Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò trong chẩn đoán ung thư dạ dày

Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò trong chẩn đoán ung thư dạ dày

LUẬN VĂN Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò trong chẩn đoán ung thư dạ dày.Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh lý ác tính thường xuất phát từ lớp niêm mạc dạ dày, hay gặp nhất là ung thư biểu mô tuyến (95%) [1],[2],[3]. UTDD đứng hàng thứ tư trong số các ung thư hay gặp trên thế giới với hàng triệu ca mắc mới/năm [4],[5]. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao chỉ đứng sau ung thư phổi (khoảng 800.000 ca /năm) [5]. Đã có nhiều nghiên cứu dịch tễ bệnh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, tiếp sau là Đông Âu, Nam Mỹ, Đông Nam châu Á…. Việt Nam có tỉ lệ mắc cao hơn tỷ lệ trung bình trên thế giới [4],[6]. Nguyên nhân chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm thường khó khăn, điều trị phẫu thuật vẫn là phương pháp được lựa chọn nhất hiện nay.

UTDD có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp. Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với UTDD muộn từ 7 – 27%, với giai đoạn sớm, tỷ lệ này có thể đạt 85 – 100% [7],[8]. Việc chẩn đoán sớm, chính xác mức độ xâm lấn của bệnh là rất quan trọng đối với phẫu thuật tiệt căn, nâng cao thời gian sống thêm và chất lượng sống cho bệnh nhân.
Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng, UTDD ngày càng được chẩn đoán sớm và chính xác hơn. Nội soi dạ dày ống mềm kết hợp với sinh thiết là phương pháp chẩn đoán xác định UTDD với độ chính xác từ 90,4% – >95% [9],[10]. Tuy nhiên phương pháp này chỉ đánh giá được hình ảnh khối u ở phía niêm mạc của dạ dày và rất khó đánh giá được sự xâm lấn của u ra ngoài cũng như tới các tạng lân cận và di căn xa. Siêu âm nội soi đánh giá rất tốt tình trạng xâm lấn của khối u trong lớp cơ và một số vùng lân cận tuy nhiên phương pháp này chưa phổ cập ở các bệnh viện.  Chụp cắt lớp vi tính (CLVT), đặc biệt với các thế hệ máy đa dãy đầu dò, cho phép thực hiện lớp cắt mỏng, tái tạo hình ảnh theo các hướng đứng dọc và đứng ngang không chỉ xác định tốt hơn bản chất và vị trí khối u, nó còn đánh giá được mức độ xâm lấn, các hạch lân cận và khu vực, các di căn của khối u vào các tạng trong ổ bụng, phổi và xương…góp phần quan trọng trong chẩn đoán giai đoạn TNM phục vụ cho việc lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng [11]. Hiện nay hệ thống chụp CLVT đa dãy đầu dò đã khá phổ biến ở nhiều bệnh viện. Việc áp dụng kỹ thuật chụp CLVT trước phẫu thuật đối với bệnh nhân UTDD là tương đối thuận lợi. CLVT là một trong những kỹ thuật tốt để đánh giá tổng quan trước phẫu thuật UTDD. Ở Việt nam, đã có nhiều nghiên cứu về UTDD cả về lâm sàng cũng như cận lâm sàng. Góp phần nghiên cứu thêm về CLVT trong UTDD, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò trong chẩn đoán ung thư dạ dày” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của ung thư dạ dày trên cắt lớp vi tính.
2. Đánh giá giá trị của cắt lớp vi tính 6 dãy đầu dò trong chẩn đoán giai đoạn ung thư dạ dày.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu dạ dày 3
1.1.1. Hình thể ngoài dạ dày 3
1.1.2. Giải phẫu cắt lớp vi tính dạ dày 4
1.1.3. Mô học 5
1.1.4. Mạch máu 6
1.1.5. Thần kinh 6
1.1.6. Bạch huyết 6
1.2. Ung thư dạ dày 8
1.2.1. Đặc điểm dịch tễ 8
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ 9
1.2.3. Giải phẫu bệnh ung thư dạ dày 10
1.2.4. Hình thức lan tràn của ung thư dạ dày 13
1.2.5. Phân giai đoạn ung thư dạ dày 14
1.2.6. Đặc điểm lâm sàng của ung thư dạ dày 17
1.2.7. Đặc điểm cận lâm sàng của ung thư dạ dày 17
1.2.8. Cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư dạ dày 19
1.2.9. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu cắt lớp vi tính của ung thư dạ dày .. 25
1.2.10. Điều trị ung thư dạ dày 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.2. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang 29
2.3.2. Phương tiện nghiên cứu 30
2.3.3. Quy trình chụp cắt lớp vi tính 30
2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin 31
2.3.5. Các biến nghiên cứu 31
2.3.6. Các bước tiến hành nghiên cứu 34
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu 35
2.3.8. Đạo đức nghiên cứu 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 37
3.1.1. Tuổi 37
3.1.2. Giới 38
3.1.3. Triệu chứng lâm sàng 38
3.2. Phân loại mô bệnh học ung thư dạ dày trên giải phẫu bệnh 39
3.3. Đặc điểm khối u trên cắt lớp vi tính 39
3.3.1. Phát hiện u trên cắt lớp vi tính 39
3.3.2. Vị trí khối u 39
3.3.3. Bề dày của khối u 40
3.3.4. Hình thể u trên CLVT 40
3.3.5. Liên quan giữa thể u và mức độ xâm lấn 41
3.3.6. Giới hạn của khối u trên cắt lớp vi tính 41
3.3.7. Tỷ trọng của khối u trên cắt lớp vi tính trước tiêm 42
3.3.8. Tính chất ngấm thuốc của khối u trên cắt lớp vi tính 42
3.3.9. Tính chất xâm lấn của u trên cắt lớp vi tính 42
3.3.10. Phát hiện hạch trên cắt lớp vi tính 43 
trên giải phẫu bệnh 43
3.3.12. Vị trí hạch trên cắt lớp vi tính 44
3.3.13. Kích thước hạch trên cắt lớp vi tính 44
3.3.14. Liên quan giữa kích thước hạch trên cắt lớp vi tính với hạch di căn trên giải
phẫu bệnh 45
3.3.15. Đánh giá di căn xa trong ổ bụng trên cắt lớp vi tính 45
3.3.16. Đánh giá di căn xa trong ổ bụng trên phẫu thuật 46
3.4. Giá trị của cắt lớp vi tính trong đánh giá xâm lấn 46
3.4.1. Giá trị chẩn đoán xâm lấn của u trên cắt lớp vi tính so với giải phẫu
bệnh 46
3.4.2. Giá trị chẩn đoán giai đoạn T1-T2 trên cắt lớp vi tính so với giải
phẫu bệnh 47
3.4.3. Giá trị chẩn đoán giai đoạn T3 trên cắt lớp vi tính so với giải phẫu bệnh47
3.4.4. Giá trị chẩn đoán giai đoạn T4 trên cắt lớp vi tính so với giải phẫu bệnh48
3.4.5. Khả năng chẩn đoán giai đoạn T của cắt lớp vi tính 48
3.5. Khả năng phát hiện hạch của cắt lớp vi tính so với phẫu thuật 49
3.6. Giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán di căn xa trong ổ bụng so với
phẫu thuật 49
3.7. Giá trị của cắt lớp vi tính trong đánh giá dịch ổ bụng 49
Chương 4: BÀN LUẬN 50
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 50
4.1.1. Tuổi 50
4.1.2. Giới 50
4.1.3. Triệu chứng lâm sàng 50
4.1.4. Đặc điểm mô bệnh học 51
4.2. Đặc điểm của u trên cắt lớp vi tính 51 
4.2.1. Phát hiện u 51
4.2.2. Vị trí của u 52
4.2.3. Thể u trên cắt lớp vi tính 54
4.2.4. Giới hạn của u 54
4.2.5. Tính chất ngấm thuốc của u 55
4.3. Giá trị của cắt lớp vi tính trong đánh giá xâm lấn (giai đoạn T) 57
4.4. Cắt lớp vi tính trong đánh giá hạch ổ bụng 62
4.5. Cắt lớp vi tính trong đánh giá di căn xa trong ổ bụng 63
4.6. Cắt lớp vi tính trong đánh giá dịch ổ bụng 65
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Leave a Comment