Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?
Gan nhiễm mỡ độ 4 là giai đoạn cuối cùng, cũng là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Lúc này, gan bắt đầu co lại và trở nên xơ xác. Đây là tổn thương vĩnh viễn và không thể tự phục hồi. Gan nhiễm mỡ độ 4 có nguy cơ cao dẫn đến suy gan (rối loạn chức năng gan) và ung thư gan.
Vậy gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sơ lược gan nhiễm mỡ độ 4
Gan nhiễm mỡ độ 4 là giai đoạn cuối cùng, cũng là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Lúc này, gan bắt đầu co lại và trở nên xơ xác. Đây là tổn thương vĩnh viễn, gan nhiễm mỡ độ 4 có nguy cơ cao dẫn đến suy gan (rối loạn chức năng gan) và ung thư gan. Gan thường có cơ chế tự chữa lành sau mỗi lần bị tổn thương do bất kỳ nguyên nhân gì, bao gồm cả việc lạm dụng đồ uống có cồn. Nhưng khi quá nhiều các mô xơ được hình thành hay nói cách khác bệnh đã đi tới giai đoạn xơ gan thì việc tự chữa lành đã trở nên vô dụng. Gan nhiễm mỡ độ 4 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Triệu chứng điển hình của gan nhiễm mỡ độ 4
Bệnh nhân thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì ở các giai đoạn trước đó hay giai đoạn đầu của gan nhiễm mỡ độ 4. Nhưng khi tổn thương ở gan xuất hiện ngày càng nhiều, bệnh nhân có thể nhận thấy các triệu chứng như dưới đây:
- Cực kỳ mệt mỏi
- Buồn nôn
- Chán ăn
- Giảm ham muốn
- Những triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Vàng mắt, vàng da
- Nôn ra máu
- Da mẩn ngứa
- Phân có màu đen và nát
- Phù chân, chướng bụng (do ứ dịch)
Điều trị gan nhiễm mỡ độ 4 thế nào
Hiện không có phương pháp để điều trị gan nhiễm mỡ độ 4 (xơ gan) một cách triệt để. Nhưng kiểm soát các triệu chứng và biến chứng có thể giúp ngăn sự tiến triển nặng lên của bệnh. Ở giai đoạn cuối của gan nhiễm mỡ độ 4, gan bắt đầu ngừng hoạt động. Lúc này, gan đã bị xơ cực kỳ nghiêm trọng nên phẫu thuật cấy ghép gan trở thành lựa chọn duy nhất. Cấy ghép gan là quá trình thay thế gan đã bị xơ của bệnh nhân bằng một lá gan khỏe mạnh được hiến tặng từ một người mới chết hoặc một phần gan của một người còn sống. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân thường phải trải qua quá trình khám sức khỏe cực kỳ kỹ lưỡng để chắc chắn có thể vượt qua quá trình phẫu thuật một cách an toàn.
Sau khi phẫu thuật cấy ghép gan
Bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây sau khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép gan:
Uống các loại thuốc ngăn cơ thể tấn công lá gan mới ghép (ức chế miễn dịch) suốt phần đời còn lại
Kiểm tra định kỳ hoạt động của gan mới
Giữ cho cơ thể khỏe mạnh nhất có thể (ăn uống lành mạnh, luyện tập)
Hầu hết những người sau cấy ghép gan đều có thể sống thêm ít nhất 10 năm, hoặc thậm chí 20 năm.
Các biến chứng sau khi cấy ghép gan
Việc phẫu thuật cấy ghép gan thường để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Những biến chứng này có thể xuất hiện ngay trong quá trình cấy ghép, ngay sau khi cấy ghép hoặc nhiều năm sau đó mới xuất hiện. Dưới đây là một số biến chứng sau khi cấy ghép gan thường gặp:
Ức chế miễn dịch (phản ứng của cơ thể từ chối việc cấy ghép)
Lá gan mới không hoạt động như mong đợi
Tắc, rò rỉ ống mật
Tác dụng phụ của các loại thuốc ức chế miễn dịch, như tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề về thận
Bệnh nhân chỉ được cho phép phẫu thuật cấy ghép gan nếu nguy cơ do việc không cấy ghép nghiêm trọng hơn.
Thay đổi lối sống và chăm sóc tại nhà
Bệnh nhân có thể tránh gây thêm các tổn thương cho lá gan bằng những cách dưới đây:
- Không uống rượu bia. Uống rượu bia thường gây thêm tổn thương cho lá gan
- Ăn chế độ ăn giảm muối. Ăn quá nhiều muối khiến cho cơ thể tích tụ dịch khiến cho tình trạng phù chân, chướng bụng nặng hơn. Một số loại lá gia vị có thể thay thế cho muối.
- Ăn một chế độ ăn dinh dưỡng. Đa số những người bị xơ gan thường bị thiếu chất. Nên kết hợp một chế độ ăn dinh dưỡng gồm các loại hạt, thịt gia cầm, cá và các loại trái cây, nhưng nên tránh ăn hải sản sống.
- Tránh để bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn. Gan nhiễm mỡ độ 4 khiến hệ miễn dịch suy giảm. Tự bảo vệ bản thân bằng cách tránh xa những người mắc bệnh và rửa tay thường xuyên. Tiêm các loại vắc xin như vắc xin viêm gan A, viêm gan B, vắc xin cúm và vắc xin viêm phổi.
- Cẩn thận khi uống các loại thuốc tự mua (OTC). Bệnh gan nhiễm mỡ độ 4 khiến cho việc chuyển hóa thuốc trở thành gánh nặng. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn như aspirin hay ibuprofen (Advil, Motrin IB…). Bệnh nhân nên tránh dùng acetaminophen (Tylenol…) hoặc uống với liều thấp để giảm đau nếu có dấu hiệu tổn thương gan.
Các loại điều trị thay thế
Có nhiều loại điều trị thay thế giúp điều trị các bệnh về gan, trong đó milk thistle (silymarin) được dùng nhiều nhất và đã được nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, chưa có đủ các thử nghiệm lâm sàng để chứng minh công dụng của loại thực vật này trong điều trị gan nhiễm mỡ độ 4. Thêm vào đó, một số loại có thể hại cho gan. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng các loại thảo dược trên.
Hiện không có phương pháp để điều trị gan nhiễm mỡ độ 4 một cách triệt để. Nhưng kiểm soát các triệu chứng và biến chứng có thể giúp ngăn sự tiến triển nặng lên của bệnh. Cấy ghép gan là phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ độ 4 hiện nay. Tuy nhiên, dù phẫu thuật thành công cũng không thể giúp điều trị triệt để bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn này.
Theo Benh.vn