Ghép gan được tiến hành như thế nào – Điều kiện để được ghép gan

Ghép gan được tiến hành như thế nào – Điều kiện để được ghép gan

Nhờ có sự phát triển của y học hiện nay mà việc điều trị bệnh gan có nhiều bước tiến vượt bậc, trong đó cấy ghép gan là một trong những thành tựu đáng tự hào. Nhưng không phải ai cũng thành công với phương pháp điều trị này. Việc điều trị ngoài sự can thiệp của bác sĩ còn đòi hỏi phải có một quy trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt. 

Ghép gan là gì?

Ghép gan là một phẫu thuật được thực hiện để thay thế một gan bệnh với một gan khỏe mạnh từ người khác. Gan có thể đến từ một người hiến tặng nội tạng chết hoặc từ một nhà tài trợ khác. Các thành viên trong gia đình hoặc cá nhân không liên quan có thể tặng, nhưng để cho kết hợp được tốt, người cho có thể tặng một phần gan của họ. Loại cấy ghép này được gọi là ghép sống. Cá nhân hiến tặng một phần gan của họ có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh với gan còn lại.

Một ca ghép gan có thể được cấy ghép toàn bộ hoặc một phần của lá gan. Bởi vì gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có thể tái sinh, một phần gan cấy ghép có thể tạo lại năng lực hoạt động bình thường trong tuần sau ghép.

Điều kiện để được ghép gan

Đối với người nhận gan

Không phải bất kỳ người bệnh nào đến trung tâm ghép gan cũng đều có thể tiến hành ghép. Người bệnh sẽ được đánh giá một số điều kiện ghép gan nhất định:

– Có bệnh gan nặng mà chữa bằng những phương pháp khác không hiệu quả

– Không mắc các bệnh tim hoặc phổi nghiêm trọng. Nếu mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần phải được theo dõi và chú ý

– Sàng lọc không có ung thư nào khác (ngoài ung thư gan)

– Không uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích

– Sẵn sàng với việc uống thuốc suốt đời sau khi phẫu thuật

Đối với người hiến gan

– Hoàn toàn tự nguyện

– Sức khỏe tốt – về cả thể chất lẫn tinh thần

– Độ tuổi từ 18 – 60

– Chỉ số BMI dưới 35

– Nhóm máu tương thích với người nhận

– Không mắc bệnh liên quan đến nội tạng, ví dụ như bệnh tim hay sỏi thận…

– Không bị ung thư, HIV hay viêm gan

– Không bị nhiễm trùng mãn tính

– Không lạm dụng chất kích thích

Ghép gan được tiến hành như thế nào ?

Nếu người bệnh thể trạng yếu, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện để theo dõi. Người bệnh sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, xem xét các yếu tố:

– Tình trạng sức khoẻ và các loại thuốc đang uống

– Thói quen sinh hoạt (ví dụ: Uống rượu, dùng chất kích thích hoặc hút thuốc)

– Các thành viên trong gia đình và hệ thống hỗ trợ

Người bệnh và người cho gan được làm các xét nghiệm để đánh giá xem có đủ điều kiện để thực hiện ghép gan hay không. Một ca ghép gan thường kéo dài từ 6-12 giờ.

Sau khi phẫu thuật, người cho và người nhận gan đều phải được theo dõi sức khỏe trước khi về nhà. Đối với người hiến, thông thường thời gian theo dõi là khoảng 10 ngày sau phẫu thuật. Đối với người nhận, thời gian theo dõi trung bình là 30 ngày.

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm định kỳ để chắc chắn rằng gan mới hoạt động tốt. Người được ghép gan sẽ phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời, giúp cơ thể chấp nhận lá gan mới. Thông thường, hệ thống miễn dịch giúp con người khỏe mạnh bằng việc tấn công các vật thể xâm nhập từ ngoài vào, vì vậy hệ miễn dịch có xu hướng đào thải vật ghép. Do đó, để tránh xảy ra việc đào thải lá gan mới, cần ức chế khả năng miễn dịch.

Biến chứng sau phẫu thuật ghép gan

Hai biến chứng sau mổ thường gặp nhất là thải ghép và nhiễm trùng. Cơ thể luôn đào thải vật lạ. Gan mới này bị xem là vật lạ nên hệ miễn dịch lập tức tấn công và tiêu diệt nó.

70% bệnh nhân ghép gan đều có hiện tượng thải ghép ở nhiều mức độ. Vì vậy luôn phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để chống lại sự thải ghép này. Khi đó người nhận gan bị đặt vào tình huống nguy cơ nhiễm trùng rất cao do hệ miễn dịch bị suy yếu.

Tuy nhiên theo thời gian nguy cơ này giảm dần và hầu hết các nhiễm trùng có thể kiểm soát được nếu xảy ra. Thuốc ức chế miễn dịch phải dùng suốt đời. Nếu không bị thải ghép, gan người nhận (và phần gan còn lại của người cho) sẽ đạt được kích thước bình thường sau vài tuần.

Benh.vn (tổng hợp)

Theo Benh.vn

Leave a Comment