Giá trị của cộng hưởng từ 3 Tesla trong chẩn đoán phân biệt u tuyến vú lành tính và ác tính
Luận văn chuyên khoa 2 Giá trị của cộng hưởng từ 3 Tesla trong chẩn đoán phân biệt u tuyến vú lành tính và ác tính.Ung thư vú (UTV) là ung thư thường gặp nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ tại nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế năm 2020, số ca mới mắc là 2,26 triệu, trong đó, tử vong do UTV uớc tính khoảng 685.000 trường hợp. Tại Việt Nam, UTV cũng là ung thư gặp nhiều nhất ở phụ nữ (chiếm khoảng 25,8% các loại ung thư ở nữ giới), tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư gan và ung thư phổi (tử vong chiếm 13,8% tất cả các loại ung thư) [33].
Phát hiện sớm UTV có vai trò quan trọng giúp điều trị bệnh từ giai đoạn sớm, tăng thời gian sống còn, giảm tái phát, giảm số ca đoạn nhũ, thẩm mỹ tốt hơn ở những ca điều trị bảo tồn vú, giảm hóa trị hỗ trợ, thay thế nạo hạch bằng sinh thiết hạch canh gác [7]. Việc tầm soát UTV hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng X quang vú, tuy nhiên, có khoảng 20% UTV không được phát hiện trên kỹ thuật hình ảnh này. Độ nhạy của X quang vú càng thấp hơn ở phụ nữ có mô tuyến vú dày.
Vì vậy, nhiều hiệp hội khuyến cáo dùng cộng hưởng từ (CHT) để tầm soát UTV cho phụ nữ trẻ có yếu tố nguy cơ cao do kỹ thuật này có độ nhạy rất cao trong chẩn đoán bệnh lý tuyến vú [10],[42]. Không chỉ dùng để tầm soát, CHT còn được sử dụng trong tất cả các giai đoạn quản lý bệnh tuyến vú: chẩn đoán xác định UTV, đặc biệt khi không có sự tương đồng giữa khám lâm sàng, X quang và siêu âm vú, giúp đánh giá giai đoạn, tổng kê trước điều trị và theo dõi, đánh giá đáp ứng điều trị [8].
CHT tuyến vú gồm CHT hình thái và CHT chức năng (CHT động học, CHT khuếch tán, CHT phổ). CHT hình thái giúp đánh giá các đặc điểm về hình thái và số lượng tổn thương. Mặc dù có độ nhạy cao nhưng CHT hình thái lại có độ đặc hiệu khiêm tốn. Nhiều nghiên cứu trước đây và hiện tại đều cho thấy CHT chức năng như CHT động học và CHT khuếch tán giúp tăng đáng kể độ đặc hiệu chẩn đoán UTV, nhất là khi sử dụng kết hợp và thực hiện trên máy CHT 3 Tesla (3T), giúp giảm các trường hợp sinh thiết không cần thiết do dương tính giả gây ra .[48],[58],[75]. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho kết quả CHT động học và khuếch tán có thể giúp đánh giá các yếu tố tiên lượng UTV, kể cả phân độ mô học [53]. Vậy, CHT 3T với các đặc điểm hình thái, động học và khuếch tán có vai trò như thế nào trong chẩn đoán phân biệt (CĐPB) u vú lành tính và ác tính? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Giá trị của cộng hưởng từ 3 Tesla trong chẩn đoán phân biệt u tuyến vú lành tính và ác tính”.
.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để xác định giá trị của CHT 3T trong CĐPB u tuyến vú lành tính và ác tính, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các bệnh nhân nữ có u vú tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy từ năm 2019 đến năm 2021 với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm của u vú trên CHT hình thái, động học và khuếch tán.
2. Xác định giá trị CĐPB u vú lành tính và ác tính của CHT hình thái, động học và khuếch tán
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………. i
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………… ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………….. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………………………………. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ – BIỂU ĐỒ ……………………………………………………………….. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH……………………………………………………………………………. iix
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………4
1.1. Giải phẫu tuyến vú………………………………………………………………………………….4
1.2. Sinh lí phát triển tuyến vú ……………………………………………………………………….5
1.3. U tuyến vú …………………………………………………………………………………………….6
1.4. Chẩn đoán u tuyến vú……………………………………………………………………………10
1.5. Cộng hưởng từ tuyến vú………………………………………………………………………..12
1.6. Các nghiên cứu về cộng hưởng từ vú………………………………………………………23
CHƯƠNG 2. ÐỐI TUỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………….26
2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………………26
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………26
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………..26
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………26
2.5. Biến số và định nghĩa biến số…………………………………………………………………27
2.6. Thu thập số liệu ……………………………………………………………………………………36
2.7. Lưu đồ thực hiện nghiên cứu………………………………………………………………….41
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………………..42
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..43
3.1. Đặc điểm giải phẫu bệnh ……………………………………………………………………….43
3.2. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ……………………………………………………..45
3.3. Đặc điểm cộng hưởng từ của u vú…………………………………………………………..48
3.4. Giá trị chẩn đoán của các phương pháp cộng hưởng từ……………………………..63
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………………66
4.1. Đặc điểm giải phẫu bệnh ……………………………………………………………………….66
4.2. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ……………………………………………………..67
4.3. Đặc điểm cộng hưởng từ của u vú…………………………………………………………..69
4.4. Giá trị chẩn đoán của các phương pháp cộng hưởng từ……………………………..80
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..87
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………….89
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ÐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số thứ tự Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Tóm tắt các thuật ngữ mô tả CHT vú theo BI-RADS 2013. ………………..20
Bảng 1.2. Bảng xếp loại CHT vú và đề xuất hướng xử trí theo BI-RADS 2013. ….22
Bảng 2.1. Các biến số thu thập……………………………………………………………………….27
Bảng 2.2. Các chuỗi xung CHT được sử dụng. ………………………………………………..38
Bảng 3.1. Đặc điểm GPB của hai nhóm lành tính và ác tính………………………………43
Bảng 3.2. Kết quả GPB của các phương pháp sinh thiết u vú. ……………………………45
Bảng 3.3. Đặc điểm thành phần mô tuyến vú của u vú lành tính và ác tính………….49
Bảng 3.4. Đặc điểm BTMN của u vú lành tính và ác tính. …………………………………50
Bảng 3.5. Liên quan giữa thành phần mô tuyến vú và BTMN. …………………………..50
Bảng 3.6. Đặc điểm hình dạng của u vú. …………………………………………………………51
Bảng 3.7. Đặc điểm bờ của u vú. ……………………………………………………………………52
Bảng 3.8. Đặc điểm bắt thuốc của u vú. ………………………………………………………….53
Bảng 3.9. Giá trị chẩn đoán của CHT hình thái………………………………………………..54
Bảng 3.10. Đặc điểm bắt thuốc pha đầu của u vú……………………………………………..54
Bảng 3.11. Tỉ lệ các dạng đường cong động học ở pha muộn…………………………….55
Bảng 3.12. Giá trị chẩn đoán của CHT động học. …………………………………………….56
Bảng 3.13. Giá trị chẩn đoán của CHT khuếch tán……………………………………………61
Bảng 3.14. Giá trị chẩn đoán của CHT hình thái–động học. ………………………………63
Bảng 3.15. Giá trị chẩn đoán của CHT hình thái–khuếch tán. ……………………………64
Bảng 3.16. Kết hợp CHT hình thái với CHT động học và CHT khuếch tán…………64
Bảng 4.1. So sánh giá trị chẩn đoán của CHT hình thái giữa các nghiên cứu……….72
Bảng 4.2. So sánh giá trị chẩn đoán của bắt thuốc pha đầu giữa các nghiên cứu…..73
Bảng 4.3. So sánh giá trị chẩn đoán của đường cong động học giữa các nghiên cứu.
…………………………………………………………………………………………………………75
Bảng 4.4. So sánh giá trị chẩn đoán của CHT khuếch tán giữa các nghiên cứu…….80
.
.i
Bảng 4.5. So sánh giá trị chẩn đoán của CHT hình thái–động học giữa các nghiên
cứu……………………………………………………………………………………………………81
Bảng 4.6. So sánh giá trị chẩn đoán của CHT hình thái–động học–khuếch tán giữa
các nghiên cứu……………………………………………………………………………………82
Bảng 4.7. So sánh giá trị chẩn đoán của các phương pháp CHT trong nghiên cứu. 8
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số thứ tự Tên hình Trang
Hình 1.1. Giải phẫu các thành phần của tuyến vú……………………………………………….5
Hình 1.2. Hình ảnh X quang vú 3D và 2D……………………………………………………….11
Hình 1.3. Đường cong bắt thuốc thu được từ CHT siêu nhanh. ………………………….18
Hình 1.4. Hình xóa nền và CAD…………………………………………………………………….19
Hình 2.1. Bắt thuốc mô nền trên hình T1W sau tiêm thuốc TPT. ……………………….31
Hình 2.2. Biểu đồ pha đầu và pha muộn của CHT động học. …………………………….34
Hình 2.3. Hình ảnh bắt thuốc pha đầu của u lành tính……………………………………….34
Hình 2.4. Đường cong động học của u vú ác tính……………………………………………..35
Hình 2.5. Hình ảnh CHT khuếch tán của u vú ác tính. ………………………………………35
Hình 2.6. Hình ảnh CHT khuếch tán của u vú lành tính…………………………………….36
Hình 2.7. Máy CHT Skyra, 3 Tesla và coil vú của hãng Siemens tại bệnh viện Chợ
Rẫy. ………………………………………………………………………………………………….37
Hình 3.1. Đường cong dạng đào thải của tổn thương vú ác tính.. ……………………….56
Hình 3.2. Đường cong dạng tịnh tiến của tổn thương vú lành tính. …………………….57
Hình 3.3. Đường cong động học dạng đào thải của tổn thương lành tính. ……………58
Hình 3.4. Đường cong động học dạng tịnh tiến của tổn thương ác tính……………….59
Hình 3.5. Hình ảnh khuếch tán điển hình của u vú lành tính………………………………61
Hình 3.6. Hình ảnh khuếch tán điển hình của u vú ác tính. ………………………………..62
Hình 3.7. Trường hợp giá trị ADC cho kết quả âm tính giả. ………………………………62
Hình 3.8. Trường hợp giá trị ADC cho kết quả dương tính giả…………………………..63
Hình 4.1. Hình ảnh mất tín hiệu của ADC (signal blackout). …………………………………..79
Hình 4.2. Hình ảnh T2 chiếu qua (T2 shine-through)………………………………………………7
Nguồn: https://luanvanyhoc.com