GÂY TÊ TỦY SỐNG VỚI BUPIVACAIN TĂNG TRỌNG ĐỂ MỔ VÙNG HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

GÂY TÊ TỦY SỐNG VỚI BUPIVACAIN TĂNG TRỌNG ĐỂ MỔ VÙNG HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

 GÂY TÊ TỦY SỐNG VỚI BUPIVACAIN TĂNG TRỌNG ĐỂ MỔ VÙNG HẬU MÔN TRỰC TRÀNG 

Vũ Văn Kim Long*, Nguyễn Văn Chừng** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và mức độ an toàn của gây tê tủy sống với bupivacain tăng trọng liều thấp trong mổ bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. 
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu trên 23 bệnh nhân được gây tê tủy sống để mổ vùng hậu môn trực tràng. Bệnh nhân được gây tê ở tư thế ngồi theo phương pháp Saddle block và ở khoảng thắt lưng 3-4. Mức tê, độ liệt vận động được đánh giá vào các thời điểm 5, 10, 20, 40, 60, 90, 120 phút. Huyết áp 
được theo dõi mỗi 3-5 phút, nhịp tim, p02được theo dõi liên tục trong suốt cuộc mổ và mỗi 15 phút ở phòng hậu phẫu. Thời gian tê, thời gian liệt vận động, lượng ephedrin sử dụng, lượng dịch truyền cũng được ghi nhận, các tác dụng phụ khác như: lạnh run, buồn nôn, ngứa,… cũng được khảo sát nếu có. 
Kết quả: Bupivacain liều thấp làm giảm mức tê, ít liệt vận động, ít thay đổi huyết động, giảm tác dụng phụ, vẫn đảm bảo thuận lợi cho phẫu thuật. 
Kết luận: Bupivacain 0,5% liều 5-6mg làm giảm mức tê, ít liệt vận động, ít thay đổi huyết động, giảm tác dụng phụ mà hiệu quả vẫn đảm bảo để mổ bệnh lý vùng hậu môn trực tràng.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment