Dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố rãnh bằng Fuji IX cho học sinh 6 tuổi tại trường tiểu học Thực Nghiệm – Ba Đình – Hà Nội năm 2014

Dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố rãnh bằng Fuji IX cho học sinh 6 tuổi tại trường tiểu học Thực Nghiệm – Ba Đình – Hà Nội năm 2014

Luận văn Dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố rãnh bằng Fuji IX cho học sinh 6 tuổi tại trường tiểu học Thực Nghiệm – Ba Đình – Hà Nội năm 2014. Trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo tổng cục thống kê (2013) nước ta có 7.4 triệu học sinh tiểu học, chiếm 8.2 % dân số cả nước [1]. Trong số các bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ thì bệnh sâu răng là phổ biến nhất. Theo kết quả điều tra của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội (2010), có hơn 81.6% trẻ em 4 – 8 tuổi sâu răng sữa, trong đó có 95.3% số trẻ không được điều trị [2]. Tỉ lệ sâu răng cao ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn, nhận thức về vệ sinh răng miệng… và để lại những hậu quả mang tính lâu dài. Do đó công tác dự phòng sâu răng cho trẻ nhằm giảm tỷ lệ bệnh răng miệng ở học sinh bước đầu đã được chú trọng thực hiện với chương trình Nha khoa học đường, gồm các nội dung: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng; hướng dẫn sử dụng nước súc miệng có chứa fluor tại trường học; trám bít hố rãnh bằng Resin, Fuji; khuyến khích kiểm tra răng miệng định kỳ tại phòng khám và điều trị sớm.

Hà Nội là một trong số những thành phố đi đầu trong cả nước về công tác dự phòng sâu răng và đã tiến hành thực hiện được chương trình Nha học đường. . Trong các nội dung đã được kể tên, phương pháp trám bít hố rãnh tuy đơn giản, dễ thao tác, thực hiện trên số lượng lớn và sử dụng vật liệu không đắt tiền nhưng vẫn chưa được triển khai thực hiện tại Hà Nội. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa trên trẻ 6 tuổi. Khi những răng hàm lớn vĩnh viễn đầu tiên của trẻ bắt đầu mọc và dễ bị nhầm lẫn với các răng hàm sữa khác trên cung hàm, mà cha mẹ trẻ thường không lưu ý cùng trẻ chăm sóc cẩn thận nên những răng này dễ bị sâu sớm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Những răng hàm lớn vĩnh viễn đầu tiên nếu được dự phòng sâu răng tốt sẽ kích thích sự phát triển xương hàm cũng như chức năng ăn nhai chính trong bộ răng vĩnh viễn sau này.
Nằm trong địa bàn Hà Nội, trường tiểu học Thực Nghiệm quận Ba Đình là một trong những đơn vị bước đầu triển khai chương trình Nha khoa học đường. Được sự ủng hộ của Ban lãnh đạo nhà trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ”Dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố rãnh bằng Fuji IX cho học sinh 6 tuổi tại trường tiểu học Thực Nghiệm – Ba Đình – Hà Nội năm 2014” với mục tiêu cụ thể như sau:
•    Mô tả tình hình sâu răng hàm lớn thứ nhất ở nhóm học sinh 6 tuổi
•    Đánh giá kết quả trám bít hố rãnh của Glass Ionomer Cement (GIC) Fuji IX trên các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới ở nhóm học sinh trên 
Tài liệu Tham Khảo Dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố rãnh bằng Fuji IX cho học sinh 6 tuổi tại trường tiểu học Thực Nghiệm – Ba Đình – Hà Nội năm 2014
1.    Tổng cục thống kê (2013), Niên giám thống kê 2013 (63),650. Nhà xuất bản Thống kê.
2.    Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn (2011), Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4 đến 8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010. Tạp chí Y học thực hành. (793), 91-96.
3.    A. Lafffont (1995), Stomatologie. Encyclopédie médico-chirurgicale (EMC). Éditions techniques 1977-1994.
4.    Võ Trương Như Ngọc, Răng trẻ em, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5.    Picard, D. (1993), Critère provincial de la condition bucco-dentaire des élèves du primaire. Programme Public de services dentaires préventifs. Guide de formation. Ministère de la Santé et des Services sociaux. Gouvernement du Québec.
6.    Lê Thị Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2007), Đánh giá kết quả trám bít hố rãnh phòng sâu răng bằng Glass Ionomer Cement ở học trường tiểu học Kim Liên – Đống Đa – Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7.    Trần Thúy Nga, Phạm Thị Thanh Yên, Phan Ái Hùng, Đặng thị Nhân Hòa (2001), Nha khoa trẻ em. Nhà xuất bản Y học.
8.    Nguyễn Thị Thúy (2011), Nhận xét kết quả trám bít hố rãnh răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới ở trẻ em 8 tuổi bằng Clinpro-Sealant và GC Fuji VII, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú. Viện đào tạo Răng hàm Mặt. Đại học Y Hà Nội. 9. Vũ Mạnh Tuấn (2013), Nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng gel fluor. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 
10.    Nguyễn Văn Hiệp (2014), Nhận xét kết quả trám bít hố rãnh răng hàm lớn thứ nhất ở trẻ em bằng Fuji VII tại làng trẻ em Birla năm 2014, Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa, Viện đào tạo Răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
11.    Haute autorité de santé (HAS) (Novembre 2005), Appréciation du
risque carieux et indications du scellement prophylactique des sillons des premières et deuxièmes molaires permanentes chez les sujets de moins de 18 ans. Recommandations professionelles dans la pratique clinique.
12.    Muller-Bolla M. et collègues (2012), Risque carieux individuel chez l’enfant et l’adulte. Encyclopédie médico-chirurgicale (EMC).
13.    Kidd EA, Fejerskov O. (2004), What constitutes dental caries? Histopathology of carious enamel and dentin related to the action of cariogenic biofilms. J Dent Res. 83(C), 35-38.
14.    Frédéric COURSON, Marguerite-Marie LANDRU (Septembre
2003), Scellements des puits et des fissures: pourquoi, quand et comment?. Université de Paris V, Hôpital A. Chenevier, Créteil. Revue d’Odonto-Stomatologie.
15.    J.P.ATTAL (2009-2010), Les ciments verres ionomères. Société
Francophone de Biomatériaux Dentaires.
16.    Goran Koch, Sven Poulsen, John Wiley & Sons (2013), Pediatric Dentistry: A Clinical Approach, 2nd edition. Wiley-Blackwell.
17.    Majèra I, Major IA (1994), Glass ionomer and resin base fissure sealant: a clinical stydying. Second J Dent Res. (98), 345-350.
18.    Nguyễn Hồng Lợi (2006), Nhận xét về hiệu quả dự phòng sâu răng bằng trám bít hố rãnh ở trẻ dị tật bẩm sinh khe hở môi vòm miệng từ 6 đến 12 tuổi tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Y học thực hành. 558(11), 21.
19.    Phùng Thị Thanh Lý (2004), Đánh giá hiệu quả của trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng bằng Glass Ionomer Cement Fuji III. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
20.    Nguyễn Kim Ngọc (1994), Sử dụng chất trám bít hố rãnh trong phòng chống sâu răng. Tạp chí Y học thực hành. (6), 20-21.
21.    Phạm Ngọc Dung (2005), Những thay đổi về sâu răng từ 1953-2003. Tài liệu dịch, cập nhật nha khoa. 9-16. Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh.
22.    Marysette Folliguet, Marguerite – Marie LANDRU, Patricia BENETIÈRE (2003), Approche communaitaire et individuelle des scellements des sillons. Bull. Académie Natle Chirurgie Dentaire. (46), 75-78.
23.    Mejàre I, Lingstrom P, Pertersson LG, Holm AK, Twetman S, Kallestal C & al (2003), Caries – preventive effect of fissure sealants: a systematic review. Acta Odontol Scand. 61(6), 321-330.
24.    Flório FM, Pereira AC, Meneghim MC, Ramacciato JC (2001), Evaluation of non- invasive treatment applied to occlusal surfaces.
ASDC JDent Child. 68(5-6), 326-331.
25.    Edith G.Sly, Andrea E.Kaplan, Liliana Missana (2010), Clinical Evaluation of Glass Ionomer Cement for sealing molars. Acta Odontol, Latinoam. 23(1), 3-7.
Trịnh Đình Hải (2005), Đánh giá thực trạng sâu răng ở 2 vùng đồng bằng của Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu y học. 34(2), 97.
27.    Nguyễn Thị Thu Hà (2010), Đánh giá tổn thương sâu răng số 6 bằng laser huỳnh quang ở học sinh từ 6 – 11 tuổi tại trường tiểu học Láng Thượng – Đống Đa – Hà Nội., Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
28.    Nisrine T, Sara Z (2014), Prévalence de la carie de la dent de six ans chez les enfants de 6 à 12 ans dans les colonies de vacances, Université Hassan III de Casablanca, Faculté de Médecine dentaire.
29.    National Center for Heallth Statistics, Centers for Disease Control and Prevention (2007), National Health and Nutrition Examination Surveys 1999 – 2004.
30.    Mai Đình Hưng (2005), Bệnh sâu răng. Bài giảng Răng Hàm Mặt. 8-14. NXB Y học, Hà Nội.
31.    Ismail AI & al (2007), The International caries detection and assessment system (ICDAS): an intergrated system for measuring dental caries. Community Dent Oral Epidemiol. (35), 170-178. 
ĐẶT VẤN ĐỀ Dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố rãnh bằng Fuji IX cho học sinh 6 tuổi tại trường tiểu học Thực Nghiệm – Ba Đình – Hà Nội năm 2014
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Tình hình sâu răng hàm lớn thứ nhất ở nhóm học sinh 6 tuổi    3
1.1.1.    Tình hình sâu răng ở mặt nhai của răng hàm lớn thứ nhất    3
1.1.2.    Định nghĩa hố rãnh trên răng hàm    4
1.1.3.    Phân loại hình thái học bề mặt hố rãnh và mô bệnh học sâu răng hố
rãnh tương ứng    5
1.1.4.    Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sâu răng hố rãnh    7
1.2.    Dự phòng sâu răng bằng trám bít hố rãnh    8
1.2.1.    Vật liệu trám bít hố rãnh    8
1.2.2.    Hiệu quả dự phòng sâu răng của trám bít hố rãnh    10
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    12
2.1.    Địa điểm nghiên cứu    13
2.2.    Thời gian nghiên cứu    13
2.3.    Đối tượng nghiên cứu    13
2.4.    Phương pháp nghiên cứu    13
2.4.1.    Nghiên cứu mô tả cắt ngang    13
2.4.2.    Nghiên cứu can thiệp không đối chứng    15
2.5.    Quy trình nghiên cứu    17
2.5.1.    Chuẩn bị trước khi can thiệp    17
2.5.2.    Các bước tiến hành    17
2.5.3.    Dụng cụ và vật liệu    18
2.5.4.    Biện pháp vô khuẩn    18
2.5.5.    Người thực hiện    19
2.5.6.    Quá trình trám bít hố rãnh    19
2.6.    Đánh giá hiệu quả trám bít    20
2.6.1.    Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá    20 
2.6.2.    Phân tích số liệu    19
2.6.3.    Sai số và phương pháp hạn chế sai số    19
2.7.    Đạo đức trong nghiên cứu    21
Chương 3. KẾT QUẢ    21
3.1.    Tình hình sâu răng hàm lớn thứ nhất trên trẻ 6 tuổi    22
3.2.    Kết quả trám bít hố rãnh    25
Chương 4. BÀN LUẬN    27
KẾT LUẬN    34
KHUYẾN NGHỊ    35
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS 13 Bảng 3.1: Tỷ lệ học sinh sâu răng vĩnh viễn theo giới    21
Bảng 3.2: Tỷ lệ răng hàm lớn thứ nhất sâu của nhóm nghiên cứu    22
Bảng 3.3: Tỷ lệ răng hàm lớn thứ nhất có sâu mặt hố rãnh    23
Bảng 3.4: Đặc điểm hố rãnh của mặt nhai răng hàm lớn thứ nhất    24
Bảng 3.5: Độ lưu giữ của miếng trám sau 3 tháng    25
Bảng 3.6: Tỷ lệ răng hàm lớn thứ nhất bị sâu 3 tháng sau can thiệp    26
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ học sinh theo giới    21
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ răng hàm lớn thứ nhất sâu    22
Biểu đồ 3.3: Độ lưu giữ của miếng trám sau 3 tháng    25
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ răng hàm lớn thứ nhất sâu sau 3 tháng can thiệp

Leave a Comment