Đối chiếu mô bệnh học trước – sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư biểu mô không tế bào nhỏ của phổi
Luận văn Đối chiếu mô bệnh học trước – sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư biểu mô không tế bào nhỏ của phổi. Ung thư phổi (UTP) là u ác tính xuất phát từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản tận, phế nang hoặc các tuyến phế quản. Trên 90% các ung thư phổi là ung thư biểu mô phế quản nên thuật ngữ ung thư biểu mô phế quản tương đương với ung thư phổi. Đây là loại ung thư có độ ác tính cao, tiến triển nhanh, tiên lượng xấu.
Trong những năm gần đây, UTP gia tăng nhanh chóng. Theo ghi nhận của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2004, ung thư phổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư trên thế giới đối với cả nam và nữ, với con số 1,3 triệu người chết hàng năm [1]. Đến năm 2008, thế giới có 12,7 triệu trường hợp ung thư mới được chẩn đoán trong đó ung thư phổi chiếm 1,61 triệu trường hợp(12,7%), với 1,38 triệu trường hợp tử vong [2]. Tại Mỹ, ước tính có 215.000 trường hợp mới mắc và 161.000 trường hợp ung thư phổi tử vong trong năm 2008 [3]. Tỷ lệ sống thêm phụ thuộc vào giai đoạn, thể trạng bệnh nhân, các phương pháp điều trị và nhiều yếu tố khác, nhưng theo thống kê, ở Mỹ có tới 14% số bệnh nhân ung thư phổi sống hơn 5 năm sau chẩn đoán [4]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư phổi của nam cao hơn nữ và phần lớn bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn, không còn khả năng điều trị triệt để. Chỉ 10-20% số ca bệnh được phát hiện khi còn có khả năng cắt bỏ khối u. Bệnh thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, hơn 80% bệnh nhân UTP có tiền sử hút thuốc lá [5]. Ngoài ra một số yếu tố khác như tia xạ, nhiễm virus… làm biến đổi AND trong các tế bào biểu mô của phổi hậu quả là tế bào phát triển mất kiểm soát dẫn đến ung thư [6]. Triệu chứng có thể gặp là: khó thở, ho ra máu, ho kéo dài hoặc kiểu ho bất thường, tiếng thổi hang, đau ngực hoặc đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút, khó thở (nếu u ở khí quản), hội chứng cận u, hội chứng Pancoast tobias, hội chứng Horner [7], [8].
Để thăm dò và chẩn đoán có nhiều phương pháp: X-quang, chụp cắt lớp vi tính, tế bào học, mô bệnh học (MBH), xét nghiệm máu nhưng trong đó chẩn đoán MBH được xem là tiêu chuẩn vàng.
Về mặt mô học, ung thư phổi được chia thành hai nhóm chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ (non small cell lung carcinoma-NSCLC). Trong đó, NSCLC có nhiều dưới típ. Trong y văn, típ ung thư biểu mô (UTBM) tuyến thường gặp nhất, chiếm khoảng 40% UTP tế bào không nhỏ, gặp cả ở người hút thuốc lá và không hút thuốc lá, đặc biệt tăng nhanh ở nữ giới, UTBM vảy chiếm khoảng 25% ung thư phổi [9], [10]. Từ khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, UTBM tuyến vươn lên vị trí hàng đầu [11]. Việc xác định chính xác típ MBH, giai đoạn bệnh là yếu tố liên quan đến tỷ lệ tái phát và sống thêm, qua đó giúp các nhà lâm sàng đánh giá, tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp đem lại lợi ích cho người bệnh.
Ở Việt Nam, nghiên cứu lâm sàng, giải phẫu bệnh UTP khá nhiều. Tuy nhiên việc áp dụng phân loại WHO 2004 trong chẩn đoán mô bệnh học UTP trước và sau phẫu thuật để tìm hiểu sự khác nhau, nguyên nhân khác nhau và vai trò của HMMD trong việc chẩn đoán phân loại típ MBH thì chưa có nhiều nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đối chiếu mô bệnh học trước – sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư biểu mô không tế bào nhỏ của phổi” nhằm 2 mục tiêu như sau:
1.Mô tả đặc điểm các típ mô bệnh học của ung thư phổi không tế bào nhỏ.
2. Đánh giá sự phù hợp định típ mô bệnh học trước và sau phẫu thuật của ung thư phổi không tế bào nhỏ.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU3
1.1. Giải phẫu, cấu tạo mô học của phổi3
1.1.1. Cấu tạo mô học chung3
1.1.2. Các loại tế bào của đường hô hấp dưới4
1.1.3. Màng phổi5
1.2. Dịch tễ học5
1.2.1. Thế giới5
1.2.2. Việt Nam6
1.3. Các yếu tố nguy cơ7
1.4. Cơ chế bệnh sinh7
1.5. Chẩn đoán lâm sàng8
1.5.1. Triệu chứng hô hấp8
1.5.2. Triệu chứng toàn thân9
1.5.3. Triệu chứng căn xa9
1.6. Chẩn đoán cận lâm sàng9
1.6.1. X quang thường qui9
1.6.2. Chụp cắt lớp vi tính9
1.6.3. Soi phế quản9
1.6.4. Tế bào học9
1.6.5. Thăm dò chức năng hô hấp10
1.6.6. Sinh thiết10
1.7. Đặc điểm mô bệnh học UTP10
1.7.1. Đại thể10
1.7.2. Phân loại MBH UTP11
1.7.3. Đặc điểm các típ MBH UTBM không tế bào nhỏ theo WHO 200414
1.7.4. Phân loại giai đoạn19
1.8. Hóa mô miễn dịch21
1.9. Điều trị22
1.9.1. Phẫu thuật22
1.9.2. Xạ trị22
1.9.3. Hóa chất22
1.9.4. Điều trị hỗ trợ22
1.9.5. Điều trị đích22
1.10. Tình hình nghiên cứu UTP trên thế giới và trong nước22
1.10.1. Tình hình nghiên cứu UTP trên thế giới22
1.10.2. Tình hình nghiên cứu UTP trong nước23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU25
2.1. Đối tượng nghiên cứu25
2.1.1. Đối tượng25
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn25
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ25
2.2. Phương pháp nghiên cứu26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu26
2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu29
2.2.3. Các kỹ thuật thu thập thông tin29
2.2.4. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất, vật liệu nghiên cứu.29
2.2.5. Xét nghiệm mô bệnh học30
2.2.6. Quy trình tiến hành30
2.2.7. Chỉ số và biến số nghiên cứu30
2.2.8. Hạn chế sai số32
2.2.9. Xử ly số liệu32
2.2.10. Thời gian và địa điểm nghiên cứu33
2.2.11. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu33
Chương 3: KẾT QUẢ34
3.1. Phân bố bệnh theo nhóm tuổi và giới tính34
3.2. Hình thái bệnh học ung thư phổi36
3.2.1. Vị trí khối u trên Xquang36
3.2.2. Kích thước u38
3.2.3. Tình trạng di căn hạch vùng39
3.2.4. Các típ mô bệnh học ung thư phổi trước và sau phẫu thuật39
3.2.5. Phân bố típ MBH sau phẫu thuật theo giới40
3.2.6. Thứ típ mô bệnh học sau phẫu thuật41
3.3. Đối chiếu típ mô bệnh học trước và sau phẫu thuật44
Chương 4: BÀN LUẬN50
4.1. Đặc điểm phân bố theo tuổi và giới50
4.2. Vị trí u51
4.3. Kích thước u52
4.4. Di căn hạch vùng54
4.5. Phân loại tip mô bệnh học theo phân loại WHO 200455
4.5.1. Đặc điểm các típ mô bệnh học theo phân loai WHO 200458
4.5.2. Tỷ lệ các típ mô bệnh học61
4.6. Đối chiếu kết quả định típ mô bệnh học trước và sau phẫu thuật64
KẾT LUẬN67
KIẾN NGHỊ69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LỆU THAM KHẢO
1.WHO (2004), ” Pathology and Genetics of Tumours of the Lung, Pleura, Thymus and Heart “.
2.Ferlay J, Shin HR, Bray F, Forman D, Mathers C, Parkin DM. (2008) Estimates of worldwide burnden of cancer in 2008: GLOBOCAN 2008. Int J Cancer. Dec 25; 127(12): 2893-917
3.Jerman A, Thun MJ, Ries LA, Howe HL, Weir HK, Center MM, et al. (2008) Annual report to the nation on the status of cancer, 1975-2005, featuring trend in lung cancer, tobaco use, and tobaco control. J Natl Cancer Inst. Dec 3; 100(23): 1672-94.
4.Fong KM, Sekido Y, Gazdar AF & Minna JD (2003), “Lung cancer: Molecular biology of lung cancer: clinical implication”, Thorax, Vol 58(10), pp. 892 – 900.
5.Carmona RH (2006), “The Health Consequences of involuntary Exposure to Tobacco Smoke: A report of the Surgeon general”, U.S. Department of Health and Human Services, Secondhand smoke exposure causes disease and premature death in children and adults who do not smoke.
6.Peto R, Lopez AD, J, B. & al, e. (2006), “Mortality from smoking in developed countries 1950 – 2000: Indirect estimates from National Vital Statistics”, Oxford University Press.
7.Bộ môn giải phẫu bệnh trường Đại học y Hà Nội (2007), “Giải phẫu bệnh học”, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
8.Clee MD, Duguid HLD & Sinclair DJM (1982), “Accuracy of morphological diagnosis of lung cancer in a department of respiratory medicine”, J Clin Pathol, Vol 35pp. 414 – 19.
9.Debra Hawes, Clive R. Taylor & Cote, R. J. (2003), “Immunohistochemistry. In: Modern Surgical Pathology”, W.B Saunders Company, pp. 57 – 75.
10.Orreilly KM, Mclaughlin AM, Beckett WS & Sime PJ (2007), “Asbestos – related lung disease”, American Family Physician, Vol 75(5), pp. 683 – 88.
11.Devereux TR, Taylor JA & Barret JC (1996), “Molecular mechanisms of lung cancer. Interaction of environmental and genetic factors”, Chest, Vol 109(3).
12.Bộ môn mô – phôi học trường Đại học y Hà Nội (2005), “Mô học”, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
13.”Commonly diagnosed cancers worldwide”, Cancer Research UK 2005.
14.Jemal A, R. C. T., T. Murray, A. Ghafoor, A. Samuels, El. Ward, E.J. Feuer, and M.J. Thun (2004), “Cancer statistics”, CA Cancer J Clin, Vol 54(1), pp. 8 – 29.
15.National Cancer Institute (2010), SEER stat fact sheets: Lung and Bronchus., Surveillance Epidemiology and End Result.
16.”Lung cancer”, pfizer oncology 2012.
17.Hoàng Anh Vũ, Ngô Thị Tuyết Hạnh, Hứa Thị Ngọc Hà, (2013). Bệnh học phân tử của ung thư phổi không tế bào nhỏ. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 17 – phụ bản số 3, tr1.
18.Lê Trung Thọ, (2007). Nghiên cứu áp dụng phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô phế quản của tổ chức y tế thế giới (1999). Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
19.Nguyễn Bá Đức, (2006). Tình hình ung thư ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2004 qua ghi nhận ung thư tại năm tỉnh thành ở Việt Nam. Tạp chí y học thực hành. Số 541, tr 9–17
20.Ngô Tất Trung, Nguyễn Trọng Chính, Nguyễn Văn Sơn, (2012). “Nghiên cứu xây dựng quy trình xác định đột biến gen EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ”, Tạp chí ung thư học Việt Nam , hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ XVI, số 1-2012, p246.
21.”Lung carcinoma: Tumors of the Lungs.”, merck Manual Professional Edition.
22.Aviel-Ronen S, Blackhall FH, Shepherd FA & MS, T. (2006), “K-ras mutations in non small cell lung carcinoma: a review”, Clinical Lung Cancer, Vol 8(1), pp. 30 – 8
23.Hecht S (2003), “Tobacco carcinogen, their biomarker and tobacco-induced cancer”, Nature Reviews. Cancer, Vol 3(10), pp. 733 – 44.
24.Sopori M (2002), “Effects of cigarette smoke on the immune system”, Nature Reviews. Immunology, Vol 2(5), pp. 372 – 7.
25.Villeneuve PJ & Y, M. (1994), “Lifetime probability of developing lung cancer, by smoking status, Canada”, Canadian Journal of Public Health, Vol 85(6), pp. 385 – 88.
26.WHO International Agency for Research on Cancer (2002), Tobacco smoke and involuntary smoking (PDF). , IARC monographs on the Evaluation of carcinogenic risk to Humans.
27.Catelinosis O, Rogel A, Laurier D & al, e. (2006), “Lung Cancer Attributable to indoor Radon Exposure in France: Impact of the Risk Models and Uncertainty Analysis”, Environ. Health Perspect, Vol 114(9), pp. 1361 – 6.
28.Herbst RS, Heymach JV & Lippman SM (2008), “Lung cancer”, New England Journal of Medicine, Vol 359(13), pp. 1367 – 80.
29.Tomoda K, Ohkoshi T, Hirota K & al, e. (2009), Preparation and properties of inhalable nanocomposite particles for treatment of lung cancer, Colloids and Surfaces B: Biointerfaces, pp. 177 – 82.
30.Warren W.H, Memoli VA, Gould VE, FaborL.P & Kittlee F. (1985), “Neuroendocrine neoplasms of the spectrum carcinoid to small cell carcinoma and intervening variants”, J Thorac cardiovacs Surg, pp. 879 – 89.
31.Payne CR, Stovin PGI, Barker V & et al (1979), “Diagnostic accuracy of cytology and biopsy in primary bronchial carcinoma”, Thorax, Vol 34pp. 294 – 9.
32.Tanaka T, Yamamoto, Tamura T & et al (1983), “Cytological and histological correlation of primary lung cancer: a preliminary study of 106 cases with resectable tumours”, Acta Med Okayama, Vol 37pp. 11 – 19.
33.Truong LD, Underwood RD & al, e. (1985), “Diagnosis and typing of lung carcinoma by cytopathologic methods. A review of 108 cases.”, Acta Cytol, Vol 29pp. 379 – 84.
34.Thomas , JStJ, Lamb D, Ashcroft T & al, e. (1993), “How reliable is the diagnosis of lung cancer using small biopsy specimens? Report of a UKCCCR lung cancer working party.”, Thorax, Vol 48pp. 1135 – 9.
35.Edwards SL, Roberts C & al, e. (2000), “Preoperative histological classification of primary lung cancer: accuracy of diagnosis and use of the non-small cell category”, J Clin Pathol, Vol 53pp. 537 – 540.
36.Nguyễn Vượng, Lê Trung Thọ, (2004). Đối chiếu mô bệnh học sinh thiết ung thư phổi trước và sau phẫu thuật. Công trình NCKH- Bệnh viện Bạch Mai 2003-2004, tập I, 420-427.
37.Hoàng Đình Cầu, 1991. Ung thư phế quản nguyên phát. Bách khoa thư bệnh học, tập I, tr 294–302.
38.Nguyễn Việt Cồ, Tô Kiều Dung (1994). Ung thư phế quản qua 573 trường hợp phẫu thuật. Nội san Lao và bệnh phổi, tr 116–121.
39.Hoàng Long Phát, Lê Thị Tỉnh, Trần Thị Dung và cs, (1990). Đặc điểm tình hình ung thư phổi, phế quản ở một số cơ sở y tế miền bắc Việt Nam. Nội san Lao và bệnh phổi, tập 11, tr 108-127.
40.Bùi Xuân Tám, (1991). Góp phần nghiên cứu hiệu quả chẩn đoán và mức độ an toàn của các kỹ thuật thăm dò phế quản, sinh thiết cơ quan hô hấp và chọc hút khí quản trong bệnh phổi. Luận án PTS Y học, Hà Nội.
41.Ngô Thu Thoa, (1987). Chẩn đoán tế bào trong ung thư phế quản phổi tại viện K. Cong trình NCKH ung thư, Hà Nội, 1987, tr 58-59.
42. Allred DC, Jennet M. Harvey, 1998. Prognostic and predictive factors in breast cancer by immunohistochemical analysis. Modern pathology. p155-168.
43.Burns D.M, C. M., Anderson, Nigel Gray, (2011), “Has the lung cancer risk from smoking increased over the last fifty years?”, Cancer Causes Control 2011 March., 22 (3):389 – 97.
44.Phùng Thị Phương Anh (1999), “Typ mô bệnh học của ung thư phế quản qua 4 năm 1995 – 1998 ở những bệnh nhân đã phẫu thuật”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
45.Nguyễn Tiến Tuân, (2004) “Nghiên cứu mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản theo phân loại mới của tổ chức y tế thế giới 1999”.
46.Ngô Thế Quân, P. T. T. H., Nguyễn Chi Lăng, Nguyễn Công Định, (2007), “Phân loại mô bệnh học ung thư phế quản theo phân loại của tổ chức y tế thế giới 1999”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, chuyên đề ung bướu tập 11 – phụ bản số 3:, 47 – 53.
47.Phùng Quang Thịnh (2012), “Nhận xét đặc điểm mô bệnh học và bộc lộ thụ thể yếu tố phát triển biểu bì trong ung thư biểu mô tuyến của phổi.”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
48.Lynne Eldridge MD & About.com Guide (2011), Lung Adenocarcinoma: Symptoms, Treatments and Prognosis, Updated December 09. About.com Health’s Disease and Condition content is reviewed by the Medical Review Board.
49.Hill C., D. F. (2004), “Frequency of cancer in France”, Bull Cancer. 2004 Jan, 91 (1)9 – 14.
50.Patricia R.M, F. C., Detterbeck, Dana P., Loomis, (2001), “Epidemiology and classification of lung cancer”, Diagnosis and treatment of lung cancer; WB.Saunders company, 25 – 40.
51.Kuo – Hsuan Hsu, M. D., Kun-Chieh Chen, M.D, Tsung – Ying Yang, M.D, et al., (2011), “Epidermal Growth Factor Receptor Mutation Status in Stage I Lung Adenocarcinoma with Different Image Patterns”, J. of Thoracic Oncolo., 6, June.
52.Nguyễn Quang Đợi (2008), “Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản.”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
53.Lin D.M, Y. M., S.Zheng., et al., (2006), “Prognostic value of bronchioloalveolar carcinoma component in lung adenocarcinoma”, Histol. Histopathol., 627 – 32.
54.Prager D., C. R. B., et al., (2000), “Bronchogenic Carcinoma”, Text book of respiratory medicine, pp. 1415 – 51.
55.Marina N., N. M. D., Kathleen Cieply B.S., et al., (2010), “Initial contribution A comparison of EGFR and KRAS status of primary lung cancer and matched metastatic”, Pathology, University Medical Center Pittsburgh, USA. Human Pathol., 94 – 102.
56.Togashi Y., M. K., Kubo T., et al., (2011), “Association of diffuse random pulmonary metastases, including miliary metastases, with epidermal growth factor receptor mutations in lung adenocarcinoma”, Cancer Feb. 15, 819 – 25.
57.Desmond N (1992): Biology of small cell lung cancer. The Lancet. April, Vol 339, 843-846.
58.Kathryn E. Osann, V. L. E., Piero Mustacchi, (2000), “Epidermiology of lung cancer. In: Texbook of Respiratory Medicine”, W.B. Saunders Company, Third Edition, 1395 – 1407.
59.Auerbach, O. (1957), “Carcinoma in situ and early invasive carcinoma in tracheobronchial tree”, J. Thor. Surg.,, 34298.
60.Devereux TR, Taylor JA & Barret JC (1996), “Molecular mechanisms of lung cancer. Interaction of environmental and genetic factors”, Chest, Vol 109(3).
61.Aviel-Ronen S, Blackhall FH, Shepherd FA & MS, T. (2006), “K-ras mutations in non small cell lung carcinoma: a review”, Clinical Lung Cancer, Vol 8(1), pp. 30 – 8.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất