Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố HCM năm 2019
Đề cương nghiên cứu Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố HCM năm 2019.Nhân lực y tế (NLYT) được coi là một phần rất quan trọng của hệ thống y tế, là yếu tố chính bảo đảm hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng lâm sàng. Việc quản lý và điều hành tốt đội ngũ điều dưỡng lâm sàng không những giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế mà còn tăng cường công bằng trong chăm sóc sức khỏe và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tăng hiệu quả thực hiện công việc của tổ chức. Động lực làm việc là yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định đến sự thành công, vì chỉ khi mỗi cá nhân trong tổ chức có động lực, có sự tự nguyện sẽ tạo ra động cơ khuyến khích người lao động làm việc, thúc đẩy sự sáng tạo, tăng hiệu quả thực hiện công việc cho bản thân và cho tổ chức. Việc tăng cường tạo động lực làm việc cho điều dưỡng lâm sàng càng cần thiết hơn khi trong thời gian sắp tới các bệnh viện sẽ được giao quyền tự chủ cả về tài chính và nhân lực.
Một số nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam trên các đối tượng nhân lực y tế như bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên khối hành chính cho thấy nhân lực y tế có động lực làm việc chưa cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tích cực và không tích cực đến động lực làm việc của họ như: chế độ lương, thưởng; đánh giá thực hiện công việc; đào tạo và phát triển; môi trường làm việc; quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo; công tác quản lý công việc; các chính sách qui định của tổ chức [6], [7], [14], [17], [26].
Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền đầu ngành của các tỉnh phía Nam, với quy mô 240 giường bệnh kế hoạch nội trú. Bệnh viện gồm có 24 khoa, phòng và trung tâm với hơn 400 cán bộ nhân viên. Theo số liệu báo cáo thống kê của bệnh viện (BV) những năm gần đây về tình hình khám chữa bệnh cho thấy số lượng người bệnh đến khám và điều trị năm sau tăng hơn năm trước nhưng nhân lực thì có sự thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng so với nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Môi trường làm việc căng thẳng nhưng chế độ tiền lương và các khoản phúc lợi chưa đáp ứng được nhu cầu của một số điều dưỡng lâm sàng. Bên cạnh đó hiện tượng chảy máu chất xám sang các bệnh viện tư cũng khiến vấn đề duy trì và động viên nguồn điều dưỡng càng trở thành một vấn đề trọng tâm. Để làm được điều đó thì câu hỏi đặt ra là động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng đang công tác tại Viện Y Dược học dân tộc hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ điều dưỡng lâm sàng? Chính vì những lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố HCM năm 2019” với hy vọng kết quả nghiên cứu này nhằm giúp cho lãnh đạo bệnh viện có thêm thông tin, từ đó đề ra những chính sách, biện pháp khuyến khích, động viên, duy trì và phát triển đội ngũ điều dưỡng lâm sàng.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 5
1.1. Khái niệm động lực làm việc 10
1.2. Những lý thuyết về động lực 11
1.3. Các phương hướng tạo động lực cho người lao động 16
1.3.1. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên. 16
1.3.2. Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ. 16
1.3.3. Kích thích lao động. 16
1.4. Các công cụ tạo động lực cho người lao động 17
1.4.1. Công cụ tài chính 17
1.4.2. Các công cụ phi tài chính 18
1.4.3. Lợi ích của việc tạo động lực làm việc 20
1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về động lực làm việc và các yếu tố ảnh hưởng 21
1.6. Khung lý thuyết 27
1.7. Giới thiệu về Viện Y dược học dân tộc Thành phố HCM 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
2.3. Thiết kế nghiên cứu 24
2.4. Cỡ mẫu 24
2.5.1. Thu thập thông tin định lượng 25
2.5.2. Thu thập thông tin định tính 26
2.6. Các biến số nghiên cứu: 26
2.6.1. Biến số nghiên cứu 26
2.6.2. Tiêu chuẩn đánh giá 28
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 29
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 30
2.9. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục 30
2.9.1. Hạn chế: 30
2.9.2. Biện pháp khắc phục: 30
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Động lực làm việc của nhân viên y tế tại VYDHDT 32
3.2.1. Động lực làm việc với yếu tố hài lòng với công việc 32
3.2.2. Động lực làm việc với yếu tố cam kết với tổ chức 33
3.2.3. Động lực làm việc với yếu tố sự tận tâm 33
3.2.4. Tỷ lệ NVYT có động lực làm việc 34
3.3. Động lực làm việc của điều dưỡng theo một số yếu tố nhân khẩu học tại VYDHDT 34
Bảng 7. Động lực làm việc của điều dưỡng theo một số yếu tố nhân khẩu học tại VYDHDT 34
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 36
4.2. Động lực làm việc của nhân viên y tế tại VYDHDT 36
4.2.1 Yếu tố hài lòng với công việc và đồng nghiệp 36
4.2.2 Yếu tố cam kết với tổ chức 36
4.2.3 Yếu tố sự tận tâm 36
4.2.4 Đánh giá chung về động lực làm việc 36
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế tại VYDHDT 36
5.1. Kết quả nghiên cứu về động lực làm việc của nhân viên y tế VYDHDT năm 2018 37
5.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của các nhân viên y tế tại VYDHDT năm 2018. 37
Phụ lục 1. Phiếu điều tra 41
Phụ lục 2.Bộ câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện. 45
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ quản lý 47
Phụ lục 4: Hướng dẫn thảo luận nhóm điều dưỡng 49
Phụ lục 5: Kế hoạch nghiên cứu 51