ghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp” được thực hiện trong hai năm 2007-2009 tại ba tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng Nai) thuộc ba miền của đất nước
Học sinh phổ thông chiếm gần 1/3 dân số, thuộc lứa tuổi trẻ, là tương lai của đất nước. Vì thế sức khỏe của học sinh hôm nay có ý nghĩa là sức khỏe của dân tộc mai sau.
Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02 năm 2005 của Bộ Chính trị về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ “cần củng cố, phát triển cơ sở y tế trong các trường học trong cả nước, bố trí đầy đủ và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế trong các trường học, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường học tập, đồng thời bảo đảm cơ bản nguồn lực cho các hoạt động y tế các trường học”. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 qui định vai trò cụ thể của từng Bộ, Ban ngành trong công tác YTTH [17].
Cho tới nay, đã có rất nhiều văn bản, chỉ thị, quyết định do Thủ tướng Chính phủ, hai Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đào tạo ban hành nhằm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường công tác y tế tại các trường học [3,5-9, 31, 71,78,79]. Mặc dù có nhiều quan tâm và nỗ lực của Đảng và Nhà nước, của toàn xã hội, cho đến nay y tế trường học còn nhiều vấn đề cần được quan tâm [71], [79].
Theo báo cáo tổng hợp tình hình y tế trường học năm 2002 của Bộ Y tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về y tế trường học, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế – giáo dục hướng dẫn các cấp thực hiện [79]. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế trường học cấp huyện. Các hoạt động y tế trường học triển khai chưa nhiều, nơi có triển khai cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch đẹp, cung cấp nước uống cho học sinh, các công trình vệ sinh có tiến bộ nhưng cũng chỉ đạt khoảng 50% yêu cầu, công tác khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy định. Toàn quốc chưa có số liệu chính thức về các bệnh trường học như cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh [11, 71,78]
Có nhiều khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện hoạt động YTTH chưa được giải quyết như vấn đề đội ngũ cán bộ y tế trường học, kinh phí cho hoạt động y tế trường học, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục) chưa được xác định rõ ràng, vấn đề bảo hiểm y tế học sinh chưa được cha mẹ học sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói chung và cơ sở vật chất cho y tế trường học còn rất nghèo nàn. Những vấn đề này đã và đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả y tế trường học của từng địa phương và cả nước [7, 11, 42, 69, 71, 78, 79].
Theo tài liệu sổ tay thực hành Y tế trường học của Bộ Y tế năm 2002 [40], y tế trường học gồm 5 nội dung là vệ sinh học đường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống các bệnh thường gặp khác, nha học đường (chăm sóc vệ sinh răng miệng) và sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh. Tuy nhiên việc thực hiện các nội dung này ở các trường học hiện nay còn chưa đồng nhất và nhiều bất cập [71]. Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về sức khỏe trường học, vệ sinh trường học của các tác giả như Trần Văn Dần [21¬26], Nguyễn Võ Kỳ Anh [1-2] nhưng nghiên cứu về các hoạt động YTTH cụ thể, những khó khăn trong quá trình triển khai thì còn chưa được đầy đủ.
Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động y tế trường học tại nước ta là một nhiệm vụ cần thiết, nó giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đẩy mạnh các hoạt động y tế trường học nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trong thời gian tới. Xuất phát từ lý do trên, Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho trường đại học Y Hà Nội thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ mang tên “Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp” được thực hiện trong hai năm 2007-2009 tại ba tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng Nai) thuộc ba miền của đất nước.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả thực trạng về công tác tổ chức quản lý và hoạt động y tế trường học trong các trường phổ thông hiện nay.
2. Phân tích cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế trường học hiện nay
3. Đề xuất mô hình quản lý công tác y tế trường học phù hợp ở Việt nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
1. Có những hoạt động nào về Y tế trường học đã được tiến hành? Hoạt động nào tốt, hoạt động nào chưa tốt cần phải cải thiện? Những khó khăn, thuận lợi trong khi tiến hành?
2. Trên thực tế hoạt động y tế trường học do cá nhân/tổ chức nào quản lý? Quản lý bằng cách nào? Cơ chế quản lý này đã phù hợp chưa? Nếu có phù hợp ở mức độ nào?
3. Các hoạt động y tế trường học đã hiệu quả chưa? Điểm tốt và chưa tốt của các hoạt động này?
4. Hoạt động y tế trường học đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học sinh chưa? Nếu có đáp ứng ở mức độ nào? Nếu chưa thì cần phải làm gì thêm nữa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại trường học?
5. Đơn vị/tổ chức nào thực sự tham gia vào các hoạt động y tế trường học? Ai điều phối hoạt động y tế trường học? Bằng cách nào? Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình phối hợp giữa các đơn vị/tổ chức là gì?
6. Các hoạt động y tế trường học hiện nay như thế đã phù hợp chưa? Cần phải làm gì để đảm bảo công tác y tế trường học thật sự hiệu quả (cả về quản lý và hoạt động)?
Mục lục
Những chữ viết tắt 4
Mục lục 5
Danh mục bảng 7
Danh mục hình 8
Đặt vấn đề 9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12
1.1. Tổng quan về y tế trường học 12
1.1.1. Khái niệm về y tế trường học 12
1.1.2. Các cơ sở xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam [8,9,71] 15
1.1.3. Các văn bản pháp lý về y tế trường học tại Việt Nam 16
1.2 Lịch sử phát triển y tế trường học 19
1.3. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học 21
1.3.1. Các nghiên cứu về thực trạng y tế trường học 21
1.3.2. Các nghiên cứu về mô hình YTTH 22
1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học 27
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Cách tiếp cận: 33
2.2. Thiết kế nghiên cứu: 33
2.3. Đoi tượng và địa điểm nghiên cứu 33
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu: 33
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 34
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: 35
2.4.1. Nghiên cứu định tính: 35
2.4.2. Nghiên cứu định lượng (áp dụng công thức mô tả cắt ngang) 36
2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin 38
2.7. Công cụ thu thập thông tin: 39
2.8. Thời gian thu thập số liệu tại thực địa 39
2.9. Loại trừ sai số 39
2.10. Tổ chức nghiên cứu: 39
2.11. Xử lý và phân tích số liệu 40
2.12. Đạo đức nghiên cứu 40
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Thực trạng hoạt động YTTH 41
3.1.1. Điều kiện pháp lý 41
3.1.2. Điều kiện thực hiện YTTH: 44
3.1.3. Nhân lực thực hiện: 46
3.1.4. Các chương trình y tế trường học đã thực hiện 52
3.1.5. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học sinh 54
3.2. Cơ chế phoi hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế trường học
trong các trường phổ thông hiện nay 60
3.2.1. Kết quả thu thập số liệu sẵn có 60
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính 62
3.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình phối hợp giữa các ban ngành: 64
3.3. Đề xuất mô hình quản lý nâng cao sức khỏe trường học 66
3.3.1. Kết quả phỏng vấn cán bộ YTTH: 66
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính: 67
3.3.3. Đề xuất mô hình quản lý công tác YTTH 68
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 71
4.1. Hoạt động y tế trường học 71
4.2. Những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác y tế trường học 80
4.2.1. Nguồn tài chính hạn hẹp: 80
4.2.2. Nguồn nhân lực thiếu và không chuyên: 80
4.2.3. Trang thiết bị, cơ sở vật chất: 82
4.2.4. Cơ chế chính sách: 82
4.2.5. Công tác BHYT học sinh: 83
4.3. Cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác YTTH: 85
4.5. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 89
KẾT LUẬN 90
1. Thực trạng về tổ chức quản lý và hoạt động y tế trường học trong các trường phổ thông hiện nay 90
1.1. Điều kiện pháp lý: 90
1.2. Điều kiện thực hiện: 90
1.3. Người thực hiện: 90
1.4. Các hoạt động đã thực hiện: 90
2. Cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế trường học hiện
nay 91
3. Mô hình quản lý công tác y tế trường học phù hợp ở Việt nam: 91
KHUYẾN NGHỊ ‘. 92
Tài liệu tham khảo 93
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích