Dioxin – sức khoẻ trẻ em sinh ra sau chiến tranh tại Đà Nằng – Việt nam

Dioxin – sức khoẻ trẻ em sinh ra sau chiến tranh tại Đà Nằng – Việt nam

Với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng do các chất thải của quá trình công nghiệp hoá và đặc biệt là hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học do Hoa Kỳ để lại, đã làm cho tỷ lệ bất thường thai sản tăng lên đáng kể ở những vùng, khu vực đã bị rải cũng như tàng trữ một khối lượng lớn chất độc hoá học trong thời gian chiến tranh làm ảnh hưởng lớn đến gánh nặng bệnh tật, đến tuổi thọ và đặc biệt là hạnh phúc của mỗi gia đình nói riêng, của cả xã hội nói chung. Đến nay, đã có nhiều thống kê, điều tra tại các bệnh viện trung ương, tuyến tỉnh cũng như điều tra dịch tễ học (DTH) trong cộng đồng với số liệu đa dạng, thậm chí tại một khu vực nhưng kết quả khá khác nhau do cách đặt vấn đề, phương pháp tiến hành không đồng nhất cũng như thời gian tiến hành khác nhau.

Dioxin được sử dụng trong cuộc chiến tranh hoá học do Mỹ gây nên tại Nam – Việt Nam đã qua trên 30 năm nhưng hậu quả của nó vẫn còn hết sức nặng nề. Với đặc điểm bền vững trong môi trường cũng như quá trình chu chuyển trong chu trình sinh học, dioxin vẫn là nguy cơ cao đối với sức khoẻ cũng như gánh nặng bệnh tật cho nhiều thế hệ, đặc biệt đối với trẻ em sinh ra sau chiến tranh. Đà nẵng là thành phố thuộc miền Trung Việt Nam. Sân bay Đà Nẵng nằm trong khu vực thành phố và là nơi tàng trữ không chỉ vũ khí mà còn các chất độc hoá học. Những kho tàng đó đến nay vẫn là nỗi ám ảnh và nguy cơ phơi nhiễm cao đối với môi trường sống của dân cư sống xung quanh [1]. Để góp phần chứng minh sự tồn lưu và ô nhiễm đó của chất độc da cam / dioxin trên sức khoẻ cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Dioxin – sức khoẻ trẻ em sinh ra sau chiến tranh tại Đà Nằng – Việt nam” với mục tiêu:

Mô tả một số bất thường thai sản của các bà mẹ tại Đà Nằng.

Tồn lưu dioxin trong môi trường và cơ thể trẻ em sinh ra sau chiến tranh tại Đà Nằng.

II. Tổng quan tài liệu

2.1: Cuộc chiến tranh hoá học và tác hại của dioxin:

Trong chiến tranh hoá học ở Miền Nam từ năm 1962 đến 1971 với chiến dịch Ranch Hand, đế quốc Mỹ đã rải khoảng 19 triệu thùng chất diệt cỏ tương đương 170 kg dioxin nhưng những số liệu mới đây cho thấy còn cao gấp 4 lần công bố trước đây (2003). Mục đích của chiến dịch này nhằm làm rụng lá cây để phát hiện các hoạt động quân sự cũng như phá hoại mùa màng, lương thực chi viện cho quân sự. Trong các chất hoá học đó đầu tiên phải kể đến là chất da cam với khoảng trên 11 triệu thùng (số liệu cũ). Chất da cam là một hỗn hợp 50/50 của hai chất 2,4-D và 2,4,5-T. Chất da cam chỉ là một trong nhiều hỗn hợp chất diệt cỏ được sử dụng trong Chiến dịch Ranch Hand. Một lượng nhỏ hơn là các chất đỏ tía (2,4-D và 2,4,5-T), chất hồng (2,4,5-T), chất xanh (2,4,5-T), chất trắng (2,4-D cộng chất piroclam) và chất lục (acid cacodylic) cũng đã được dùng. Không may, chất 2,4,5-T trong các chất đỏ tía, hồng, xanh và da cam lại bị nhiễm bởi dioxin ở những mức độ khác nhau.

2,3,7,8-Tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD) đã được cho là một trong những chất hoá học nguy hiểm nhất do con người làm ra. TCDD ngày nay chỉ là một trong 75 chất cùng loại của dioxin, chỉ khác nhau về số lượng và vị trí của những nguyên tử Clo ở xung quanh cấu trúc dioxin, nhưng TCDD là chất độc hại nhất [1]. Hầu hết, nhưng có lẽ không phải toàn bộ, tác động của TCDD hình như là do nó kết gắn với thụ thể arylhydrocarbon (Ah). Những chất đồng loại khác của dioxin, bao gồm một số chất đồng loại polyclo- và polybrom – furan và biphenyl, và một số hydrocarbon nhiều nhân thơm cũng kết gắn với thụ thể này, nhưng ái tính của chúng thấp hơn. Những chất này đều có tác động tương tự với TCDD. Vì thực chất hầu hết

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment