Đối chiếu tổn thương vú không sờ thấy xếp BI-RADS 4 trên siêu âm với mô bệnh học

Đối chiếu tổn thương vú không sờ thấy xếp BI-RADS 4 trên siêu âm với mô bệnh học

Luận văn bác sĩ nội trú Đối chiếu tổn thương vú không sờ thấy xếp BI-RADS 4 trên siêu âm với mô bệnh học.Ung thư vú (UTV) là ung thư thường gặp nhất và cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ [18]. Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) năm 2018, xuất độ ung thư UTV trên thế giới có khoảng hơn 2 triệu trường hợp mới mắc (11,6%), đứng hàng thứ 2 chỉ sau ung thư phổi và tử suất đứng hàng thứ 5 với khoảng 627 ngàn trường hợp (6,6%) [18]. Tại Việt Nam, UTV vẫn là ung thư đứng hàng đầu ở nữ giới, khoảng hơn 15 ngàn (20,6%) trường hợp mới mắc hàng năm [18]. Việc chẩn đoán chính xác bản chất lành ác của tổn thương vú, phát hiện sớm UTV là vô cùng quan trọng, quyết định đến kết quả điều trị, tránh bỏ sót bệnh và giảm tỷ lệ tử vong.


Trong đánh giá và xử lý các bệnh lý tuyến vú, siêu âm (SA) là phương tiện chẩn đoán bệnh có độ phân giải mô mềm cao, cho phép mô tả các đặc tính của tổn thương tuyến vú, đặc hiệu trong xác định bản chất đặc hay nang, vách nang dày hay mỏng, có chồi sùi trên vách hay không, có vách ngăn hay không,…Hơn nữa, phương tiện này dễ dàng được bệnh nhân (BN) chấp nhận vì tính an toàn, không bức xạ, không gây khó chịu cho BN (không bị nén ép khi ghi ảnh), thực hiện nhanh và dễ dàng. SA cũng là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong thủ thuật can thiệp qua da. Nhờ những ưu điểm đó mà SA đã trở thành phương tiện để đánh giá tổn thương vú có khả năng là lành hay ác, đặc biệt đối với những phụ nữ có mô vú dày, trẻ tuổi [41]. Nhiều nghiên cứu về vai trò của SA trong chẩn đoán phân biệt tổn thương vú lành hay ác tính đã được thực hiện và đánh giá cao vai trò của kỹ thuật này [45],[52]. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của SA tuyến vú và X quang vú chất lượng cao cùng với ý thức tầm soát UTV hàng năm ở phụ nữ được nâng cao đã làm tăng khả năng phát hiện những tổn thương chưa có biểu hiện lâm sàng và/hay không sờ thấy trên lâm sàng. Tổn thương vú không sờ thấy là những tổn thương không phát hiện khi khám lâm sàng, chỉ được phát hiện qua khám tầm soát bệnh lý tuyến vú bằng X quang vú và/hoặc SA vú [6]. Điều này rất hữu ích nhằm xử trí sớm, hiệu quả, chi phí thấp, có thể điều trị bảo tồn đảm bảo tính thẩm mỹ, một trong những vấn đề bệnh nhân (BN) quan tâm khi được điều trị.
Hiện nay, tổn thương vú được mô tả và tường trình kết quả theo hệ thống BI-RADS của hội Điện quang Mỹ (ACR). Theo phân loại này, các tổn thương vú được chia thành 7 mức độ từ 0 đến 6 [21]. Loại BI-RADS 4 là những tổn thương nghi ngờ ác tính, có khoảng giới hạn về khả năng ác tính lớn, từ 3 đến 94% và được khuyến cáo sinh thiết. ACR năm 2013 chia nhỏ nhóm 4 này thành ba phân nhóm A, B và C với mức độ nghi ngờ ác tính từ thấp đến cao nhằm cung cấp thông tin chi tiết hơn về khả năng ác tính của tổn thương và thái độ xử lý cho
Bác sĩ (BS) lâm sàng và BS giải phẫu bệnh (GPB) [21]. Tuy nhiên, ACR lại không đưa ra các tiêu chuẩn hướng dẫn cụ thể cho từng phân nhóm trên. Cả ACR và các nghiên cứu đã thực hiện trước đây đều đánh giá và phân loại các phân nhóm của BI-RADS 4 dựa trên kinh nghiệm và mức độ nghi ngờ của các BS thực hiện SA. SA là kỹ thuật phụ thuộc rất nhiều vào người làm, đặc biệt trong SA bệnh lý tuyến vú, ngoài kỹ năng thực hiện còn đòi hỏi khả năng phát hiện, phân tích hình ảnh tổn thương và nhận diện được tổn thương là lành tính hay ác tính. Điều này đòi hỏi sự đào tạo bài bản và kinh nghiệm trong thực hành SA tuyến vú. Vấn đề đặt ra ở đây là khi không có tiêu chuẩn cụ thể, chỉ dựa vào kinh nghiệm của người thực hiện SA để phân loại BI-RADS 4 và các phân nhóm thì sẽ có sự khác nhau trong kết quả đánh giá giữa các BS, nhất là khi phân nhóm thành 4A, 4B và 4C. Sự khác biệt này có thể lớn giữa các BS còn ít kinh nghiệm so với các BS giàu kinh nghiệm. Từ đó, nhu cầu đặt ra là cần có các tiêu chuẩn cụ thể gợi ý phân loại BI-RADS 4 và các phân nhóm để tạo ra sự thống nhất giữa các BS. Phân loại BI-RADS 4 là những tổn thương nghi ngờ ác tính và được khuyến cáo sinh thiết, mô bệnh học chính là tiêu chuẩn vàng để xác định. Đối với tổn thương vú không sờ thấy thì các đặc điểm của những tổn thương này trong phân loại BI-RADS 4 như thế nào, tỷ lệ ác tính của chúng ra sao? Khi các đặc điểm nghi ngờ ác tính kết hợp lại với nhau thì tỷ lệ ác tính sẽ thay đổi như thế nào? Có sự đồng thuận giữa các BS SA khi khảo sát tổn thương vú không sờ thấy trong các phân nhóm của phân loại BI-RADS 4 hay không? Với những câu hỏi đó nên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đối chiếu tổn thương vú không sờ thấy xếp BI-RADS 4 trên siêu âm với mô bệnh học” với mục tiêu:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương vú không sờ thấy phân loại BI-RADS 4 trên siêu âm theo thuật ngữ của ACR.
2. Xác định giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của các đặc điểm hình ảnh và giá trị tiên đoán dương của phân loại BI-RADS 4 đối với tổn thương vú không sờ thấy trên siêu âm

MỤC LỤC
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………..i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT…………………………………………… iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH …………………………………………….iv
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ………………………………v
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………………vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ………………………………………………………………………. viii
DANH MỤC HÌNH ……………………………………………………………………………….ix
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………..4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………5
Giải phẫu tuyến vú ……………………………………………………………………….5
Siêu âm tuyến vú………………………………………………………………………….9
BI-RADS siêu âm ………………………………………………………………………10
Sơ lược bệnh lý tuyến vú……………………………………………………………..20
Một số nghiên cứu trên thế giới…………………………………………………….26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………28
Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………28
Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………..29
Vấn đề y đức……………………………………………………………………………..38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………..39
Kết quả giải phẫu bệnh………………………………………………………………..39
Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu ………………………………………….41
Đặc điểm tổn thương vú không sờ thấy xếp BI-RADS 4 trên siêu âm …42
.
.ii
Đặc điểm hình ảnh tổn thương vú không sờ thấy xếp BI-RADS 4 trên
siêu âm……………………………………………………………………………………………..46
Giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm từng đặc điểm hình ảnh
siêu âm và giá trị tiên đoán dương của phân loại BI-RADS 4 đối với tổn
thương vú không sờ thấy trên siêu âm. …………………………………………………..49
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………..54
Đặc điểm về giải phẫu bệnh và giá trị tiên đoán dương của phân loại BIRADS 4 đối với tổn thương vú không sờ thấy trên siêu âm. ………………………54
Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu ……………………………………56
Đặc điểm hình ảnh của tổn thương vú xếp BI-RADS 4 trên siêu âm và
giá trị tiên đoán dương của từng đặc điểm hình ảnh siêu âm và BI-RADS 4. .59
Tính đồng thuận về phân loại BI-RADS 4 thành 4A, 4B, 4C giữa Bác sĩ
thực hiện đề tài và Bác sĩ Bệnh viện………………………………………………………68
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU …………………………………………………………….70
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………71
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu thu thập số liệu
Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân
Phụ lục 3: Chấp thuận của hội đồng y đức Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Min

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thuật ngữ mô tả BI-RADS siêu âm năm 2013 …………………….12
Bảng 1.2: Hệ thống phân loại BI-RADS . …………………………………………………14
Bảng 1.3: Phân loại BI-RADS theo ACR ………………………………………………..16
Bảng 1.4: Phân loại tổn thương theo BI-RADS trên siêu âm theo tác giả Kim . 18
Bảng 2.1: Bảng 2 x 2 hướng dẫn tính các biến số kết cuộc. …………………………32
Bảng 2.2: Biến số mẫu nghiên cứu………………………………………………………….32
Bảng 2.3: Các biến số hình ảnh siêu âm…………………………………………………..32
Bảng 2.4: Các biến số kết quả mô bệnh học……………………………………………..37
Bảng 2.5: Biến số phụ thuộc. ………………………………………………………………….38
Bảng 3.1: Kết quả giải phẫu bệnh. …………………………………………………………..39
Bảng 3.2: Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu………………………………………41
Bảng 3.3: Phân bố tổn thương vú theo bên phải và bên trái. ………………………..43
Bảng 3.4: Phân bố tổn thương vú theo vị trí lâm sàng…………………………………44
Bảng 3.5: Số lượng tổn thương trên một bệnh nhân. …………………………………..44
Bảng 3.6: Kích thước tổn thương chiều ngang. ………………………………………….45
Bảng 3.7: Kích thước tổn thương chiều dọc………………………………………………45
Bảng 3.8: Tỉ lệ lành tính và ác tính của tổn thương vú không sờ thấy xếp………46
Bảng 3.9: Giá trị tiên đoán dương của các đặc điểm nghi ngờ ác tính. …………..49
Bảng 3.10: Giá trị tiên đoán âm của các đặc điểm điển hình lành tính. ………….50
Bảng 3.11: Giá trị tiên đoán dương khi kết hợp các đặc điểm nghi ngờ ác tính
của tổn thương vú không sờ thấy BI-RADS 4 trên siêu âm. …………………………51
Bảng 3.12: Giá trị tiên đoán dương của tổn thương vú không sờ thấy xếp BIRADS 4 trên siêu âm……………………………………………………………………………..52
.
.vii
Bảng 3.13: Tính đồng thuận về phân loại BI-RADS 4 thành 4A, 4B, 4C giữa
Bác sĩ thực hiện đề tài và Bác sĩ Bệnh viện . ……………………………………………..53
Bảng 4.1: So sánh tỉ lệ ung thư vú có phân loại BI-RADS 4 giữa các nghiên cứu.
…………………………………………………………………………………………………………..55
Bảng 4.2: So sánh tỉ lệ phân bố bướu theo bên vú giữa các nghiên cứu. ………..57
Bảng 4.3: So sánh kích thước bướu trung bình của ung thư vú giữa các nghiên
cứu. …………………………………………………………………………………………………….59
Bảng 4.4: Dự báo lành – ác của các đặc điểm siêu âm. ……………………………….65
Bảng 4.5: So sánh mức độ đồng thuận về phân nhóm 4A, 4B, 4C giữa nghiên
cứu của chúng tôi và các tác giả khác……………………………………………………….6

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment