GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TÁI PHÁT VÙNG

GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TÁI PHÁT VÙNG

GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TÁI PHÁT VÙNG
Mai Hương Nguyễn 1,2,, Văn Giang Bùi 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm nhận xét giá trị của cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung tái phát vùng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 29 bệnh nhân nghi ngờ ung thư cổ tử cung tái phát vùng với 33 tổn thương được sinh thiết hoặc phẫu thuật tại bệnh viện K từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022. Kết quả cộng hưởng từ (CHT) được so sánh với kết quả giải phẫu bệnh (GPB). Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính (PPV), giá trị dự đoán âm tính (NPV) và độ chính xác được tính riêng cho CHT thông thường và CHT có bổ sung chuỗi xung khuếch tán (DWI). Tiến hành đo giá trị của hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC) và so sánh trung bình giữa nhóm tổn thương tái phát và nhóm tổn thương lành tính. Kết quả: Độ chính xác trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung tái phát vùng của CHT có bổ sung DWI (90,9%) cao hơn so với cộng hưởng từ thông thường (81,8%). ADC trung bình (mADC) của tổn thương ung thư cổ tử cung tái phát (0,95±0,14 x 10−3mm2/s) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tổn thương lành tính (1,34±0,20 x 10−3mm2/s) (p<0,01). Kết luận: Cộng hưởng từ có bổ sung chuỗi xung khuếch tán làm tăng độ chính xác trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung tái phát vùng. Dựa trên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ADC của tổn thương tái phát và tổn thương lành tính, gợi ý có thể sử dụng giá trị ADC như một chỉ số định lượng không xâm lấn có ý nghĩa trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung tái phát vùng.

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến ở  phụ  nữ  nhiều  nước  trên  thế  giới. Theo GLOBOCAN  năm  2020,  trên  thế  giới  có  hơn 600.000 người mới mắc và xấp xỉ 342.000 người tử vong vì ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, năm 2020 có 4132 ca mới mắc và 2223 ca tử vong1.  Mặc  dù  đã  có  những  tiến  bộ  đáng  kể trong kỹ thuật phẫu thuật, xạ trị và hóa trị,vẫn có khoảng 30% tổng số bệnh nhân được điều trị ung thư biểu mô cổ tử cung có các khối tiến triển hoặc tái phát2.Ung thư cổ tử cung tái phát được định nghĩa là khối u phát triển tại chỗ hoặc xuất hiện di căn hạch, di căn xa phát hiện từ 6 tháng trở lên sau khi khối u ban đầu thoái triển sau điều trị3.  Tái phát vùng chậu có thể xảy ra ở cổ tử cung, tử cung,  âm  đạo,  mô  cận  tử  cung,  buồng  trứng, bàng quang, trực tràng hoặc tại thành bên của khung  chậu.  Tái  phát  ngoài  chậu  thường  liên quan đến các hạch bạch huyết cạnh động mạch chủ, phổi, gan hoặc xương4. Khả  năng  sống  sót  đã  được  cải  thiện  với những  tiến  bộ  trong  việc  quản  lý  những  bệnh nhân tái phát bằng xạ trị bổ sung hoặc hóa trị với những bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn điều trị được, do đó việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung tái phát là điều bắt buộc5. Việc theo dõi sau điều trị thường được thực hiện bằng thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính (CLVT) hoặc chụp cộng hưởng từ (CHT)). Do tính khả dụng rộng rãi, thời gian thu nhận nhanh và ít chống chỉ định hơn CHT, CLVT thường được sử dụng để theo dõi và phát hiện tái phát. Tuy nhiên, giá trị của CLVT trong việc phân biệt tổn thương  tái  phát  với  những  thay  đổi  sau  phẫu thuật và xạ trị còn hạn chế6.  Những  năm  gần  đây  CHT  đã  được  chứng mình là có giá trị hơn CLVT trong việc phân biệt tổn thương tái phát với một số tình trạng lành tính như hoại tử, viêm, phù nề và xơ hóa sau điều trị7. Cộng hưởng từ khuếch tán (DWI) với khả  năng  đánh  giá  mật  độ  tế  bào  u  được  áp dụng ngày một rộng rãi và trở thành phương tiện chẩn đoán thiết yếu, mang lại nhiều thông tin hữu ích. Nghiên cứu cũng cho thấy giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC) của ung thư cổ tử cung  tái  phát  thấp  hơn  đáng  kể  so  với  tổn thương  lành  tính8.  Tuy  nhiên,  mới  có  rất  ít nghiên  cứu  trên  thế  giới  và  trong  nước  được thực hiện để nhận xét giá trị của CHT trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung tái phát vùng chậu, với độ nhạy và độ đặc hiệu dao động từ 82% đến 100% và từ 78% đến 100%, tương ứng9. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm nhận xét giá trị của cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung tái phát vùng.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment