Động lực làm việc của điều dưỡng lâm  sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2017

Động lực làm việc của điều dưỡng lâm  sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2017

Động lực làm việc của điều dưỡng lâm  sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri, tỉnh Bến  Tre năm 2017.Nguồn nhân lực (NNL) y tế  được coi là một trong những thành phần cơ bản và quan trọng nhất của hệ thống y tế, là yếu tố chính bảo đảm hiệu quả và chất lượng dịch vụ  y tế  liên quan trực tiếp đến tính mạng người bệnh, sức khỏe nhân dân [39]. Nghị quyết số 46/NQ-TW, ngày 23/02/2005, của Bộ Chính trị đã khẳng định “Nghề y là một nghề  đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử  dụng và đãi ngộ  đặc biệt”, bởi vì nhân lực trong ngành y tế thường phải làm việc với cường độ lớn, môi trường làm việc  độc hại, các can thiệp y tế  luôn luôn chứa đựng nhiều rũi ro và sự  không chắc chắn. Bên cạnh đó, dịch vụ  y tế kém chất lượng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tổn hại đến tinh thần người bệnh đòi hỏi người thầy thuốc phải không ngừng trao dồi về  y đức, chất lượng chăm sóc y tế để đáp lại kỳ vọng của xã hội đối với người thầy thuốc trước những áp lực rất lớn từ bất cập của cơ chế thị trường [8].

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có 57/192 quốc gia thiếu hụt nhân viên y tế, cần phải có thêm 4,3 triệu nhân viên y tế trong đó có 2,4 triệu bác sỹ, y tá, hộ sinh để đáp ứng nhu cầu về chăm sóc y tế. Trên thế giới nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố về động lực làm việc rất quan trọng để duy trì nguồn nhân lực của cơ quan tổ chức [48]. Nghiên cứu của Inke Mathauer và Ingo Imhoff (2006) với các chuyên gia y tế tại Benin và Kenya, nghiên cứu của Marjolein Dieleman và cộng sự  (2008) tiến hành tại 2 tỉnh Miền Bắc Việt Nam đã chỉ  ra rằng để  duy trì nguồn nhân lực của một cơ sở chăm sóc sức khỏe cần phải tạo được động lực làm việc cho nhân viên y tế để có thể thực hiện công việc đạt hiệu quả cao, ngược lại khi không có động lực thúc đẩy  nhân viên y tế  sẽ  làm giảm các dịch vụ  chăm sóc y tế  cho người bệnh hoặc nhân viên y tế không gắn bó với cơ sở chăm sóc sức khỏe [29], [36]. Ba Tri là huyện ven biển thuộc tỉnh Bến Tre có diện tích 355 kmvới dân số 198.000 người. Bệnh viện Đa khoa khu vực (ĐKKV) Ba Tri là bệnh viện tuyếnhuyện hạng III trực thuộc Sở Y tế Bến Tre, bệnh viện có quy mô 280 giường bệnh với tổng biên  chế  221  người.  Bệnh  viện  còn  thiếu  nhân  lực  theo  quy  định  Thông  tư  số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước (sau đây gọi tắc là TT08), chủ 2yếu thiếu bác sĩ và điều dưỡng, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi và diễn biến phức tạp, lượng bệnh tăng cao thường xuyên gây quá tải (mỗi ngày tiếp nhận khám 1000 bệnh ngoại trú, 300 bệnh nội trú), công suất sử dụng giường bệnh từ 105% đến 110%.
Trong khi công việc khá vất vả và độc hại  nhưng tiền lương và các khoản phúc lợi khác tại bệnh huyện còn thấp, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của nhân viên y tế đặt biệt là đội ngũ điều dưỡng, điều nầy ảnh hưởng không nhỏ đến động lực làm việc của họ. Việc tạo động lực sẽ giúp cho người lao động có tinh thần làm việc hăng say và thỏa mãn được các chính sách đãi ngộ của tổ chức.Nghiên cứu về  động lực làm việc của nhân viên y tế  mà đặc biệt là động lực làm việc của điều dưỡng được lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực  Ba Tri rất quan tâm, bởi vì  lực lượng điều dưỡng chiếm số  đông khoảng 40% tổng nhân viên bệnh 
viện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ  chăm sóc người bệnh điều dưỡng luôn chịu nhiều áp lực như: bất đồng trong công việc, áp lực từ  phía người bệnh, quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến chưa được quan tâm. Bên cạnh đó, điều dưỡng phải làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực công việc nhưng các khoản phúc lợi tại bệnh viện không cao, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hằng ngày của điều dưỡng, điều này  có thể  là nguyên nhân trong công việc một số  điều dưỡng chưa thực sự  làm hết chức năng và nhiệm vụ, có tư tưởng an phận với công việc dẫn đến hiệu quả  công việc chưa cao làm  ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh. Đặc biệt, trong 3 năm từ 2015 đến 2017 Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri  có 11 nhân viên nghỉ  việc và  chuyển công tác, trong đó có 7 nhân viên là điều dưỡng tại các khoa lâm sàng,  đây là vấn đề  báo động đối với lãnh đạo bệnh viện trong công tác quản lý và duy trì nguồn nhân lực.
Từ thực tế trên, nhằm giúp lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri có cái nhìn toàn diện về động lực làm việc của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh cũng như tìm ra được yếu tố nào cần động viên khuyến khích để có những chính sách phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng một cách hợp lý đảm bảo chất lượng và ổn định bền vững, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2017”.   
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.  Mô tả động lực làm việc của Điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2017.
2.  Phân tích một số yếu tố  ảnh hưởng đến động lực làm việc của Điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2017

MỤC LỤC Động lực làm việc của điều dưỡng lâm  sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri, tỉnh Bến  Tre năm 2017
ĐẶT VẤN ĐỀ  ………………………………………………………………………………………………  1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  ………………………………………………………………………….  3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU  …………………………………………………………….  4
1.1. Nguồn nhân lực y tế  …………………………………………………………………………………  4
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực  ………………………………………………………….  4
1.1.2. Nguồn nhân lực y tế trên thế giới và Việt Nam  …………………………………  5
1.1.3. Quản lý nguồn nhân lực  ………………………………………………………………..  9
1.1.4. Khái niệm bệnh viện  …………………………………………………………………….  10
1.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện ………………………………………………  11
1.1.6. Khái niệm điều dưỡng  ………………………………………………………………….  12
1.2. Động lực làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực  …………………………..  12
1.2.1. Khái niệm động lực lao động và tạo động lực lao động  ……………………  12
1.2.2. Học thuyết về động lực  …………………………………………………………………  15
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc………………………………….19
1.3.1. Các yếu tố  thúc đẩy……………………………………………………..19
1.3.2. Các yếu tố duy trì………………………………………………………..20
1.3.3. Các thang đo lường động lực làm việc…………………………………21
1.3.4. Những nghiên cứu về động lực làm việc trên thế giới và Việt Nam.  …..  22
1.3.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu………………………………………26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  …………………..  27
2.1. Đối tượng nghiên cứu  …………………………………………………………………………….  28
2.1.1. Nghiên cứu định lượng  …………………………………………………………………  28
2.1.2. Nghiên cứu định tính  ……………………………………………………………………  28
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………………….  28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu  …………………………………………………………….  28
2.3. Thiết kế nghiên cứu  ………………………………………………………………………………..  28
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu  ………………………………………………………………………  28
2.4.1. Cỡ mẫu cho phương pháp định lượng  …………………………………………….  28 
iii
2.4.2. Cỡ mẫu cho phương pháp định tính  ……………………………………………….  28
2.5. Biến số nghiên cứu  …………………………………………………………………………………  31
2.6. Phương pháp thu thập số liệu  …………………………………………………………………..  36
2.6.1. Thu thập số liệu định lượng  …………………………………………………………..  29
2.6.2. Thu thập số liệu định tính  ……………………………………………………………..  30
2.7. Xác định công cụ nghiên cứu  …………………………………………………………………..  29
2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu  …………………………………………………….  36
2.9. Đạo đức nghiên cứu  ……………………………………………………………………………….  37
2.10. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục  ……………………………………..  37
2.10.1. Hạn chế nghiên cứu  ……………………………………………………………………  37
2.10.2. Biện pháp khắc phục ………………………………………………………………….  38
Chương 3: KẾT QUẢ  …………………………………………………………………………………  39
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu  ……………………………………………….  39 
3.2. Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện ĐKKV Ba Tri  …….  41
3.3. Một số  yếu tố  ảnh hưởng đến động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng tại 
bệnh viện ĐKKV Ba Tri  ……………………………………………………………………………….  50
BÀN LUẬN  ………………………………………………………………………………………………..  60
KẾT LUẬN  ………………………………………………………………………………………………..  78
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………..79
TÀI LIỆU THAM KHẢO  …………………………………………………………………………..  80
PHỤ LỤC  …………………………………………………………………………………………………..  8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Nguồn nhân lực y tế thế giới………………………………………………5
Bảng 1.2: Số lượng bác sỹ, y tá, hộ sinh thiếu hụt theo vùng của WHO……………6
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu…………………………..…39
Bảng 3.2: Thu nhập và công việc của đối tượng nghiên cứu……………………….40
Bảng 3.3: Phân bố  động lực làm việc của yếu tố động lực chung…………………42
Bảng 3.4: Phân bố động lực làm việc dưới góc độ sức khoẻ……………………….43
Bảng 3.5: Phân bố động lực dưới góc độ hài lòng với công việc và đồng nghiệp…44
Bảng 3.6: Phân bố  động lực dưới góc độ  khả  năng bản thân và giá trị  công việc……..45
Bảng 3.7: Phân bố động lực làm việc dưới góc độ cam kết với tổ chức……..…….46
Bảng 3.8: Phân bố động lực làm việc dưới góc độ sự tận tâm……………………..48
Bảng 3.9: Phân bố động lực dưới góc độ tuân thủ giờ giấc và sự tham gia………..4

Leave a Comment