Gánh nặng bệnh tật ở tỉnh Đắk Lắk năm 2015
Gánh nặng bệnh tật ở tỉnh Đắk Lắk năm 2015.Gánh nặng bệnh tật là những tổn thất về sức khỏe, tinh thần, vật chất và xãhội của một cộng đồng; nó ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người và tình hình phát triển kinh tế xã hội, chứ không đơn thuần là chi phí mà cá nhân, gia đình và xã hội phải chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [27]. Trước đây, việc đánh giá gánh nặng bệnh tật chỉ dựa vào các chỉ số như: tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mới mắc, số chết/mắc, tỷ lệ tử vong; nhưng các chỉ số này không phản ánh chính xác mức độ ảnh hưởng cũng như tính nghiêm trọng của từng bệnh lên sức khỏe; đồng thời các nhà quản lý thường chú ý đến số liệu tử vong, những bệnh nào có tỷ lệ tử vong cao được cho là quan trọng và dành nhiều sự quan tâm [61].
Tuy nhiên, bệnh tật cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và tình hình kinh tế xã hội, ví dụ như bệnh rối loạn tâm thần là một bệnh ít gây tử vong, nhưng nó gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống, tinh thần, vật chất của cá nhân, gia đình và xã hội. Hơn nữa, trong thế giới hiện đại, các bệnh liên quan đến lối sống và do thoái hóa đã dần thay thế cho các bệnh nhiễm trùng và trở thànhnguyên nhân chính gây nên bệnh tật và tử vong. Sự dịch chuyển dịch tễ này diễn ra rất nhanh ở các nước phát triển, các chỉ số về tử vong hoặc trạng thái sức khỏe đơn thuần không phản ánh đầy đủ bức tranh toàn cảnh về sức khỏe của cộng đồng; do đó năm 1991, theo đề nghị của Ngân hàng Thế giới, các nhà khoa học đã đã xây dựng một phương pháp đo lường cả tác động của tử vong và bệnh tật lên sức khỏe bằng chỉ số “Năm sống hiệu chỉnh theo bệnh tật”, viết tắt là DALY (DisabilityAdjusted Life Years), được gọi là phương pháp nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 1990 (Global Burden of Diseases – 1990 (GBD-1990)) [51].
Năm sống hiệu chỉnh theo bệnh tật đo lường khoảng cách giữa tình trạng sức khỏe hiện tại so với tình trạng sức khỏe lý tưởng, nơi mọi người dân sống đến già mà không bị bệnh tật hoặc chấn thương dựa trên đơn vị thời gian bị mất. Một Năm sống hiệu chỉnh theo bệnh tật tương đương với một năm sống “khỏe mạnh” bị mất [33], [45], [52], [54], [77]. Năm sống hiệu chỉnh theo bệnh tật bằng tổng số năm sống bị mất do tử vong sớm (YLL- Years of Life Lost) và số năm sống khỏe mạnh2 bị mất do bệnh tật (YLD- Years of healthy life Lost due to Disability) [45], [51].
Việc phân tích Năm sống hiệu chỉnh theo bệnh tật có thể là một công cụ hữu ích để ước tính những loại bệnh tật và chấn thương nào gây tổn thất nhiều nhất đến sức khoẻ trong một số dân số nhất định, cũng như lựa chọn ưu tiên cho các mối quan tâm về chính sách y tế như phân bổ nguồn lực, can thiệp và nghiên cứu; những thông tin này rất cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách [48], [49], [54], [60].
Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật [1], [7],[8], [14], [18], [19]. Tuy nhiên các nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu -1990, chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo thống kê của ngành y tế (trừ nghiên cứu của Lê Vũ Anh [1]) nên không phản ảnh đầy đủ thực trạng bệnh tật trong dân số, ví dụ một số bệnh tật không gây tử vong như mù, điếc, dị tật bẩm sinh và tàn tật không được thống kê; hoặc các trường hợp tử vong tại nhà như tử vong sơ sinh, chết già, và đôi khi đuối nước cũngkhông được ghi nhận, phải bổ sung từ nhiều nguồn số liệu khác nhau, do đó có thể gây chồng chéo, không chính xác.
Theo ước tính gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Tổ chức y tế thế giới (2016) cho thấy tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong của Việt Nam năm 2015 là 24.962.600 DALY, tương đương 26.712,5 DALY/100.000 dân [74]. Mười nguyên nhân dẫn đầu năm 2015 ở Việt Nam bao gồm: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, đau cổ- thắt lưng, bệnh các cơ quan giác quan, đái tháo đường, ung thư phổi, bệnh về da, dị tật bẩm sinh và trầm cảm [53]. Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực Tây Nguyên, có 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 67%, dân tộc Ê đê chiếm 17%, còn lại là các dân tộc khác [23]. Đắk Lắk có nền văn hóa đa dạng và phong phú tuy nhiên vẫn còn nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (năm 2015 là 10%) [5]; khả năng tự chăm sóc sức khoẻ còn hạn chế do thiếu kiến thức; cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế còn thấp, do đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sức khoẻ và bệnh tật. Hơn nữa, cho đến nay việc đánh giá gánh nặng bệnh tật ở Đắk Lắk chủ yếu dựa vào các báo cáo thống kê hàng năm3 của ngành y tế [22], chưa có một nghiên cứu nào đi sâu đánh giá gánh nặng bệnh tật bằng phương pháp Năm sống hiệu chỉnh theo bệnh tật.
Nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật ở tỉnh Đắk Lắk năm 2015” được thực hiện, sử dụng phương pháp nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu – 2010 của Tổ chức y tế thế giới để trả lời cho câu hỏi “Tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong năm 2015 ở Đắk Lắk là bao nhiêu? Những nguyên nhân hàng đầu nào gây nên gánh nặng bệnh tật và tử vong chính cho người dân tỉnh Đắk Lắk?” Những kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề xuất những biện pháp can thiệp nâng cao sức khoẻ, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong cho người dân tỉnh Đắk Lắk.
MỤC LỤC Gánh nặng bệnh tật ở tỉnh Đắk Lắk năm 2015
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iv
Danh mục đối chiếu từ chuyên môn Anh – Việt vi
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình, biểu đồ, sơ đồ x
MỞ ĐẦU ……………………………………………………… 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về DALY ……………………………………………… 5
1.2. Một số khái niệm liên quan ………………………………………. 8
1.3. Phương pháp tính DALY ………………………………………… 20
1.4. Các nhóm bệnh và chấn thương ………………………………….. 29
1.5. Nguồn số liệu …………………………………………………….. 30
1.6. Sơ lược tổng quan về Đắk Lắk …………………………………… 31
1.7. Các nghiên cứu gánh nặng bệnh tật ở nước ngoài ……………….. 31
1.8. Các nghiên cứu gánh nặng bệnh tật ở trong nước ………………… 43
1.9. Nhận xét chung về phương pháp nghiên cứu GBD ……………… 47
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh tật của dân số ……………………. 50
2.2. Xác định tỷ lệ tử vong của dân số ……………………………….. 57
2.3. Tính toán DALY với YLD và YLL………………………… 59
2.4. Kiểm soát sai lệch …………………………………………… 64
2.5. Tóm tắt quá trình nghiên cứu ……………………………… 66
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………… 68Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình mắc bệnh năm 2015 của người dân Đắk Lắk ……. 69
3.2. Tình hình tử vong năm 2015 của người dân Đắk Lắk ……… 74
3.3. Gánh nặng bệnh tật do tử vong sớm năm 2015 ở Đắk Lắk …. 78
3.4. Gánh nặng do sống với bệnh tật năm 2015 ở Đắk Lắk ……… 78
3.5. Tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong năm 2015 ở Đắk Lắk …… 79
3.6. Mười nguyên nhân dẫn đầu của DALY năm 2015 ở Đắk Lắk …… 86
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc tính dân số nghiên cứu ………………………………. 106
4.2. Tình hình mắc bệnh năm 2015 của người dân Đắk Lắk …… 106
4.3. Tình hình tử vong năm 2015 của người dân Đắk Lắk ……… 111
4.4. Gánh nặng bệnh tật do tử vong sớm năm 2015 ở Đắk Lắk … 113
4.5. Gánh nặng do sống với bệnh tật năm 2015 ở Đắk Lắk ………… 115
4.6. Tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong năm 2015 ở Đắk Lắk …… 117
4.7. Phân bố DALY theo nhóm tuổi, giới tính, dân tộc
và vùng kinh tế…………………………………………………….. 120
4.8. Mười nguyên nhân dẫn đầu của DALY năm 2015 ở Đắk Lắk… 125
4.9. Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ………………… 136
4.10. Những điểm mới và ứng dụng của nghiên cứu ……………… 139
KẾT LUẬN …………………………………………………… 140
KIẾN NGHỊ …………………………………………………… 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ……… 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC