Đông máu cầm máu: đánh giá kết quả bộ xét nghiệm vòng đầu
Các rối loạn đông cầm máu có thể gặp trên thực tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa và trong nhiều trường hợp, các rối loạn này là nguyên nhân gây tử vong của bệnh nhân.
Các rối loạn đông cầm máu bao gồm các nhóm chính
Nhóm các rối loạn gây nên tình trạng giảm đông với biểu hiện chính là chảy máu. Đây cũng là loại rối loạn chính cần lưu ý về chẩn đoán và xử trí ở bệnh viện tuyến tỉnh,bệnh viện khu vực.
Nhóm các rối loạn tăng đông gây huyết khối, tắc mạch.
Nhóm các rối loạn tăng đông nhưng có biểu hiện lâm sàng là chảy máu.
Nhóm các rối loạn giảm đông nhưng biểu hiện lâm sàng lại là huyết khối, tắc mạch.
Bên cạnh khai thác tiền sử, thăm khám phát hiện triệu chứng lâm sàng (xuất huyết, huyết khối), việc tiến hành các xét nghiệm đông cầm máu một cách hợp lý đóng vai trò quan trọng trong phát hiện, chẩn đoán và xử trí các rối loạn đông cầm máu.
Việc đánh giá kết quả các xét nghiệm vòng đầu (first – line tests) (còn được gọi là các xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm tiền phẫu) cho phép nhận định tổng quát hệ thống đông cầm máu, đặc biệt trong trường hợp phát hiện tình trạng giảm đông, có nguy cơ chảy máu. Các xét nghiệm này bao gồm: số lượng tiểu cầu, PT, APTT, TT, định lượng fibrinogen. Khi có kết quả xét nghiệm đông máu cơ bản, thường gặp các tình huống sau:
Bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng, không có tiền sử về rối loạn đông cầm máu, kết quả các xét nghiệm trong giới hạn bình thường
Hiện tại không nghĩ đến bất thường của hệ thống đông cầm máu.
Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng và/hoặc có tiền sử chảy máu nhưng kết quả các xét nghiệm trong giới hạn bình thường
Trong thực tế lâm sàng, nhóm các bất thường này thường gặp với tỷ lệ rất thấp và thường do các bất thường hiếm gặp như: thiếu hụt yếu tố XIII, giảm nhẹ yếu tố đông máu, giảm sức bền thành mạch, ban xuất huyết Henoch-Schönlein (Henoch-Schönlein purpura: HSP), giảm chức năng tiểu cầu, xuất huyết không rõ nguyên nhân.
Tùy theo đặc điểm chảy máu trên lâm sàng và có/không có tiền sử chảy máu của bệnh nhân để hướng tới một trong các rối loạn này. Sau đó tiến hành tiếp các thăm dò tiếp theo để có chẩn đoán xác định. Cụ thể:
Định hướng loại rối loạn |
Thăm dò tiếp theo |
Ghi chú |
Thiếu hụt yếu tố XIII |
-Định tính yếu tố XIII -Định lượng yếu tố XIII |
Tùy thuộc trang thiết bị của bệnh viện để chọn xét nghiệm |
Thiếu hụt nhẹ yếu tố đông máu |
-Định lượng yếu tố đông máu |
|
Suy giảm chức năng tiểu cầu |
-Thời gian máu chảy, co cục máu đông -Ngưng tập tiểu cầu -Đánh giá tổng quát chức năng tiểu cầu bằng máy phân tích tự động (Platelete Funtion Analyzer:PFA) |
Tùy thuộc trang thiết bị của bệnh viện để chọn xét nghiệm |
Giảm sức bền thành mạch |
– Nghiệm pháp dây thắt |
|
Bệnh nhân có/không có triệu chứng lâm sàng và tiền sử chảy máu, kết quả xét nghiệm bất thường
Tùy theo xét nghiệm bất thường có thể hướng đến các loại rối loạn thường gặp sau đây:
STT |
SLTC |
PT |
APTT |
TT |
Fib |
Loại rối loạn thường gặp |
Thăm dò tiếp theo |
1 |
Bình thường |
Kéo dài |
Bình thường |
Bình thường |
Bình thường |
– Suy gan – Giai đoạn đầu điều trị kháng Vitamin K
|
– XN chức năng gan – Xác định có điều trị thuốc chống đông kháng vit K? – Định lượng yếu tố VII |
2 |
Bình thường |
Bình thường |
Kéo dài |
Bình thường |
Bình thường |
– Thiếu yếu tố VIII, IX, XI (hemophilia) – Có chất kháng đông nội sinh, kháng đông Lupus. |
– Mix test (APTT) – LA test – Định lượng yếu tố VIII, IX. |
3 |
Bình thường |
Kéo dài |
Kéo dài |
Bình thường |
Bình thường |
– Suy gan nặng – Thiếu vitamin K – Điều trị kháng Vitamin K
|
– XN đánh giá chức năng gan – Xác định có điều trị thuốc chống đông? – Mix test (APTT, PT) – Định lượng yếu tố II, VII, IX, X |
4 |
Bình thường |
Bình thường |
Kéo dài |
Kéo dài |
Bình thường |
– Heparin |
– Kiểm tra loại trừ lỗi do bơm tiêm, ống nghiệm dính heparin. – Xác định bệnh nhân có điều trị Heparin không? |
5 |
Giảm |
Kéo dài |
Kéo dài |
Kéo dài |
Giảm |
-DIC |
– XN chẩn đoán DIC – XN đánh giá chức năng gan |
6 |
Giảm |
Bình thường |
Bình thường |
Bình thường |
Bình thường |
– Giảm tiểu cầu (xuất huyết giản tiểu cầu, suy tủy…) |
– XN huyết tủy đồ |