Giá trị chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla tiểu khung trong ung thư trực tràng 

 Giá trị chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla tiểu khung trong ung thư trực tràng 

 Luận văn Giá trị chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla tiểu khung trong ung thư trực tràng .Ung thư trực tràng (UTTT) là một bệnh hay gặp ở các nước phát triển. Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu người mắc bệnh ung thư đại trực tràng (UTĐTT) và một nửa trong số đó tử vong [1]. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nước Bắc Mỹ và Tây Âu. Tỷ lệ thấp ở Châu Phi, Châu Á và một số nước Nam Mỹ, tuy nhiên bệnh đang có xu hướng gia tăng ở các nước này [2]. Ở Mỹ năm 2011, ước tính có khoảng 141.000 người được chẩn đoán UTĐTT và khoảng 49.000 tử vong vì căn bệnh này, trong đó UTĐTT đứng thứ 3 trong số các bệnh ung thư hay gặp và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 do ung thư [3]. Theo hiệp hội ung thư Mỹ (AJCC: American Joint Committee on Cancer), năm 2009 ước tính có khoảng 40.000 trường hợp mắc và 17.000 ca tử vong do UTTT ở Mỹ [1].

 Giá trị chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla tiểu khung trong ung thư trực tràng .Tại Việt Nam năm 2010, UTĐTT có khoảng 13.678 ca mắc, đứng hàng thứ 4 trong số các bệnh ung thư hay gặp, tuy nhiên theo ước tính đến năm 2020 sẽ đứng thứ 2 sau ung thư phổi ở nam và đứng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư phổi ở nữ [4]. Bệnh đang trở thành một vấn đề lớn của y tế cộng đồng, ngày càng được quan tâm. Phát hiện sớm UTĐTT có ý nghĩa quan trọng, với tỷ lệ sống trên 5 năm đạt 90% nếu u còn giới hạn trong thành trực tràng (TT) [1], sẽ chỉ còn nhỏ hơn 10% nếu đã di căn (DC) xa [5].
Việc sàng lọc phát hiện sớm UTTT đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, sàng lọc phát hiện sớm UTTT còn nhiều hạn chế, chưa có tính hệ thống, các phương tiện chẩn đoán còn chưa được áp dụng rộng rãi và triệt để nên đại đa số bệnh nhân (BN) đến viện ở giai đoạn muộn, khi khối u đã xâm lấn xung quanh và DC hạch vùng [6]. Giá trị chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla tiểu khung trong ung thư trực tràng .
Xây dựng chiến lược điều trị UTTT phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá mức độ xâm lấn xung quanh, DC hạch hay DC xa. Trong đó phẫu thuật (PT) là phương pháp căn bản, hoá xạ trị có vai trò bổ trợ. Tuy nhiên, do vị trí giải phẫu nên việc chẩn đoán mức xâm lấn và DC hạch tiểu khung trước PT rất khó khăn.
Thăm khám TT chỉ có thể đánh giá được phần nào mức độ xâm lấn khi khối u ở đoạn thấp hay đoạn giữa TT. Nội soi TT ống cứng hay ống mềm chỉ có thể quan sát, đánh giá hình dạng bề mặt tổn thương nhưng không đánh giá được mức độ xâm lấn thành hay hạch xung quanh. Siêu âm nội TT đánh giá tốt mức độ xâm lấn khi khối u ở giai đoạn còn trong thành TT, hạn chế khi u xâm lấn tạng xung quanh và không thể áp dụng cho khối u dọa vỡ, chảy máu hay gây chít hẹp lòng TT [7].
Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy đầu dò và chụp cộng hưởng từ (CHT) với từ lực cao đã đem lại hiệu quả cao trong việc chẩn đoán, đánh giá mức độ xâm lấn và DC trong UTTT. Tuy nhiên, CHT là phương pháp chẩn đoán không dùng tia X, chụp trực tiếp ba mặt phẳng (mặt phẳng ngang, mặt phẳng đứng dọc và mặt phẳng đứng ngang) và sự ưu việt trong đánh giá tổ chức phần mềm nên ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn.
Ở Việt Nam, máy chụp CHT 1,5 Tesla mới được triển khai trong những năm gần đây nên hiện chưa nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu giá trị của kỹ thuật này đối với bệnh lý UTTT. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giá trị chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla tiểu khung trong ung thư trực tràng ” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 1,5 Tesla của ung thư trực tràng.
2. Đánh giá giá trị của chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla tiểu khung trong chẩn đoán ung thư trực tràng. 

MỤC LỤC

 Giá trị chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla tiểu khung trong ung thư trực tràng 

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu trực tràng và tiểu khung 3
1.1.1 Giải phẫu tiểu khung 3
1.1.2. Giải phẫu trực tràng 3
1.1.3. Giải phẫu cộng hưởng từ trực tràng và tiểu khung 4
1.1.4. Các thành phần liên quan 6
1.2. Ung thư trực tràng 9
1.2.1. Đặc điểm dịch tễ và các yếu tố nguy cơ 9
1.2.2. Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng 10
1.2.3. Chẩn đoán hình ảnh 13
1.2.4. Giải phẫu bệnh 22
1.2.5. Sự lan rộng của ung thư trực tràng 28
1.2.6. Các phương pháp điều trị 30
1.3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu cộng hưởng từ, ung thư trực tràng 32
1.3.1. Trên thế giới 32
1.3.2. Tại Việt Nam 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 34
2.2. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 34
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34
2.2.3. Cỡ mẫu 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu 34
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, so sánh, mô tả cắt ngang 34
2.3.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 34
2.4. Quy trình chụp 35
2.5. Các biến nghiên cứu 37
2.5.1. Đặc điểm chung 37
2.5.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 38
2.6. Xử lý số liệu 40
2.7. Sơ đồ nghiên cứu 42
2.8. Đạo đức nghiên cứu 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 43
3.1.1. Phân bố bệnh theo tuổi và giới 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. FACS Burt Cagir MD và MD more. Jules E Harris,(2010)”Rectal Cancer” emedicine medscape.com.
2. Stanley RL. Pathology and genetics of tumours of the digestive system, WHO Classification of tumours. IARC; 2000. p. 105.
3. American Cancer Society Cancer facts & figures 2011. American Cancer Society; Atlanta, GA: 2011.
4. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Thị Hoài Nga, Nguyễn Chấn Hùng, Lê Hoàng Minh (2012), “ Gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020”, Tạp chí ung thư học Việt Nam, Số 1- 2012, tr 13 – 19.
5. Isaac Hassan và Eugene C Lin, (2011)” Rectal Carcinoma Imaging” emedicine medscape.com.
6. Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Văn Hiếu (2004), “Bước đầu tìm hiểu các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến khả năng di căn hạch của ung thư trực tràng loại biểu mô tuyến” Tạp chí y học thực hành, tr.84 – 87.
7. Vũ Đức Long (2001), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng”, Luận văn thạc sỹ Y học, Hà Nội.
8. Trịnh Xuân Đàn (2008), “Giải phẫu tiểu khung”, Bài giảng giải phẫu học tập 2. Bộ môn giải phẫu học trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tr 11 – 13.
9. Trịnh Xuân Đàn (2008), “Giải phẫu trực tràng”, Bài giảng giải phẫu học tập 2. Bộ môn giải phẫu học trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tr 113 
10. Frank H. Netter, (2004)”Atlas giải phẫu người (Người dịch Nguyễn Quyền)” Nhà xuất bản y học: tr 312 – 318.
11. Brown G., Kirkham A., Williams G. T., et al. (2004), “High-Resolution MRI of the Anatomy Important in Total Mesorectal Excision of the Rectum” AJR 182, 431-440.
12. Nguyễn Văn Hiếu (1999), “Ung thư đại trực tràng”, Nhà xuất bản Y học, Bài giảng ung thư học, tr 188 – 195.
13. “Atlas of MRI of the male pelvis” (2010) info-radiologie.ch.
14. “Atlas of MRI of the female pelvis” (2010) info-radiologie.ch.
15. Trường đại học Y Hà Nội – Bộ môn mô học – Phôi thai học (1994), “ông dạ dày ruột”, Bài giảng mô phôi thai học, Nhà xuất bản Y học, 162 – 169.
16. O rahilly, Muller, Carpenter and Swenson (2008), “The rectum and anal canal”, Dartmouth Medical School, Basic human anatomy.
17. Frank H. Netter”Arteries of Rectum and Anal Canal” NetterImages.com.
18. “Lymphatic Drainage of The Rectum and Anal Canal” ycantho.com.
19.  Boutard. P, C. Platell, T. Threlfall, (2004)”Model for collecting colorectal cancer staging information in Western Australia” ANZ J Surg. 74(10): tr. 895-9.
20. Đoàn Hữu Nghị (2001), “Ung thư đại tràng và trực tràng”, Nhà xuất bản y học, Hướng dẫn thực hành chẩn đoán điều trị ung thư, tr 203-215.
21.  Timothy Kuo, George Fisher, et al, (2013)”Rectal cancer” emedicinehealth com, pp 1-18.
22. Nguyễn Công Hoàng,(2008)”Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất chỉ điểm khối u CEA và sự bộc lộ P53, HER-2/NEU của ung thư trực tràng điều trị phẫu thuật tại bệnh viện K” Luận văn thạc sỹ y học, trường đại học Y Hà Nội tr 65-67.
23. Hoàng Mạnh Thắng, (2009) “Nhận xét đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng
và kết quả điều trị ung thư trực tràng giai đoạn T3-T4 tại bệnh viện K” Luận văn bác sỹ nội trú bệnh viện,Trường đại học Y Hà Nội: tr. 1 – 5.
24. Phạm Đức Huấn (1999), “Ung thư trực tràng.” Nhà xuất bản Y học, Bệnh học ngoại khoa, tr 317-325.
25. Phạm Gia Khánh, Hoàng Mạnh An, Nguyễn Văn Hội (1995), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh, tình hình phẫu thuật ung thư trực tràng tại Quân Y Viện 103 từ 1982 – 1995” Hội nghị ngoại khoa, tr 9.
26. Đoàn Hữu Nghị, (1994) “Góp phần nghiên cứu xây dựng phác đồ điều trị ung thư trực tràng, nhận xét 529 bệnh nhân tại bệnh viên K qua hai giai đoạn 1975-1983 và 1984-1992” Luận văn phó tiến sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội. tr 91 -95.
27. Duffy.M.J., P. McGing., et al, (2005) “Guidelines for the Use of Tumour Markers”. Third-Edition, April 2005.
28. Guadagni F, Roselli M, Cosimelli M, et al, (1995) “CA72-4 serum marker- a new tool in the management of carcinoma” Pubmed.gov.
29. Silva A. C., Vens E. A., Hara A. K., et al, (2006), “Evaluation of benign and malignant rectal lesions with CT colonography and endoscopic correlation.” Radiographics, 26(4), 1085-1099.
30. Nguyễn Khánh Trạch và cộng sự (1999), “Nội soi tiêu hoá”, Nhà xuất bản Y học, tr 118 – 125.
31. Lennon.A. M. và Penman.I. D.,(2007)”Endoscopic ultrasound in cancer staging” Br Med Bull. 84: tr. 81-98.
32. George Haddad,(2009)”Staging of Rectal Cancer: MRỈ versus Endoscopic Ultrasound” Presentation August-2009.
33. Glaser.F, et al., (1993)” Endorectal ultrasound for control ofpreoperative radiotherapy of rectal cancer” Ann Surg. 217(1): tr. 64-71.
34. Phạm Văn Tấn, Nguyễn Đình Hối, Lê Châu Hoàng Quốc Chương, Trần
Thiện Trung (2010),” Kết quả siêu âm nội trực tràng đánh giá độ xâm lấn và di căn hạch của ung thư trực tràng”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh số 20, tr 15-20.
35.  Sudakoff. G. S, Quiroz. F., và Foley.W. D.,(2002)”Sonography of anorectal, rectal, and perirectal abnormalities” AJR Am J Roentgenol. 179(1): tr. 131-6.
36. Vũ Văn Tân, Nguyễn Duy Huề (2012),” Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính 64 dãy trong ung thư trực tràng” Luận văn thạc sỹ y học, trường đại học Y Hà Nội, tr 68-69.
37. Đinh Văn Trực,(2004)”Nghiên cứu mức xâm lấn của ung thư trực tràng qua lâm sàng và chụp cắt lớp CTscan” Luận văn thạc sỹ y học, trường đại học Y Hà Nội tr.72-75.
38. Đinh Văn Trực, Nguyễn Văn Hiếu, Đào Tiến Lục, (2010) “Đánh giá kết quả chụp MRI trong chẩn đoán mức xâm lấn và di căn hạch vùng tiểu khung trên 63 bệnh nhân ung thư trực tràng tại bệnh viện K” Tạp chí y học thực hành, Tr 1-3.
39. Iafrate F., Laghi A., Paolantonio P., et al. (2006), “Preoperative staging of rectal cancer with MR Imaging: correlation with surgical and histopathologic findings.” Radiographics, 26(3), 701-714.
40. Brown G, Richards CJ, Newcombe RG, et al. (1999) “Rectal carcinoma: thin section MR imaging for staging in 28 patients” Radiology; 211: 215-222.
41. VliegenRF, Beets G, Von Meyenfeldt MF, et al. (2005) “Rectal cancer: MR imaging in local staging is gadolinium based contrast material helpful?” Radiology; 234: 179-188.
42. BrownG, Daniels IR, Richardson C, Revell P, Peppercorn D, Bourne M. (2005) “Techniques and trouble-shooting in high spatial resolution thin slice MRI for rectal cancer” Br JRadiol; 78: 245-251.
43. Jacques Clarisse, Nguyễn Thi Hùng, Phạm Ngọc Hoa, (2008) “Một số thường dùng trong cộng hưởng từ sọ não”, Nhà xuất bản y học, Xquang cắt lớp điện toán Cộng hưởng từ, tr 340 – 342.
44. LaghiA, Iafrate F, Paolantonio P, et al. (2002) “Magnetic resonance imaging of the anal canal using high resolution sequences and phased array coil: visualization of anal sphincter complex [in English and Italian]”. Radiol Med (Torino); 103: 353-359.
45. Brown Gina, Kirkham A, Williams GT, et al. (2004) “High resolution MRI of the anatomy important in total mesorectal excision of the rectum”. AJR Am JRoentgenol; 182: 431-439.
46. KimJH, Beets GL, Kim MJ, Kessels AG, Beets-Tan RG. (2004), “High resolution MR imaging for nodal staging in rectal cancer: are there any criteria in addition to the size?” Eur JRadiol; 52: 78-83.
47. Fukuda H, Nakagawa T, Shibuya H. (1999), “Metastases to pelvic lymph nodes from carcinoma in the pelvic cavity: diagnosis using thin-section CT” Clin Radiol; 54: 237-242.
48. Engelen SM, Beets-Tan RG, Lahaye MJ, Kessels AG, Beets GL. (2008), “Location of involved mesorectal and extramesorectal lymph nodes in patients with primary rectal cancer: preoperative assessment with MR imaging”. Eur JSurg Oncol; 34: 776-781
49. Koh DM, Brown G, Temple L, et al. (2005), “Distribution of mesorectal lymph nodes in rectal cancer: in vivo MR imaging compared with histopathological examination. Initial observations”. Eur Radiol; 15: 1650-1657.
50. Nguyễn Văn Hiếu, Đoàn Hữu Nghị (2002), “Nghiên cứu độ xâm lấn của ung thư trực tràng qua siêu âm nội trực tràng”, Tạp chí Y học thực hành, số 431, tr 90 – 95.
51. Nguyễn Thu Liên, Minoru Akiyama (1998), “Tài liệu hướng dẫn nội soi đại tràng” Bộ y tế và Jica-CRH technical cooperation project.
52. Staley R.H., Lauri A., et al. (2000), “Tumors of the colon and rectum”, Pathology and Genetics of tumors of the Digestive System, World Health Organization Classification of Tumors, IARC Press Lyon, pp. 103-142.
53. Edge SB, Byrd DR, Compton CC, et al. (2010), “Colon and rectum” AJCC Cancer Staging Manual. 7th; NY: Springer, 143-64.
54. National cancer institute NIC, (2012), “Rectal Cancer Treatment (PDQ®)” National cancer institute tr.1.
55. Pepper MS, Tille JC, Nisato R, Skobe M. (2003), “Lymphangiogenesis and tumor metastasis” Cell Tissue Res; 314: 167-177.
56. Hartveit E. (1990) “Attenuated cells in breast stroma: the missing lymphatic system of the breast” Histopathology; 16: 533-543.
57. Weiss L, Schmid-Schonbein GW. (1989), “Biomechanical interactions of cancer cells with the microvasculature during metastasis”. Cell Biophys; 14: 187-215.
58. Kazama S, Watanabe T, Kanazawa T, Hatano K, Nagawa H. (2007), “
Vascular endothelial growth factor-C (VEGF-C) is a more specific risk factor for lymph node metastasis than VEGF-D in submucosal colorectal cancer” Hepatogastroenterology; 54: 71-76.
59. Liu.L.X và Zhang WH , Jiang HC., (2003), “Current treatment for liver metastases from colorectal cancer.” World J Gastroenterol; 9: tr. 193-200.
60. Blomqvist L, Machado M, et al. (2000), “Rectal tumour staging: MR imaging using pelvic phased array and endorectal coils vs endoscopic ultrasonography”. Eur Radiol; 10: 653 – 660.
61. P. Griffith, (2011) “A Quick History of the MRI” Two views of MRI Scans.
62. Wallengeren N, et al. (2000), “Rectal carcinoma: Double contrast MR imaging for preoperrative staging” Radiology; 215:108 – 114.
63. Mass M., Lahaye MJ, et al (2011) “T staging of rectal cancer: accuracy of 3.0 Tesla MRI compared with 1.5 Tesla” Abdom imaging. Epub ahead of print.
64. Võ Tấn Đức và cộng sự, (2012), “Đánh giá giai đoạn ung thư trực tràng bằng cộng hưởng từ: kết quả 3 năm” Tạp chí điện quang số 06.
65. Brown Gina, et al (2007), “Extramural depth of tumor invasion at thin section MR in patients with rectal cancer: Results of the mercury study” Radiology; 243: 132-139.
66. Koh D. M., Brown G., Temple L., et al. (2004), “Rectal cancer: mesorectal lymph nodes at MR imaging with USPIO versus histopathologic findings initial observations.” Radiology, 231(1), 91-99.
67. Shrikhande. S. V, et al.,(2007), “Outcomes of resection for rectal cancer in India: the impact of the double stapling technique” World J Surg Oncol. 5: tr. 35.
68. Aysun Ucar, Funda Ubuz, et al. (2013), “Efficasy of High Resolution Magnetic Resonance Imaging in Preoperative local staging of rectal cancer”, Mol Imaging Radionucl Ther, p.1-3.
69. Max Lahaye, Regina Beets Tan, và Robin Smithuis, (2010), “Rectal Cancer – MR imaging” radiology assistant.
70. Lê Đình Roanh, Ngô Thu Thoa và cộng sự (1999), “Nghiên cứu hình thái học ung thư đại trực tràng gặp tại bệnh viện K 1994 – 1997”, Tạp chí thông tin Y dược, Số đặc biệt chuyên đề ung thư, tr 66 – 70.
71. Bipat S., Glas A. S., Slors F. J., et al. (2004), “Rectal cancer: local staging and assessment of lymph node involvement with endoluminal US, CT, and MR imaging–a meta-analysis.”Radiology, 232(3), 773-783.
 

Leave a Comment