Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Dị vật đường thở để chỉ các trường hợp có dị vật rơi vào và mắc lại trên đường thở từ thanh quản đến phế quản phân thùy. Đây là một cấp cứu Tai Mũi Họng thường gặp ở trẻ em, đòi hỏi phải xử trí kịp thời, nếu không có thể đưa đến tử vong.
Trên thế giới, các phương pháp chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn, từ việc mở khí quản lấy dị vật bằng kẹp (đầu thế kỷ XIX), đến việc chế tạo ra ống nội soi kết hợp với nguồn sáng cho phép nhìn rõ trong lòng khí phế quản (1905). Được thừa hưởng các thành tựu đó, ngành soi nội quản (thanh, khí, phế, thực quản) ở Việt Nam ngày càng phát triển, hàng năm đã cứu sống nhiều bệnh nhân bị dị vật đường thở.
Các nghiên cứu về dị vật đường thở đã bắt đầu được cuối thế kỷ XVIII bởi các tác giả nước ngoài như Louis, Edison, G. Kilian, Chevalier – Jackson… Và các tác giả trong nước như Lương Sĩ Cần, Nguyễn Văn Đức, Phạm Khánh Hòa, Ngô Ngọc Liễn, Lê Xuân Cành, Lương Thị Minh Hương. [3], [5], [7], [13].
Ngày nay, cùng với sự phát triển của chuyên ngành nội soi, gây mê hồi sức đã cho phép áp dụng nội soi rộng rãi để chẩn đoán và xử trí dị vật đường thở. Mặt khác, mạng lưới chuyên khoa Tai Mũi Họng đã được phát triển rộng khắp, việc tuyên truyền giáo dục ý thức, chăm sóc sức khỏe của người dân được nâng cao góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng do dị vật đường thở gây ra.
Ở nước ta, dị vật đường thở có những đặc thù riêng. Những năm trước với xu hướng dùng bút bi nhiều thì trẻ thường mắc dị vật đuôi bút bi; hoặc là ở miền núi, người dân thường uống nước suối nên lại hay gặp dị vật là con tắc te, con vắt; hoặc thói quen ăn trái cây hay các loại hạt thực vật cũng là một yếu tố chính gây dị vật đường thở… Hiện nay còn có thực trạng dị vật đường thở do viên pin đồng hồ hoặc do các mảnh đồ chơi mà trẻ ngậm trong miệng rồi chơi đùa, khóc hoặc giật mình. gây nên. Ngoài tình trạng khó thở, ngạt thở nguy hiểm đến tính mạng, dị vật đường thở còn có thể gây tình trạng viêm mà rất dễ nhầm với viêm đường hô hấp làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn [3], [4], [5], [28].
Chính vì các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở.
2. Đối chiếu kết quả chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở qua lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và nội soi.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
1.1.1. Thế giới 3
1.1.2. Việt Nam 4
1.2. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THANH – KHÍ – PHẾ QUẢN 5
1.2.1. Thanh quản 5
1.2.2. Khí – phế quản 8
1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH 13
1.3.1. Nguyên nhân 13
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh 13
1.4. PHÂN LOẠI DỊ VẬT 14
1.5. GIẢI PHẪU BỆNH 14
1.5.1. Dị vật thanh quản 15
1.5.2. Dị vật khí quản 15
1.5.3. Dị vật ở phế quản 15
1.6. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 15
1.6.1. Hội chứng xâm nhập 15
1.6.2. Hội chứng định khu 16
1.6.3. Hội chứng nhiễm trùng 18
1.6.4. Các thể lâm sàng đặc biệt 18
1.7. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG 19
1.7.1. Hình ảnh X-quang 19
1.7.2. Nội soi 21
1.8. CHẨN ĐOÁN 22
1.8.1. Chẩn đoán xác định 22
1.8.2. Chẩn đoán phân biệt 22
1.8.3. Chẩn đoán vị trí dị vật 23
1.8.4. Chẩn đoán biến chứng 23
1.9. TIÊN LƯỢNG 25
1.10. ĐIỀU TRỊ 25
1.10.1. Cấp cứu ban đầu 25
1.10.2. Cấp cứu chuyên khoa 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 30
2.2.3. Thời gian nghiên cứu 30
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 30
2.2.5. Qui trình nghiên cứu 30
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 32
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 33
3.1.1. Phân bố theo giới 33
3.1.2. Phân bố theo lứa tuổi 34
3.1.3 Phân bố theo địa dư và các tháng trong năm 35
3.1.4. Bản chất dị vật 36
3.1.5. Phân loại dị vật thực vật 37
3.1.6. Thời gian mắc dị vật trong đường thở 37
3.1.7. Bối cảnh mắc dị vật 38
3.1.8. Lâm sàng 39
3.1.9. Hình ảnh X-quang lồng ngực 45
3.2. ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ 46
3.2.1. Điều trị 46
3.2.2. Tỷ lệ mở khí quản 47
3.2.3. Phương pháp vô cảm 47
3.2.4. Thời gian điều trị 48
3.2.5. Kết quả điều trị 48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 49
4.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI, CHẨN ĐOÁN
HÌNH ẢNH CỦA DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ 49
4.1.1. Phân bố theo giới 49
4.1.2. Phân bố theo lứa tuổi 49
4.1.3 Phân bố theo địa dư và các tháng trong năm 50
4.1.4. Phân loại dị vật 51
4.1.5. Thời gian mắc dị vật 52
4.1.6. Bối cảnh mắc dị vật 53
4.1.7. Hội chứng xâm nhập 53
4.1.8. Vị trí dị vật 55
4.1.9. Triệu chứng toàn thân 55
4.1.10. Triệu chứng cơ năng 55
4.1.11. Triệu chứng thực thể 57
4.2. ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ QUA LÂM
SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ NỘI SOI 58
4.2.1. Dị vật thanh quản 58
4.2.2. Dị vật khí quản 59
4.2.3. Dị vật phế quản 59
4.2.4. Hình ảnh X-quang phổi 59
4.2.5. Số lần nội soi chẩn đoán và gắp DVĐT 60
4.2.6. Tỷ lệ mở khí quản 61
4.2.7. Phương pháp vô cảm 61
4.2.8. Thời gian điều trị 62
4.2.9. Kết quả điều trị 62
KÉT LUẬN 63
KIÉN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích