Empagliflozin + Linagliptin

Empagliflozin + Linagliptin

Empagliflozin + Linagliptin

Tìm hiểu chung

Tác dng ca thuốc empagliflozin + linagliptin là gì?

Sự kết hợp hai loại thuốc empagliflozin và linagliptin giúp kiểm soát lượng đường trong máu cao ở những người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 cùng với chế độ ăn uống và tập thể dục thích hợp. Việc kiểm soát lượng đường trong máu giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề thần kinh, lở loét chân tay và các vấn đề về chức năng tình dục.

Empagliflozin có tác dụng tăng việc bài tiết đường của thận, trong khi đó linagliptin giúp tăng hàm lượng hormone incretins trong cơ thể, giúp cân bằng đường tốt hơn. Hai loại thuốc đều có tác dụng giảm lượng đường thận sinh ra trong cơ thể.

Bạn nên dùng thuốc empagliflozin + linagliptin như thế nào?

Bạn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Đối với thuốc này, bạn nên uống thuốc trước và sau khi ăn theo hướng dẫn của bác sĩ, một lần mỗi ngày vào buổi sáng. Liều lượng thuốc sẽ tùy vào tình trạng sức khỏe và đáp ứng cơ thể với thuốc.

Để đạt được hiệu quả tối đa, bạn nên dùng thuốc đầy đủ và điều đặn. Bạn nên uống thuốc vào cùng một thời gian mỗi ngày để dễ nhớ.

Ngoài ra, bạn nên liên lạc với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu tình trạng bệnh không cải thiện hoặc bệnh nặng thêm (chẳng hạn như lượng đường trong máu không giảm hoặc tăng cao thêm).

Để đạt được hiệu quả tối đa, bạn cần dùng thuốc đầy đủ và đều đặn bằng cách uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tránh quên liều dùng.

Bạn nên bo qun thuốc empagliflozin + linagliptin như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ hoc dược sĩ trước khi quyết đnh dùng thuc.

Liu dùng thuốc empagliflozin + linagliptin cho người ln như thế nào?

Liu dùng cho người lớn bệnh đái tháo đường tuýp 2:

Liều khởi đầu: bạn dùng thuốc empagliflozin 10 mg + linagliptin 5 mg một lần mỗi ngày vào buổi sáng. Sau đó, bạn có thể tăng liều lên với thuốc empagliflozin 25 mg + linagliptin 5 mg nếu cơ thể phản ứng tốt với thuốc.

Liều tối đa bạn nên dùng là thuốc empagliflozin 25 mg + linagliptin 5 mg uống một lần mỗi ngày vào buổi sáng.

Liu dùng thuốc empagliflozin + linagliptin cho tr em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Thuốc empagliflozin + linagliptin có nhng dạng và hàm lượng nào?

Thuốc empagliflozin + linagliptin có những dạng và hàm lượng sau:

Viên nén, uống: 10 mg empagliflozin + 5 mg linagliptin, 25 mg empagliflozin + 5 mg linagliptin.

Tác dụng phụ

Bạn s gp tác dng ph nào khi dùng thuốc empagliflozin + linagliptin?

Ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc có thể có tác dụng phụ. Nếu có xảy ra bất cứ biểu hiện của tác dụng phụ nào sau đây, bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ:

  • Đau bàng quang;
  • Nước tiểu sẫm màu, có máu hoặc có màu đục;
  • Tiểu tiện đau, rát;
  • Thường xuyên tiểu tiện;
  • Đau lưng hoặc hai bên sườn/hông hoặc đau bụng lan ra vùng lưng;
  • Hoa mắt;
  • Ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi lạnh;
  • Sốt;
  • Lo âu, hay lẫn lộn, run rẩy, nói lắp;
  • Táo bón;
  • Màu sắc da nhợt nhạt;
  • Trầm cảm;
  • Chóng mặt, đau đầu;
  • Nhịp tim tăng;
  • Thèm ăn, đói thường xuyên, khó tiêu, ăn mất ngon, nôn mửa, đầy hơi;
  • Bị sưng hoặc có khối u lớn trên mặt, mí mắt, môi, lưỡi, cổ họng, tay, chân, bàn chân hoặc cơ quan sinh dục;
  • Mệt mỏi bất thường hoặc cảm thấy yếu;
  • Vàng da hoặc mắt.

Đa số các tác dụng phụ sẽ hết khi dừng điều trị hoặc khi cơ thể quen với thuốc mà không cần chăm sóc y tế. Ngoài ra, nhân viên y tế có thể hướng dẫn cho bạn cách phòng ngừa hoặc giảm bớt tác dụng phụ của thuốc. Báo ngay với bác sĩ nếu các tác dụng phụ sau kéo dài hoặc nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào.

Các tác dụng phụ thường gặp:

  • Đau khắp nguời;
  • Khó thở;
  • Tắc; nghẽn tai;
  • Nhức đầu;
  • Chảy mũi hoặc nghẹt mũi; hắt hơi;
  • Viêm họng;
  • Dịch dương vật có mùi nặng, có sưng tấy, ngứa gần dương vật;
  • Dịch âm hộ có mùi nặng.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc empagliflozin + linagliptin bạn nên biết nhng gì?

Trước khi sử dụng empagliflozin + linagliptin, hãy báo với bác sĩ:

  • Nếu bạn dị ứng với thuốc này hoặc các thành phần của thuốc hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc theo toa hoặc không theo toa, vitamin, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng nào khác;
  • Nếu bạn đang có thai hoặc có dự định mang thai hoặc đang cho con bú.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc empagliflozin + linagliptin có th tương tác vi thuc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là:

  • Các loại thuốc gây ảnh hưởng đến việc bài tiết linagliptin (ví dụ như rifampin);
  • Các loại thuốc ức chế beta (như metoprolol, propranolol, thuốc nhỏ mắt glaucoma như timolol) có thể ngăn tim đập manh khi lượng đường trong máu giảm quá thấp. Tuy nhiên, các triệu chứng khác của hạ đường huyết như chóng mặt, đói, hay ra mồ hôi, không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc này;
  • Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn, gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Trước khi bắt đầu sử dụng, dừng thuốc, hoặc thay đổi thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về cách dùng thuốc. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Báo với bác sĩ kết quả kiểm tra hoặc nếu bất kỳ triệu chứng tăng/hạ đường huyết xuất hiện. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc chống đái tháo đường hoặc chế độ ăn, tập luyện của bạn cho phù hợp;
  • Kết quả kiểm tra nước tiểu sẽ dương tính với đường/glucose. Báo trước với nhân viên phòng thí nghiệm và các bác sĩ rằng bạn sử dụng empagliflozin + linagliptin.

Thc ăn và rượu bia có tương tác vi thuốc empagliflozin + linagliptin không?

Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trng sc khe nào nh hưởng đến thuốc empagliflozin + linagliptin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Mất nước – có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp;
  • Tiểu đường do nhiễm axit xeton (lượng xeton và axit trong máu cao);
  • Bệnh thận cấp tính;
  • Đang trong quá trình điều trị bằng phương pháp lọc máu;
  • Bệnh nhân tiểu tuýp 1 – không dùng thuốc này để chữa bệnh;
  • Rối loạn lipid máu (hàm lượng chất béo hoặc cholesterol trong máu cao);
  • Đã hoặc đang bệnh nhiễm nấm đường tình dục (ví dụ như balanitis, vulvovaginitis);
  • Hạ huyết áp;
  • Có tiền sử bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu – sử dụng cẩn thận vì thuốc này có thể làm triệu chứng bệnh nặng hơn;
  • Có lượng cholesterol trong máu cao;
  • Có lượng chất béo và triglycerides trong máu cao;
  • Béo phì;

Đã hoặc đang gặp vấn đề về tụy – thận trọng khi dùng vì thuốc có thể tăng nguy cơ viêm tuyến tụy (sưng tuyến tụy).

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hp khn cp hoc dùng quá liu?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên mt liu?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Empagliflozin + Linagliptin. http://www.drugs.com/cdi/empagliflozin.html. Ngày truy cập 1/11/2015.

Empagliflozin-Linagliptin. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-167707/empagliflozin-linagliptin-oral/details. Ngày truy cập 1/11/2015.



Chuyên mục: Thông tin thuốc

Nguồn: hellobacsi.com

Leave a Comment