ĐỘ CỨNG VICKERS VÀ CẤU TRÚC BỀ MẶT SỨ LITHIUM DISILICATE TRƯỚC VÀ SAU XỬ LÝ AXIT HYDROFLUORIC

ĐỘ CỨNG VICKERS VÀ CẤU TRÚC BỀ MẶT SỨ LITHIUM DISILICATE TRƯỚC VÀ SAU XỬ LÝ AXIT HYDROFLUORIC

ĐỘ CỨNG VICKERS VÀ CẤU TRÚC BỀ MẶT SỨ LITHIUM DISILICATE TRƯỚC VÀ SAU XỬ LÝ AXIT HYDROFLUORIC
Trần Lê Khoa1, Trần Xuân Vĩnh1
1 Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá độ cứng Vickers và cấu trúc bề mặt của sứ thuỷ tinh lithium disilicate trước và sau khi xử lý với axit hydrofluoric (HF) 5%. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 52 đĩa tròn sứ thuỷ tinh lithium disilicate (26 đĩa sứ GC Initial Lisi Press-LP và 26 đĩa sứ IPS e.max Press-EP) có kích thước 4x2mm được chuẩn bị bằng kỹ thuật ép nóng. Sau khi đánh bóng bề mặt, một nửa số đĩa sứ được xử lý bề mặt với HF 5%. Sau đó, 40 đĩa sứ được dùng để đánh giá độ cứng Vickers và 12 đĩa dùng để quan sát bề mặt dưới kính hiển vi điện tử quét. Kết quả: Sau khi xử lý bề mặt với HF 5%, độ cứng Vickers của 2 nhóm nghiên cứu đều giảm có ý nghĩa thống kê và nhóm LP có độ cứng Vickers lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm EP. Hình ảnh SEM cho thấy cấu trúc bề mặt của nhóm LP có các tinh thể với kích thước nhỏ, đều hơn so với nhóm EP. Kết luận: Việc xử lý với HF 5% làm giảm độ cứng bề mặt của sứ lithium disilicate và độ cứng của LP lớn hơn EP.

Nhu cầu thẩm mỹtrong nha khoa ngày càng tăng kèm theo những lo ngại gia tăng liên quan đến  dịứng  kim  loại  [1].  Việc  sửdụng  phục  hồi không  chứa  kim  loại  được  kỳvọng  sẽtái  tạo màu  sắc, độbóng, độtrong  tựnhiên  của răng thật.  Phục  hình  toàn  sứđược  sửdụng  rộng  rãi cho mão răng, cầu răng, inlay, onlay và mặt dán ởcảvùng răng trước và sau nhờđặc tính cơ học tốt và tính thẩm mỹcao.Các  phương  pháp  chếtác  sứnhư  sứthiêu kết, ép nóng  và công nghệthiết kế/sản xuất hỗtrợmáy tính (CAD/CAM) được áp dụng đểxửlý các  vật  liệu  sứkhác  nhau.  Sựphát  triển  không ngừng  của  công  nghệvật  liệu  sứdẫn đến  việc tạo  ra  các  phục  hình  giống  với  răng  thật,  đạt được  kết  quảlâu  dài.  Lithium  disilicate  là  một loại sứthủy tinh  với độbền cao nhưng vẫn duy trì  tính  thẩm  mỹtốt và tính tương hợp  sinh  học [2].Hiện  nay,  lithium  disilicate  là  một  trong những  vật  liệu  sứđược  sửdụng  phổbiến  nhất trong nha khoa. Độtrong  suốt  cao  của  sứthủy tinh lithium disilicate làm chúng trởthành sựlựa chọn  tối  ưu  đểphục  hồi  răng  trước[3].  IPS e.max  Press  được  giới  thiệu  bởi  hãng  Ivoclar Vivadent  năm  2005,  là  một  loại  sứthủy  tinh lithium disilicate được ứng  dụng  rộng rãi và đạt tỉlệthành  công 96% trong thực hành lâm sàng cho đến nay.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment