Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản
Ung thư phế quản (UTPQ) là bệnh ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế quản [29], [38]. Là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do ung thư ở nhiều nước trên thế giới [49], [72] chiếm 13% tổng số ung thư các loại tính chung trên phạm vi toàn cầu [58]. Năm 1996 UTPQ đã tăng 36% so với năm 1980, riêng ở nữ tăng 49% [10]. Năm 2000, trên toàn thế giới có 10,1 triệu ca ung thư mới được phát hiện, 6,2 triệu ca tử vong, trong đó tỷ lệ mới mắc và tử vong do UTPQ tương ứng là 1,2 triệu và 1,1 triệu. Tốc độ gia tăng tỷ lệ mới mắc UTPQ là
0, 5%/năm. Tỷ lệ mới mắc và tử vong cao nhất ở Đông Âu, Bắc Mỹ, Australia, New Zealand, Nam Mỹ; mức độ trung bình ở Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á, tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận ở Ấn Độ, Nam Á và Pakistan, [87], [105].
Tại Mỹ, UTPQ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ, chiếm khoảng 28% tổng số các trường hợp tử vong do ung thư hàng năm. Năm 1994 tỷ lệ tử vong điều chỉnh theo tuổi do UTPQ trên 100.000 người là 70,9 đối với nam và 33,8 đối với nữ [51], [92], [99]. Năm 2007 ước tính có 213.380 người mới mắc trong đó nam chiếm 53,78% [61].
Tại Việt nam, UTPQ có bệnh suất cao và có chiều hướng gia tăng [4], [25], [31]. Tại Hà nội giai đoạn 1991-1995, UTPQ thường gặp nhất ở nam giới, chiếm 21,9% ung thư các loại và tỷ lệ bị bệnh điều chỉnh theo tuổi là 34,9/100.000. Ở nữ UTPQ chiếm 7,1%, đứng hàng thứ ba tổng số ung thư.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, UTPQ chiếm 16,5% tổng số ung thư ở nam, đứng hàng thứ hai sau ung thư gan. Ở nữ UTPQ đứng hàng thứ sáu, chiếm tỷ lệ 5,4% [9], [46]. Năm 2000 ước tính cả nước có 36.201 nam, 32.786 nữ bị UTPQ, mỗi năm sẽ có thêm 6.905 ca mắc mới [29], [38].
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng việc chẩn đoán UTPQ ở giai đoạn tối ưu có thể can thiệp được vẫn còn là vấn đề nan giải đối với y học thế giới và y học Việt Nam [5], [8], [14], [ló], [4o], [41], [48].
Các triệu chứng lâm sàng của UTPQ thường gặp là đau ngực, ho khạc đờm dai dẳng, ho máu, khó thở, khàn tiếng, sút cân [4], [ó], [7], [15], [2s], nhưng không đặc hiệu cho UTPQ [57], [58], [72], [7ó], [99]. Khoảng 8o% số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng thường ở giai đoạn muộn, khi kích thước khối u đã lớn hơn scm nên khả năng điều trị nội khoa cũng như can thiệp ngoại khoa có nhiều hạn chế. Tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 7-12% [1], [s], [lo], [2o]. Việc kết hợp bộ ba lâm sàng, hình ảnh học gồm chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản, mô bệnh học làm tăng tính chính xác trong chẩn đoán, đánh giá giai đoạn và quyết định phương pháp điều trị [24], [27], [sl], [57], [59], [71].
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đề cập những khía cạnh khác nhau của UTPQ như lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, mô bệnh học, phương pháp điều trị [1], [4-ó], [lo], [só], [4ó], [47]. Nhưng đặc điểm lâm sàng, tổn thương trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản có gì khác biệt ở từng týp mô học của UTPQ là vấn đề còn ít được nhắc đến trong y văn. Chưa có nghiên cứu nào phân tích và liên kết những vấn đề ấy lại với nhau một cách hệ thống, chính vì vậy chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu: “Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản”. Nhằm hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng của ung thư phế quản.
2. Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Dịch tễ học ung thư phế quản 3
1.1.1. Dịch tễ học ung thư phế quản trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình ung thư phế quản tại Việt nam 6
1.1.3. Đặc điểm tuổi, giới 6
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây UTPQ 9
1.2. Đặc điểm lâm sàng của ung thư phế quản 12
1.2.1. Triệu chứng hô hấp 13
1.2.2. Triệu chứng lan rộng và di căn 14
1.2.3. Hội chứng cận ung thư 15
1.3. Cận lâm sàng trong chẩn đoán UTPQ 17
1.3.1. Hình ảnh X quang phổi chuẩn 17
1.3.2. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 19
1.3.3. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân 23
1.3.4. Chụp cắt lớp bằng phát xạ Positron 23
1.3.5. Nội soi phế quản trong chẩn đoán UTPQ 24
1.3.6. Các týp mô bệnh học thường gặp của UTPQ theo phân loại của WHO-
1999 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Phương tiện nghiên cứu 31
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu 33
2.3. Xử lý số liệu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 37
3.1.1. Đặc điểm tuổi- giới 37
3.1.2. Lý do vào viện 38
3.1.3. Thời gian bị bệnh 39
3.1.4. Chẩn đoán của tuyến trước và lúc vào viện 40
3.1.5. Tình trạng hút thuốc lá 41
3.1.6. Liên quan giữa hút thuốc lá và giới 42
3.1.7. Đặc điểm lâm sàng 43
3.2. Đặc điểm tổn thương trên CT ngực 44
3.2.1. Vị trí u trên CT ngực 44
3.2.2. Vị trí tổn thương theo thùy phổi trên CT ngực 44
3.2.3. Số lượng u/ CT ngực 45
3.2.4. Kích thước u 45
3.2.5. Đặc điểm tổn thương 45
3.2.6. Tình trạng xâm lấn các cấu trúc liền kề 46
3.3. Vị trí di căn 46
3.4. Đặc điểm tổn thương qua nội soi phế quản 47
3.4.1. Vị trí tổn thương 47
3.4.2. Hình ảnh tổn thương 48
3.5. Mô bệnh học của UTPQ 48
3.6. Giai đoạn của UTPQ theo WHO 1997 49
3.7. Đặc điểm xét nghiệm công thức máu và điện giải đồ 50
3.8. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng- mô bệnh học 51
3.8.1. Tuổi và Giới – Mô bệnh học 51
3.8.2. Lý do vào viện – Mô bệnh học 53
3.8.3. Thời gian bị bệnh – Mô bệnh học 54
3.8.4. Hút thuốc lá – Mô bệnh học 55
3.8.5. Triệu chứng cơ năng – Mô bệnh học 56
3.8.6. Triệu chứng thực thể – Mô bệnh học 57
3.9. Đối chiếu hình ảnh UTPQ/CT – Mô bệnh học 58
3.9.1. Vị trí u- Mô bệnh học 58
3.9.2. Số lượng u- Mô bệnh học 59
3.9.3. Kích thước u- Mô bệnh học 59
3.9.4. Vị trí theo thùy phổi- Mô bệnh học 60
3.9.5. Xâm lấn các cấu trúc liền kề- Mô bệnh học 61
3.9.6. Các tổn thương đi kèm- Mô bệnh học 62
3.10. Đối chiếu hình ảnh tổn thương qua nội soi phế quản- Mô bệnh học…. 63
3.10.1. Vị trí tổn thương- Mô bệnh học 63
3.10.2. Hình thái tổn thương- Mô bệnh học 64
3.11. Vị trí di căn – Mô bệnh học 65
Chương 4: BÀN LUẬN 67
4.1. Đặc điểm lâm sàng 67
4.1.1. Tuổi, giới 67
4.1.2. Lý do vào viện 68
4.1.3. Thời gian bị bệnh 69
4.1.4. Chẩn đoán của tuyến trước và lúc vào viện 69
4.1.5. Tình trạng hút thuốc lá 70
4.1.6. Triệu chứng lâm sàng 71
4.2. Đặc điểm tổn thương trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực 73
4.3. Đặc điểm tổn thương qua nội soi phế quản 75
4.4. Vị trí di căn 77
4.5. Mô bệnh học của UTPQ 78
4.6. Giai đoạn của UTPQ 79
4.7. Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, nội soi phế quản với
mô bệnh học của UTPQ 81
4.7.1. Đối chiếu tuổi, giới với mô bệnh học 81
4.7.2. Đối chiếu lý do vào viện – Mô bệnh học 82
4.7.3. Đối chiếu thời gian bị bệnh – Mô bệnh học 83
4.7.4. Đối chiếu hút thuốc lá – Mô bệnh học 83
4.7.5. Đối chiếu triệu chứng lâm sàng – Mô bệnh học 84
4.7.6. Đối chiếu hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực – mô bệnh học 85
4.7.7. Đối chiếu hình ảnh tổn thương qua nội soi phế quản – mô bệnh học 89
4.7.8. Đối chiếu vị trí di căn – mô bệnh học 90
KÉT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích