Đối chiếu đặc điểm lâm sàng và PET/CT để chẩn đoán tái phát và theo dõi ung thư thanh quản, hạ họng sau phẫu thuật
Luận văn Đối chiếu đặc điểm lâm sàng và PET/CT để chẩn đoán tái phát và theo dõi ung thư thanh quản, hạ họng sau phẫu thuật. Ung thư hạ họng và ung thư thanh quản là một tổn thương ác tính xuất phát từ lớp biểu mô của niêm mạc bao phủ hạ họng.
Ở Việt Nam, ung thư hạ họng, ung thư thanh quản đứng hàng thứ 2 trong các ung thư đầu mặt cổ, sau ung thư vòm họng [1]. Đây là loại ung thư đứng hàng thứ 8 trong các ung thư ác tính hay gặp nhất và đứng hàng thứ hai trong các khối u ác tính đường hô hấp, sau ung thư phổi.
Ung thư hạ họng, thanh quản gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ khác nhau ở từng nước, ở Việt Nam khoảng 10/1 [2],[3], đa phần ung thư thanh quản có xuất phát từ vùng thanh môn (90%). Nhóm tuổi hay gặp nhất từ 40 tuổi đến 70 tuổi. Thuốc lá và rượu được xem như là yếu tố nguy cơ chính của ung thư hạ họng và ung thư thanh quản [4],[5]. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương hàng năm có khoảng 150 trường hợp mắc mới đến khám và điều trị.
Điều trị ung thư thanh quản, hạ họng hiện nay chủ yếu là phẫu thuật và tia xạ, trong đó phẫu thuật vẫn giữ vai trò quan trọng.
Tái phát tại chỗ hoặc di căn là 2 vấn đề chính, liên quan đến sống còn của người bệnh, cần được theo dõi định kỳ sau phẫu thuật. Tuy nhiên việc theo dõi sau phẫu thuật chủ yếu dựa vào các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như nội soi, chụp cắt lớp vi tính (CLVT), cộng hưởng từ (MRI), siêu âm, các phương pháp này chỉ phát hiện và đánh giá được các tổn thương đã có những thay đổi về cấu trúc, giải phẫu, mật độ tổ chức. Vì vậy, việc phát hiện khối u thường gặp khó khăn hoặc dễ bỏ sót tổn thương có đường kính nhỏ hơn 1cm. Trong khi đó chụp hình bằng PET và PET/CT có thể phát hiện các bất thường về chuyển hóa, ghi được những hình ảnh bệnh lý sớm, còn nhỏ khi chưa có thay đổi về cấu trúc [6].
Ở các bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật thì các tổn thương đều có thể bị biến dạng, thay đổi cấu trúc nên hình ảnh CLVT, MRI có nhiều hạn chế trong việc xác định các tổ chức còn sót, không phân biệt được tổ chức xơ hóa, ổ viêm… với tái phát hoặc di căn [7]. Kỹ thuật PET/CT có thể khắc phục nhược điểm đó của CLVT và MRI.
Ở Việt Nam, kỹ thuật chụp PET/CT mới được đưa vào ứng dụng trong chẩn đoán một vài năm gần đây, đã mang lại nhiều tiến bộ trong chẩn đoán ung thư nói chung và ung thư thanh quản hạ họng nói riêng, đặc biệt trong việc theo dõi sau điều trị, đánh giá tái phát tại chỗ, di căn vùng hoặc di căn xa. Nhưng việc phân tích hình ảnh PET và PET/CT vùng đầu cổ hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, do các cấu trúc bình thường ở vùng này cũng tăng hấp thu FDG hơn so với các mô mềm xung quanh, các cấu trúc này gồm có: các tuyến nước bọt, vòng Waldayer, lưỡi, khẩu cái, gốc lưỡi, sàn miệng và các cơ thanh quản….do đó có thể bị hiểu nhầm là hình ảnh bất thường [8]. Đây là một lĩnh vực còn khá mới, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về PET/CT vùng đầu và cổ.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đối chiếu đặc điểm lâm sàng và PET/CT để chẩn đoán tái phát và theo dõi ung thư thanh quản, hạ họng sau phẫu thuật” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư thanh quản hạ họng đã phẫu thuật được chỉ định chụp PET/CT.
2. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng với PET/CT để chẩn đoán tái phát, di căn hạch và di căn xa của ung thư thanh quản hạ họng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đối chiếu đặc điểm lâm sàng và PET/CT để chẩn đoán tái phát và theo dõi ung thư thanh quản, hạ họng sau phẫu thuật
1. Nguyễn Bá Đức (2010). Tình hình mắc ung thư tại Việt Nam qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004 -2008, Tạp chí ung thư học Việt Nam số 1 – 2010. Hội phòng chống ung thư học ViệtNam, 73 – 80.
2. Bùi Thế Anh (2005). Đối chiếu biểu hiện của Gelectin – 3 với biểu hiện lâm sàng và mô bệnh học của ung thư hạ họng, thanh quản, Luận văn Bác sỹ nội trú Bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Phúc và cộng sự (2004). Một số tiến bộ về ung thư thanh quản tại khoa khối U Bệnh viện Tai Mũi Họng TW, kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 2004.
4. Adelstein DJ (2005). Squamous cell head and neck cancer, Recent Clinical Progress and Prospects for the Future, Totwa: Humana, 79 – 92.
5. Karnel L.H Hoffman H.T, McCulloch T.M, Gerry Funk J.B (2005).
Management of early glottic cancer, In cumming
(2005).Otolaryngology: Head & Neck Surgery, 4th edition. Part7. chapter 100.
6. Mai Trọng Khoa (2013). Ứng dụng kỹ thuật PET/CT trong ung thư, Nhà xuất bản Y học Hà Nội
7. Mai Trọng Khoa (2009). Ứng dụng kỹ thuật PET và PET/CT trong lâm sàng, Tạp chí Y học lâm sàng, 5/2009, 19 – 25.
8. Mai Trọng Khoa (2012). Atlas PET/CT một số bệnh ung thư ở người Việt Nam, Nhà xuất bản y học.
9. Van Luschka H.Der Kehlkopf des Menschen (1871). Tu bingen: Laupp.
10. Sagel SS, Friedman WH et al (1981). Staging of carcinoma of the larynx: comparative accuracyof ct and laryngography, AJR am J Roentgenol. 136, 571- 575.
11. CR Archer, Sagel SS, Yeager Vl et al (1981). Staging of carcinoma of the larynx: comparative accuracy of ct and laryngography, AJR am J Roentgenol, 136(3), 497-502.
12. B Charlin (1989). Asessment of laryngeal cancer: CTScan versus endoscopy, J Otolaryngol, 18(6), 283-288.
13. H.M. Thabet, Sessions D.G. et al (1996). Comparison of clinical evaluation and computed tomographic diagnostic accuracy for tumors of the larynx and hypopharynx, Laryngoscope, 106(5), 589-594.
14. Trịnh Văn Minh (2000). Giải phẫu hầu. Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, 569- 578.
15. Nguyễn Văn Long (2008). Giải phâu ứng dụng và sinh lý họng, thanh quản, khí, phế quản, Tai Mũi Họng quyển 2, Nhà xuất bản Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 221- 240.
16. Silva Solis – Cohen (1892). Two cases of laryngectomy for adenocarcinoma of the larynx, Thank Am Laryngol Assoc.
17. Flint P.W (2002). Minimally invasive techniques for management of early glottic cancer, Larynx cancer, Otolagyngologic Clinic of North America. 2002, vol.35, (5), 103-115.
18. Hoàng Văn Cúc, Trịnh văn Minh (1999). Giải phẫu người, NXB Y học Hà Nội.
19. Compton C.C Greene F.L, Fritz D.A (2006). Larynx in AJCC cancer staing atlas, 2006 Springer Scienne/ Business Media, Inc, 41-57.
20. Carl E.Silver. MD (1981). Surgical anatomy of the larynx, In Surgery for cancer of the larynx, vol 2, 13-23.
21. Comoretto R Barzan L (1993). Hemipharyngectomy and hemilaryngectomy for pyriform sinus cancer: Recontruction with remaining larynx and hypopharynx and with tracheostomy, Laryngoscope Otolaryngology 103, 82 – 86.
22. Ngô Ngọc Liễn (2000). Ung thư hạ họng, Giản yếu Tai Mũi Họng tập III, Nhà xuất bản y học,130 – 135.
23. Eschwege F Vandenbrouck C, De la Rochefordiere A, et al (1987). Squamous cell carcinoma of the pyrifom sinus: Retrospective study of 351 cases treated at the stitude Gutstave – Roussy, head and neck surg: 10.4, 4 – 13.
24. Trần Hữu Tước (1984). Góp phần tìm hiểu ung thư hạ họng – thanh quản về phương diện giải phẫu bệnh lý, Nhà xuất bản Y học.
25. Lê Chính Đại (2003). Ung thư thanh quản hạ họng, Thực hành xạ trị ung thư, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
26. Võ Tấn (1989). Ung thư thanh quản và ung thư hạ họng, Tai Mũi Họng thực hành tập III, NXB Y học Hà Nội.
27. Nguyễn Vĩnh Toàn (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính của tổn thương ung thư thanh quản đối chiếu với phẫu thuật, Luận văn Bác sỹ nội trú Bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
28. Phạm Thị Cư, Nguyễn Đình Phúc và cs (1999). Ung thư thanh quản và hạ họng. Nhận xét lâm sàng qua 58 bệnh nhân được phẫu thuật từ 1995- 1998, kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học toàn quốc năm.
29. Soulier C Dulguerov P, Maurice J (1998). Bilateral radical neck dissection with unilateral internal jugular vein reconstruction, Laryngoscope America, 108, 1692 -1696.
30. Byrd D.R. Edge S.B., compton C.C., et al (2010). AJCC Cancer Staging Manuel, 7th ed, Springer, New York, 57-67.
31. Marandas P (2004). Cancer des voies aero – digestives superieures, Mason, Paris, 74 – 143.
32. Lê Anh Tuấn (2003). Nghiên cứu về hình thái lâm sàng và mô bệnh học của hạch cổ trong ung thư thanh quản và hạ họng, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Đại học y Hà Nội.
33. Phan Sỹ An và cộng sự (2009). Y học hạt nhân, Nhà xuất bản Y học Y học Hà Nội, 100 -106.
34. Mai Trọng Khoa Phan sỹ An, Trần Xuân Trường, Trần Đình Hà (2009). Các máy gia tốc vòng (Cyclotron) sản xuất đồng vị phóng xạ phát positron dung cho máy PET và PET/CT, Tạp chí Y học lâm sàng, 6/2009, 27 – 34.
35. Joji Kawabe et al Ai OE (2007). Detection of local residual tumor after laryngeal cancer treatment using FDG-PET, Annals of Nuclear Medicine Vol. 21, No. 1, 9-13.
36. T.N. Teknos, Rosenthal, E.L., Lee et al (2001). Positron emission tomography in the evaluation of stage III and IV head and neck cancer, Head Neck 23, 1056-60.
37. Malik E. Juweid et Otto S. Hoekstra. Positron Emission Tomography.
38. Vũ Văn Thạch (2012). Đánh giá kết quả xạ trị ung thư hạ họng – thanh quản giai đoạn III, IVA-B tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
39. Nguyễn Quốc Dũng (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính – đối chiếu với phẫu thuật của ung thư hạ họng, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
40. Nguyễn Đình Phúc (2005). Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư thanh quản và hạ họng tại khoa ung bướu bệnh viện Tai mũi họng Trung ương từ 2000 – 2004, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học hội nghị TMH toàn quốc.
41. Nguyễn Vĩnh Toàn (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính tổn thương ung thư thanh quản đối chiếu với phẫu thuật, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú Bệnh viện, Đại học Y hà Nội.
42. K.M. Greven, Williams, D.W., et al (2001). Serial positron emission tomography scans following radiation therapy of patients with head and neck cancer, Head Neck 23, 942-6.
43. Otto S. Hoekstra Malik E Juweid. Positron Emission Tomography, For other titles published in this series, go to www. springer. com/series/7651.
44. Đỗ Xuân Anh (2007). Nghiên cứu hình thái học u biểu mô dây thanh, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
45. Nguyễn Văn Hữu (2009). Nghiên cứu hình thái lâm sàng, nội soi và đối chiếu với kết quả phẫu thuật của ung thư thanh quản giai đoạn sớm, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Đại học y Hà Nội.
46. W.J. Goodwin, Jr. (2000). Salvage surgery for patients with recurrent squamous cell carcinoma of the upper aerodigestive tract: when do the ends justify the means, Laryngoscope 110, 1-18.
47. Dumphy FR Lowe VJ, Varvares M. et al (1997). Evaluation of chemotherapy response in patients with advanced head and neck cancer using [F-18] fluorodeoxyglucose positronpomission emission tomography, Head Neck 19, 666 – 674
48. Ngô thanh Tùng (2012). Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hóa xạ trị gia tốc đồng thời ung thư hạ họng thanh quản tại Bệnh viện K, Tạp chí ung thư học Việt Nam số 1 – 2012. Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư 103 – 109.
49. I. Brink, Klenzner, T., Krause et al (2002). Lymph node staging in extracranial head and neck cancer with FDG PET – appropriate uptake period and size-dependence of the results, Nuklearmedizin 41, 108-13.
50. Hannal A et al (2002). Evaluation of 18F – flurodeoxygucose positron emission tomography and computed tomography with histopathologic correlation in the innitial staging of head and neck cancer, Ann Surg, 23, 208- 217.
51. G.W. Goerres, Schmid, D.T., Gratz, K.W et al (2003). Impact of whole body positron emission tomography on initial staging and therapy in patients with squamous cell carcinoma of the oral cavity, Oral Oncol 39, 547-51.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Ở Việt Nam 4
1.2. GIẢI PHẪU HẠ HỌNG 4
1.2.1. Cấu trúc giải phẫu 4
1.2.2. Xoang lê 6
1.2.3. Niêm mạc, mạch máu và thần kinh 7
1.3. GIẢI PHẪU THANH QUẢN 9
1.3.1. Phân vùng và ứng dụng 10
1.3.2. Các khoang của thanh quản 13
1.3.3. Mạch máu của thanh quản 14
1.3.4. Dẫn lưu bạch huyết thanh quản 15
1.3.5. Thần kinh chi phối thanh quản 15
1.4. BẠCH MẠCH . 17
1.4.1. Phân nhóm hạch bạch huyết vùng cổ ứng dụng trong ung thư tai –
mũi – họng 17
1.5. UNG THƯ HẠ HỌNG, THANH QUẢN 20
1.5.1. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ 20
1.5.2. Lâm sàng 21
1.5.3. Cận lâm sàng 23
1.5.4. Mô bệnh học của ung thư hạ họng, thanh quản 24
1.5.5. Hướng lan truyền trong ung thư thanh quản 24
1.5.6. Phân giai đoạn TNM 25
1.6. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HẠ HỌNG, UNG THƯ THANH QUẢN 28
1.7. PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ HẠ HỌNG, THANH QUẢN . 29
1.7.1. Nguyên lý ghi hình PET/CT 29
1.7.2. Độ tập trung FDG tại khối u 30
1.7.3. Giá trị PET/CT trong theo dõi tái phát và di căn 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.2. Các bước tiến hành 34
2.2.3. Chỉ định chụp PET/CT trong ung thư hạ họng, ung thư thanh quản …. 35
2.2.4. Quy trình chụp PET/CT chẩn đoán ung thư hạ họng, ung thư
thanh quản 35
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 38
2.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 38
2.5. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 38
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU 39
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 41
3.1.1. Phân bố theo giới 41
3.1.2. Phân bố theo tuổi 42
3.1.3. Phân bố ung thư thanh quản, ung thư hạ họng 43
3.1.4. Chẩn đoán khối u trước mổ 43
3.1.5. Can thiệp phẫu thuật 44
3.2. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA
BỆNH NHÂN UNG THƯ THANH QUẢN HẠ HỌNG ĐÃ PHẪU THUẬT ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH CHỤP PET/CT 44
3.2.1. Các triệu trứng lâm sàng của ung thư thanh quản và ung thư hạ
họng sau phẫu thuật 44
3.2.2. Đặc điểm mô bệnh học 45
3.2.3. Thời gian đến chụp PET/CT sau phẫu thuật 46
3.2.4. Các tổn thương thực thể dưới nội soi 47
3.2.5. Giá trị PET/CT trong đánh giá tái phát 48
3.3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VỚI PET/CT ĐỂ CHẨN ĐOÁN TÁI PHÁT, DI CĂN HẠCH VÀ DI CĂN
XA CỦA UNG THƯ THANH QUẢN HẠ HỌNG 51
3.3.1. Đối chiếu u tái phát theo thời gian sau phẫu thuật trên PET/CT . 51
3.3.2. Đối chiếu kết quả PET/CT với lâm sàng và GPB để phát hiện
khối u tái phát 52
3.3.3. Đối chiếu lâm sàng và cận lâm sàng với PET/CT để phát hiện di
căn hạch, di căn xa 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 57
4.1.1. Tuổi và giới 57
4.1.2. Chẩn đoán khối u trước mổ 58
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN
SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ HẠ HỌNG, THANH QUẢN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH CHỤP PET/CT 58
4.2.1. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư hạ
họng, ung thư thanh quản sau phẫu thuật 58
4.2.2. Giá trị PET/CT trong đánh giá tái phát 61
4.3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VỚI
PET/CT ĐỂ CHẨN ĐOÁN TÁI PHÁT, DI CĂN HẠCH VÀ DI CĂN XA CỦA UNG THƯ THANH QUẢN, HẠ HỌNG 62
4.3.1. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả giải phẫu bệnh với PET/CT
trong chẩn đoán tái phát 62
4.3.2. Đối chiếu kết quả PET/CT với lâm sàng và cận lâm sàng để phát
hiện di căn hạch, di căn xa 64
4.4. NHỮNG CẠM BẪY TRONG QUÁ TRÌNH ĐỌC PET/CT TRONG
UNG THƯ THANH QUẢN SAU PHẪU THUẬT 66
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố theo giới 41
Bảng 3.2. Phân bố theo tuổi 42
Bảng 3.3. Phân bố ung thư thanh quản, ung thư hạ họng 43
Bảng 3.4. Phân độ T trên lâm sàng 43
Bảng 3.5. Can thiệp phẫu thuật 44
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng 44
Bảng 3.7. Phân loại mô bệnh học khối u 45
Bảng 3.8. Thời gian đến chụp PET/CT 46
Bảng 3.9. Hình thái tổn thương nghi ngờ tái phát tại chỗ dưới nội soi …. 47
Bảng 3.10. Vị trí khối tái phát tại chỗ được phát hiện trên PET/CT 48
Bảng 3.11. Kích thước khối tái phát 49
Bảng 3.12. Giá trị hấp thu FDG theo vị trí khối tái phát 50
Bảng 3.13. Giá trị SUV theo kích thước tổn thương 51
Bảng 3.14. Đối chiếu u tái phát theo thời gian sau phẫu thuật 51
Bảng 3.15. Đối chiếu kết quả PET/CT với lâm sàng và GPB để phát hiện
tái phát 52
Bảng 3.16. Tổn thương tái phát ở vùng hạ họng 52
Bảng 3.17. Tổn thương ở vùng thanh quản 53
Bảng 3.18. Tổn thương ở vùng cổ trước 53
Bảng 3.19. Tổn thương vùng cạnh lỗ MKQ 54
Bảng 3.20. Giá trị SUV theo vị trí di căn 55
Bảng 3.21. Đối chiếu di căn hạch, di căn xa giữa CLVT và PET/CT 55
Bảng 3.22. Đối chiếu hạch di căn trên lâm sàng và trên PET/CT 56
Biểu đồ 3.1: Sự phân bố theo giới 41
Biểu đồ 3.2: Sự phân bố theo tuổi 42
Biểu đồ 3.3: Thể mô bệnh học khối u sau mổ 45
Biểu đồ 3.4: Thời gian đến chụp PET/CT 46
Biểu đồ 3.5: Đại thể khối tái phát 47
Biểu đồ 3.6: Vị trí khối tái phát 48
Hình 1.1. Rãnh họng – thanh quản nhìn mặt sau 5
Hình 1.2. Xoang lê: Các cuống mạch máu – thần kinh 7
Hình 1.3. Thanh quản nhìn từ trước và sau 10
Hình 1.4. Phân vùng thanh quản theo bệnh học 12
Hình 1.5. Sơ đồ cấu trúc của các khoang thanh quản 13
Hình 1.6. Dẫn lưu bạch huyết 15
Hình 1.7. Tam giác bạch huyết Rouviere 17
Hình 1.8. Phân nhóm hạch bạch huyết vùng cổ 18
Hình 1.9. Các hướng lan tràn của khối u thượng thanh môn 24
Hình 1.10. Hướng lan tràn của khối u thanh môn 25
Hình 1.11. Hấp thu FDG sinh lý 32
Hình 1.12. Hấp thu FDG trong bệnh lý ác tính 32
Hình 2.1. Máy PET/CT tại TT YHHN và UB- BV Bạch Mai 36
Hình 2.2. Phần mềm True D phân tích hình ảnh tổn thương trên PET/CT …. 38
Hình 3.1. Hình ảnh khối tái phát tại vùng thanh quản trái trên PET/CT,
max SUV=5,19 49
Hình 3.2. Hình ảnh khối tái phát vùng cạnh lỗ mở khí quản 3,7cm, max
SUV= 12,88 50
Hình 3.3. Hình ảnh khối tái phát cạnh lỗ mở khí quản, max SUV= 10.45 … 54
Hình 3.4. Hình ảnh di căn hạch cổ trái. Max SUV =3,43 56