh với người khoẻ mạnh [9],[10],[14].
Tại Việt Nam, chưa có một đề tài nào nghiên cứu sự liên quan giữa nồng độ yếu tố vi lượng trong huyết thanh bệnh nhân rụng tóc từng vùng, nhưng trên một số bệnh về da đã được nghiên cứu [12],[13] đều cho thấy nồng độ kẽm trên người bệnh thấp hơn so với người khỏe mạnh.
Tuy nhiên vẫn còn những tranh cãi xung quanh vấn đề này khi một số nghiên cứu khác lại chỉ ra không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về nồng độ yếu tố vi lượng trong huyết thanh bệnh nhân rụng tóc từng vùng và người khoẻ mạnh [15],[16]. Để góp phần làm rõ hơn có hay không sự thay đổi của một số yếu tố vi lượng trên bệnh nhân rụng tóc từng vùng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Định lượng một số yếu tố vi lượng trong huyết thanh bệnh nhân rụng tóc từng vùng” với các mục tiêu sau:
1.Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan trên bệnh nhân rụng tóc từng vùng đến khám tại bệnh viện Da liễu Trung ương từ 8/2017-7/2018.
2.Xác định nồng độ kẽm, đồng, sắt trong huyết thanh bệnh nhân rụng tóc từng vùng.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Một số hiểu biết chung về tóc và rụng tóc    3
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu của tóc    3
1.1.2. Phân loại rụng tóc    5
1.2. Bệnh rụng tóc từng vùng    7
1.2.1. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến bệnh rụng tóc từng vùng    7
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng    11
1.2.3. Mô bệnh học    12
1.2.4. Chẩn đoán và đánh giá mức độ rụng tóc    13
1.2.5. Điều trị    15
1.3. Một số yếu tố vi lượng và vai trò trong bệnh rụng tóc từng vùng    17
1.3.1. Kẽm    17
1.3.2. Đồng    20
1.3.3. Sắt     22
1.3.4. Cận lâm sàng    26
1.3.5. Mối liên hệ giữa nồng độ yếu tố vi lượng trong huyết thanh một số bệnh ngoài da và bệnh rụng tóc từng vùng    26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    30
2.1. Đối tượng nghiên cứu    30
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán    30
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh    30
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ cho mục tiêu 2    31
2.2. Phương pháp nghiên cứu    31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    31
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    31
2.2.3. Vật liệu nghiên cứu    32
2.2.4. Các bước nghiên cứu    32
2.2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu    34
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    36
2.4. Xử lý số liệu    37
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu    37
2.6. Hạn chế của đề tài    37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    38
3.1. Tình hình, đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh rụng tóc từng vùng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương    38
3.1.1 Tình hình và yếu tố liên quan đến bệnh RTTV    38
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh rụng tóc từng vùng    45
3.2. Kết quả định lượng kẽm, đồng, sắt trong huyết thanh bệnh nhân rụng tóc từng vùng    50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    56
4.1. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan    56
4.1.1. Tỷ lệ bệnh rụng tóc từng vùng    56
4.1.2. Phân bố theo tuổi    57
4.1.3. Phân bố theo giới    58
4.1.4. Phân bố theo trình độ học vấn    58
4.1.5. Phân bố theo nghề nghiệp    59
4.1.6. Phân bố bệnh theo đặc điểm địa dư và tình trạng gia đình    60
4.1.7. Các yếu tố liên quan đến rụng tóc từng vùng    60
4.1.8. Ảnh hưởng của rụng tóc từng vùng tới chất lượng cuộc sống    63
4.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh rụng tóc từng vùng.    64
4.2.1. Thời gian mắc bệnh    64
4.2.2. Số lượng đám rụng tóc    64
4.2.3. Mức độ rụng tóc    65
4.2.4. Tổn thương phối hợp    66
4.2.5. Tỷ lệ sợi tóc dấu “chấm than”.    67
4.2.6. Tỷ lệ các loại rụng tóc từng vùng    67
4.3. Nồng độ kẽm, đồng, sắt trong huyết thanh bệnh nhân rụng tóc từng vùng    68
4.3.1. Nồng độ kẽm trong huyết thanh    68
4.3.2. Nồng độ đồng trong huyết thanh    71
4.3.3. Nồng độ sắt trong huyết thanh    74
KẾT LUẬN    77
KIẾN NGHỊ    79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Nhu cầu kẽm hàng ngày cho từng đối tượng    17
Bảng 1.2. Nhu cầu sắt cho từng đối tượng    22
Bảng 3.1. Tỷ lệ số lượt khám rụng tóc/ tổng số BN đến khám tại BVDLTW    38
Bảng 3.2. Tỷ lệ RTTV/ tổng số các bệnh rụng tóc khác    38
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân rụng tóc theo nhóm tuổi     39
Bảng 3.4. Phân bố theo nghề nghiệp    40
Bảng 3.5. Phân bố theo đặc điểm địa dư và tình trạng gia đình    41
Bảng 3.6. Tiền sử gia đình    42
Bảng 3.7. Tiền sử cá nhân bị RTTV    42
Bảng 3.8. Tiền sử sang chấn tâm lý     43
Bảng 3.9. Tiền sử các bệnh phối hợp    43
Bảng 3.10. Tiền sử một số yếu tố về lối sống liên quan đến RTTV    44
Bảng 3.11. Phương pháp điều trị trước đây    44
Bảng 3.12. Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống    45
Bảng 3.13. Thời gian bị bệnh    45
Bảng 3.14. Thời gian phát hiện bệnh đến khi khám bệnh    46
Bảng 3.15. Số lượng đám tổn thương    46
Bảng 3.16. Vị trí tổn thương ban đầu    47
Bảng 3.17. Mức độ rụng tóc và giới tính    47
Bảng 3.18. So sánh diện tích rụng tóc trung bình giữa nam và nữ    48
Bảng 3.19. Diện tích rụng tóc    48
Bảng 3.20. Một số tổn thương phối hợp    49
Bảng 3.21. Tỷ lệ sợi tóc có dấu “chấm than”     49
Bảng 3.22. Phân loại rụng tóc    50
Bảng 3.23. Kết quả định lượng nồng độ kẽm, đồng, sắt của bệnh nhân rụng tóc từng vùng     50
Bảng 3.24. Nồng độ kẽm, đồng, sắt theo nhóm tuổi của bệnh nhân rụng tóc từng vùng    51
Bảng 3.25. Nồng độ kẽm, đồng, sắt huyết thanh theo khoảng thời gian mắc bệnh    52
Bảng 3.26. Nồng độ kẽm, đồng, sắt huyết thanh theo giới tính ở cả hai nhóm    52
Bảng 3.27. Nồng độ kẽm theo mức độ của bệnh    53
Bảng 3.28. Nồng độ đồng theo mức độ của bệnh    53
Bảng 3.29. Nồng độ sắt theo mức độ của bệnh    54
Bảng 3.30. Nồng độ kẽm, đồng, sắt theo tiền sử gia đình    54
Bảng 3. 31. Nồng độ kẽm, đồng, sắt theo phân nhóm số lượng đám tổn thương    55
Bảng 4.1 So sánh kết quả nồng độ kẽm huyết thanh với một số nghiên cứu    69

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment