Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu
Đột quỵ – Biến cố nghiêm trọng đe dọa tính mạng hàng đầu hiện nay
Đột qụy là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong, và là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 làm giảm chất lượng cuộc sống thể hiện qua giảm số năm sống còn điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALY – disability-adjusted life-years) trên thế giới.
Theo thống kê từ nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật, Tổn thương và Yếu tố Nguy cơ Toàn cầu 2010 (GBD 2010), so với năm 1990, tuy tỷ lệ tử vong do đột qụy đã giảm, nhưng số bệnh nhân bị đột qụy (16.9 triệu mắc mới, 33 triệu đang sống và 5.9 triệu tử vong) và giảm DALY (102 triệu) vẫn còn rất lớn và đang gia tăng.
Phần lớn gánh nặng của đột qụy trên thế giới đến từ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (chiếm 68.6% đột qụy mới mắc, 52.2% đột qụy đang lưu hành, 70.9% tử vong do đột qụy và 77.7% DALY giảm).
Là một trong các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do đột qụy ở Việt Nam cũng đang có chiều hướng gia tăng. Năm 2013, bệnh mạch máu não, đặc biệt là đột qụy, đã là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nước ta
Đáng lưu ý là đột qụy do xuất huyết tại Việt Nam hiện chiếm tỷ lệ khá cao. Đây lại là chỉ dấu mạnh mẽ cho tử vong ở bệnh nhân đột qụy.
Theo thống kê tại Bệnh viện Đà Nẵng trên 754 bệnh nhân nhập
viện do đột qụy từ 03/2010 đến 02/2011, 50% trường hợp đột qụy là do xuất huyết, trong đó 51.0% bệnh nhân đã tử vong sau 28 ngày theo dõi. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong này ở bệnh nhân đột qụy do thiếu máu chỉ có 20.3%.
Thống kê trên 376 bệnh nhân đột qụy tử vong tại Trung tâm
Đột qụy ở Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 từ 01/2003 đến 06/2012 cũng cho kết quả tương tự. 52.9% là do xuất huyết và 33.0% là do thiếu máu và 14.1% là do dị dạng mạch. Trong đó, tỷ lệ tử vong trong 3 ngày đầu ở nhóm đột qụy do xuất huyết là 45.8% so với 18.5% ở nhóm đột qụy do thiếu máu.
Tăng huyết áp – Yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất đột qụy tại Việt Nam
Tăng huyết áp có liên quan nhiều nhất đến các bệnh lý tim mạch và là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây tử vong do tim mạch.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2010 có ít nhất 9.4 triệu người tử vong/năm và 7% gánh nặng bệnh tật (đo bằng DALY) là do tăng huyết áp gây ra.
Trong thời gian qua, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, lối sống và chế độ ăn uống của chúng ta đã có nhiều thay đổi. Theo đó, các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại ở Việt Nam.
Hơn 1/3 các biến cố liên quan đến mạch máu não (gồm xuất huyết nội sọ, tai biến mạch máu não hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua) ở Việt Nam đều có liên quan đến tăng huyết áp.
Tần suất cao của đột qụy, đặc biệt là đột qụy do xuất huyết, ở Việt Nam nêu trên có một phần không nhỏ là do phần lớn bệnh nhân tăng huyết áp Việt Nam không biết mình bị tăng huyết áp hoặc không kiểm soát được huyết áp. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 8 tỉnh thành ở Việt Nam với cỡ mẫu gồm 9.832 người trưởng thành ≥ 25 tuổi, tần suất tăng huyết áp ở Việt Nam là 25.1%. Trong đó, có đến 48.4% bệnh nhân biết mình bị tăng huyết áp, 29.6% được điều trị và chỉ có 10.7% kiểm soát đượchuyết áp đạt mục tiêu (< 140/90 mmHg).
Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam.
Kiểm soát huyết áp trung bình liệu đã đủ để phòngngừa đột qụy?
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy kiểm soát tốt huyết áp sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ đột qụy. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Howard G và cộng sự trên 26.875 người trưởng thành > 45 tuổi, nguy cơ đột qụy của bệnh nhân bị tăng huyết áp vẫn không thể trở về như người không bị tăng huyết áp dù huyết áp đã được kiểm soát về mức bình thường bằng thuốc sau 6.3 năm theo dõi. Không những thế, bệnh nhân càng phải dùng nhiều thuốc kiểm soát huyết áp để đạt huyết áp mục tiêu thì nguy cơ bị đột qụy của họ càng tăng.
Một phân tích gộp từ 13 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng trên 49,296 bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi (> 65 tuổi) cũng cho kết quả tương tự. Nguy cơ đột qụy của bệnh nhân trong phân tích này vẫn cao hơn so với nguy cơ bị nhồi máu cơ tim (nguy cơ tương đối [RR] 1.70, p < 0.00001), dù bệnh nhân đã được kiểm soát huyết áp tích cực và đạt mức 136-159/68-85 mmHg.
Có nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho nguy cơ đột qụy vẫn còn cao ở các bệnh nhân đả kiểm soát được huyết áp trung bình. Một trong số đó có thể là do huyết áp của bệnh nhân dao động nhiều, dù huyết áp trung bình của họ đã đạt mục tiêu.
Trong nghiên cứu của Rothwell PM và cộng sự, biến thiên huyết
áp tâm thu giữa các lần thăm khám là một yếu tố dự báo mạnh mẽ cho nguy cơ đột qụy, và độc lập với huyết áp trung bình.
Kết quả của nghiên cứu ALLHAT (Antihypertensive and
Lipid-Lowering Treatment to Prevent Heart Attack Trial) với cỡ mẫu > 25,000 bệnh nhân tăng huyết áp cũng cho thấy bệnh nhân có biến thiên huyết áp tâm thu giữa các lần thăm khám càng nhiều thì nguy cơ đột qụy càng tăng. Sau khi đã điều chỉnh theo huyết áp trung bình, tỷ số nguy cơ HR đột qụy ở nhóm có huyết áp dao động nhiều nhất (≥ 14 mmHg)so với nhóm có dao động ít nhất (< 6.5 mmHg) là 1.46 (khoảng tin cậy 95% 1.06 – 2.01).
Qua đó có thể thấy rằng, bệnh nhân tăng huyết áp vẫn không thể loạitrừ hoàn toàn nguy cơ đột qụy dù huyết áp trung bình của họ đã đạt mục tiêu.