ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 120 QUÂN KHU 9, NĂM 2020

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 120 QUÂN KHU 9, NĂM 2020

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 120 QUÂN KHU 9, NĂM 2020
– Học viên: Lê Huỳnh Giáp Hổ
– Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Trí Dũng
Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng có ý nghĩa quan trong hoạt động chăm sóc và điều trị trong cho người bệnh ở bệnh viện. Để tìm hiểu động lực làm việc và các yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của điều dưỡng đang công tác tại Bệnh viện Quân Y 120 Quân khu 9 chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Động lực làm việc của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Quân Y 120 Quân khu 9 năm 2020”.với 2 mục tiêu: (1)- Mô tả động lực làm việc của Điều dưỡng tại Bệnh viện Quân Y 120 Quân khu 9 năm 2020; (2)- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của Điều dưỡng tại Bệnh viện Quân Y 120 Quân khu 9 năm 2020.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020 theo phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được tiến hành với 216 điều dưỡng, nghiên cứu định tính được tiến
hành với lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ, lãnh đạo phòng Điều dưỡng và điều dưỡng viên. Số liệu định lượng được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0. Thông tin định tính được gỡ băng phân tích theo từng chủ đề và mục tiêu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình động lực làm việc của điều dưỡng tại Bệnh viện Quân Y 120 Quân khu 9 đạt 3,79 (80,6%). Trong 6 yếu tố, yếu tố tỷ lệ có động lực của điều dưỡng cao nhất là yếu tố ý thức trách nhiệm với công việc 81,9%, điểm trung bình đạt 3,82 điềm và thấp nhất là yếu tố quá tải với công việc chiếm tỷ lệ 30,1%, điểm trung bình đạt 3,03 điểm Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối liên quan ý nghĩa thống kê về động lực làm việc chung của điều dưỡng với các yếu tố: nhóm tuổi, thu nhập trung bình/tháng, thu nhập chính trong gia đình, loại lao động (p < 0,05), các yếu tố khác không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Một số yếu tố ảnh hưởng tích cực đến động lực lao động của điều dưỡng là: mối quan hệ với đồng nghiệp, người quản lý trực tiếp, đào tạo và phát triển, bản chất công việc, sự thăng  tiến, sự ghi nhận thành tích. Các yếu tố ảnh hưởng chưa tích cực đến động lực làm việc của điều dưỡng là: lương và các khoản thu nhập, điều kiện làm việc.
Từ các kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị cụ thể như sau: Bệnh viện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, triển khai các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, dịch vụ kỹ thuật cao để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng bệnh viện giúp cải thiện hu nhập tăng thêm cho điều dưỡng; Điều chỉnh, bổ sung bản mô tả công việc, vị trí việc làm và trách nhiệm công việc; Dựa vào bảng mô tả công việc và khối lượng công việc đã thực hiện của điều dưỡng để làm cơ sở giải quyết các chế độ theo quy định của bệnh viện; Tăng cường tự đào tạo, cập nhật kiến thức mới, đề phục vụ bản thân và bệnh viện, qua đó đáp ứng nhu cầu về vị trí việc làm; Tuân thủ giờ giấc làm việc theo quy định của bệnh viện

Leave a Comment